Top 12 Thói quen có hại cho sức khỏe ai cũng nên biết

Thảo TP 390 0 Báo lỗi

Ai cũng hi vọng bản thân sống trường thọ, tuy nhiên, để sống thọ, trước hết phải đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nhất định ... xem thêm...

  1. Top 1

    Ăn quá no

    Dạ dày là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng nếu bạn ăn quá no. Mỗi ngày, dạ dày tiết khoảng 8.000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá no, dạ dày phải căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn ở trong dạ dày không tiêu hóa hết. Từ đó sẽ khiến dạ dày bị ứ đọng, gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, khi thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa hết sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố có hại cho sức khỏe. Những độc tố này sau khi bị hấp thụ trong quá trình dài sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, tư duy chậm chạp.


    Đối với thức ăn giàu đạm và chất béo sẽ rất khó tiêu hóa. Do đó, các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ chuyển thành mỡ và dẫn đến béo phì, tiểu đường. Mà béo phì sẽ dẫn đến nhiều bệnh về tim mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch và hàng trăm căn bệnh đáng sợ khác. Việc ăn quá no sẽ khiến não phản ứng chậm chạp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tế bào não. Khi lượng thức ăn quá nhiều, máu trong cơ thể sẽ dồn về dạ dày và ruột để làm việc, lúc này máu ở trên não giảm khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, vật vờ và muốn được ngủ.

    Ăn quá nhiều và quá no
    Ăn quá nhiều và quá no
    Ăn quá no không tốt cho sức khỏe, có nguy cơ béo phì
    Ăn quá no không tốt cho sức khỏe, có nguy cơ béo phì

  2. Top 2

    Nhịn ăn sáng

    Bữa ăn sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày, đây là bữa ăn đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngưng ăn 10 - 12 tiếng đồng hồ, từ bữa ăn tối hôm trước nên cơ thể rất cần được nạp năng lượng. Thông thường, chúng ta hoạt động nhiều vào buổi sáng, nên để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống, cơ thể rất cần được cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất. Việc nhịn ăn sáng về lâu dài sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe. Nhịn ăn sáng ảnh hưởng đến công việc. Không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.


    Nhịn ăn sáng suy giảm khả năng miễn dịch do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Vì thế, ăn sáng đều đặn giúp sự trao đổi chất diễn ra đều đặn và thuận lợi hơn. Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

    Nhịn ăn sáng không tốt cho sức khoẻ
    Nhịn ăn sáng không tốt cho sức khoẻ
    Nhịn ăn sáng suy giảm khả năng miễn dịch
    Nhịn ăn sáng suy giảm khả năng miễn dịch
  3. Top 3

    Uống nhiều nước sau khi ăn no

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đủ nước giúp cơ thể tăng sức đề kháng và phòng tránh các loại bệnh thông thường. Uống một chút nước trước bữa ăn sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Hãy nhớ chỉ uống một lượng nước nhỏ để tránh cảm giác quá no, đầy bụng khiến bạn ăn ít thức ăn. Ngoài ra, uống nước trong bữa ăn cũng được coi là tốt, vì nó làm tăng thêm độ ẩm cho thực phẩm, giúp cơ thể tránh các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột như táo bón. Uống nước luôn có lợi. Tuy nhiên, uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm loãng lượng enzyme tiêu hóa trong cơ thể, khiến cơ thể gặp khó khăn khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn bạn vừa hấp thụ


    Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định uống nước ngay sau bữa ăn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể; làm gián đoạn thời gian thực tế cần để tiêu hóa thức ăn do dịch vị dạ dày bị pha loãng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua. Khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể chưa được tiêu hóa. Hàm lượng glucose từ thức ăn sẽ được chuyển thành chất béo và lưu trữ trong cơ thể, dẫn tới sự gia tăng mức insulin, tăng lượng đường trong máu và gây ra chứng béo phì, tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng và y khoa cũng đưa ra lời khuyên về việc uống nước đúng cách, tốt nhất là hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể!

    Uống nhiêu nước sau ăn
    Uống nhiêu nước sau ăn
    Uống nhiều nước sau khi ăn no không tốt cho sức khoẻ
    Uống nhiều nước sau khi ăn no không tốt cho sức khoẻ
  4. Top 4

    Chỉ uống nước trái cây

    Không chỉ bổ sung nước, nước ép trái cây còn cung cấp hàm lượng lớn các vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện làn da và hỗ trợ quá trình giảm cân. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn uống bao nhiêu nước ép cũng được, uống loại nào cũng tốt. Thay vì uống theo sở thích hoàn toàn thì bạn cần cân bằng giữa sở thích, thể trạng và lợi ích mà nước ép mang đến cho sức khỏe. Cụ thể đối với người bị tiểu đường, tùy từng tình trạng bệnh mà bạn có thể sử dụng nước ép hay không, do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đối với người bình thường, có thể uống nhiều loại nước ép khác nhau, tuy nhiên nên ưu tiên những loại nước ép trái cây ít đường nhưng vẫn giàu vitamin, các chất chống oxy hóa.


    Mục đích chính của nước ép trái cây là để cải thiện tình trạng sức khỏe. Vậy nên, chất lượng trái cây đóng vai trò tiên quyết quyết định việc bạn uống nước ép mỗi ngày có tốt không? Nhất là trước tình trạng trái cây tồn dư hóa chất, kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng đang bày bán tràn lan trên thị trường như hiện nay, sử dụng các loại trái cây này càng nhiều thì nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm càng cao. Lời khuyên là các bạn nên tìm mua các loại trái cây tươi, sạch có nguồn gốc rõ ràng để làm nước ép, tốt hơn hết nên ưu tiên trái cây hữu cơ - dòng trái cây không có sự can thiệp của hóa chất, canh tác thuần tự nhiên dưới sự kiểm định của các tổ chức hữu cơ. Để tránh cơ thể nạp nhiều đường thì mỗi ngày, mỗi người chỉ nên uống từ 150ml - 200ml nước ép trái cây mỗi ngày bạn nhé.

    Chỉ uống nước trái cây
    Chỉ uống nước trái cây
    Chỉ nên uống khoảng 150ml - 200ml nước ép trái cây mỗi ngày
    Chỉ nên uống khoảng 150ml - 200ml nước ép trái cây mỗi ngày
  5. Top 5

    Ăn thực phẩm hun khói

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt hun khói, giăm bông và thịt xúc xích là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư, được xếp hàng ngang với hút thuốc lá. Điều này đã đưa các loại thịt chế biến và hun khói lên cùng hạng các yếu tố nguy cơ liên quan tới ung thư quan trọng khác như asbestos, rượu, arsenic và thuốc lá. Lý do tại sao đến nay người ta chưa rõ, chưa có đủ bằng chứng khoa học, nhưng các nhà khoa học nhận thấy rằng các loại thịt chế biến này có mối liên quan tới ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyến cáo rằng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tụy và ung thư tiền liệt tuyến.


    Các món khoái khẩu như thịt hun khói, giăm bông và thịt xúc xích rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là Úc và Mỹ, và một số nước khác. Theo các nhà dinh dưỡng khẳng định, thịt nằm trong nhóm thực phẩm cung cấp protein - không nên ăn quá nhiều. Nếu sử dụng thịt hun khói vừa đủ như một thức ăn để đa dạng dinh dưỡng thì không có vấn đề gì nhưng sử dụng quá nhiều, với liều lượng cao thì sẽ rất nguy hiểm với bất cứ ai. Trong thịt xông khói có chứa chất béo bão hòa góp phần làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường và tăng cân không lành mạnh. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

    Thịt hun khói
    Thịt hun khói
    Thịt hun khói tiềm ẩn nguy cơ ung thư
    Thịt hun khói tiềm ẩn nguy cơ ung thư
  6. Top 6

    Ăn đũa sơn

    Hiện nay, nhiều nhà sản xuất dùng các loại sơn sử dụng như lớp bảo vệ bên ngoài đũa để tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ. Các loại sơn này đều độc hại, mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất mà họ sử dụng. Dù có dùng sơn ta, là vật liệu tự nhiên, thì vẫn phải có dung môi để hòa tan. Dung môi là dầu thực vật thì lâu tan, không có hại nhưng lại rất mất thời gian và sản xuất công phu. Vì vây, để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, một số nhà sản xuất sử dụng dung môi hữu cơ giúp sơn tan nhanh, quá trình sơn phủ nhanh và dễ dàng hơn, giá thành rẻ hơn nhiều thì sẽ độc hại hơn.


    Về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên bát đĩa hay đũa bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng trong thực phẩm. Sơn và vecni là các hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khoẻ con người. Vì sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra trong quá trình nấu nướng, ăn uống hàng ngày sẽ ngấm vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nên tốt nhất là không sử dụng loại đũa sơn. Các gia đình nên dùng đũa tre, đũa gỗ và dừa, để mộ không sơn phủ ngoài bóng bẩy hoặc có những màu sắc trông không thật. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, nên rửa kỹ với nước rửa bát, hoặc có thể dùng cồn để lau sạch lớp hóa chất bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch, hoặc luộc lên.

    Đũa sơn
    Đũa sơn
    Không nên dùng đũa sơn
    Không nên dùng đũa sơn
  7. Top 7

    Uống trà sau khi ăn

    Một nghiên cứu được chỉ ra trên tạp chí The Healthy Site cho biết hãy từ bỏ thói quen uống trà ngay sau khi ăn nếu bạn muốn cơ thể mình luôn khoẻ mạnh. Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. Tổ hợp chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu. Tanin khi kết hợp với protein có trong các thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tanin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.


    Dùng trà đặc sau bữa ăn trong thời gian dài khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến các triệu chứng như da xanh tái, chóng mặt, run, mệt mỏi… Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày. Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn. Một cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.

    Trà đặc
    Trà đặc
    Không nên uống trà ngay sau bữa ăn
    Không nên uống trà ngay sau bữa ăn
  8. Top 8

    Uống trà quá đặc

    Trà đặc và cà phê giống nhau ở chỗ có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo. Cho nên, lời khuyên cho mọi người là không nên uống trà đặc trước khi ngủ, bởi vì chúng sẽ khiến ta ngủ không sâu giấc, cà phê cũng giống như vậy. Mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nghỉ ngơi, nghỉ ngơi không tốt thì ngày hôm sau chẳng còn tâm trạng nào để mà làm việc nữa, đồng hồ sinh học của chúng ta ít nhiều cũng sẽ bị biến đổi. Từ đó gây ra những vấn đề về sức khỏe. Ngủ không ngon cũng sẽ ảnh hưởng đến thận. Thận không hoạt động tốt cũng sẽ khiến chúng ta mất ngủ, liên tục tác động xấu lên toàn bộ các bộ phận trên cơ thể.


    Uống quá nhiều trà đặc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân, các hormones có trong trà sẽ kích thích dịch dạ dày tiết ra, khiến hệ tiêu hóa hoạt động mạnh, mau có cảm giác đói. Việc này không hề phù hợp với những người đang giảm cân. Những người đang trong giai đoạn này có thể uống một ít trà nhạt để duy trì sức khỏe, đừng uống quá nhiều trà đặc sẽ làm giảm hiệu quả giảm cân. Chất cặn bã không được tống hết ra khỏi ruột, dẫn đến táo bón hoặc sẽ bị táo bón trầm trọng hơn. Tóm lại, dùng trà nhạt thay nước để uống còn có thể tạm chấp nhận, còn nếu dùng trà đặc thì sớm muộn cũng sẽ dẫn đến những mối nguy khó lường trước được do đó nên hạn chế việc thường xuyên uống trà đặc.

    Uống trà đặc
    Uống trà đặc
    Uống quá nhiều trà đặc không tốt cho sức khỏe
    Uống quá nhiều trà đặc không tốt cho sức khỏe
  9. Top 9

    Uống quá nhiều rượu, bia

    Gan là cơ quan nội tạng rất quan trọng của con người. Cũng như tim và thận vậy, chúng ta có thể thiếu lách, thiếu dạ dày, nhưng không thể thiếu gan hay tim, thận. Trước hết, uống rượu bia nhiều có thể khiến gan nhiễm mỡ. Những người uống rượu thường xuyên thường có gan nhiễm mỡ, do đó ảnh hưởng đến chức năng gan. Có một tỷ lệ người uống rượu hình thành các sẹo xơ trong gan, rồi dẫn đến xơ gan, một loại tổn thương gan tiến triển, không thể đảo ngược lại được, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan cũng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng. Khi tâm trạng buồn chán, nhiều người thường hay tìm đến rượu để giải tỏa, có thể nhất thời rượu giúp bạn giải sầu, nhưng cuối cùng nó càng khiến bạn phiền não thêm. Người ta uống rượu vì sầu, nhưng càng uống lại càng thêm sầu, nhiều người không thoát khỏi vòng xoáy này, chìm sâu trong men rượu mà không thoát ra được.

    Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác.
    Gần 1/3 các ca tự tử là có liên quan đến rượu. Cồn có ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, tất nhiên cũng làm biến đổi não bộ, và sự biến đổi này không như say xong rồi trở lại như bình thường, nó là không thể đảo ngược. Cồn ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh, theo chiều hướng khiến người đó ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm, căng thẳng và đặc biệt là tính cách xấu xa hơn. Rượu có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng năng sinh sản của nam giới, nó gây rối loạn cương dương tạm thời. Uống rượu cũng làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới, dù là uống lượng nhỏ rượu, mặc dù các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân vì sao. Uống nhiều rượu kéo dài cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc làm ngừng rụng trứng. Những phụ nữ uống nhiều rượu khi mang thai cũng dễ bị sảy hơn và uống nhiều rượu bia sẽ gây nguy cơ ung thư.

    Uống quá nhiều rượu
    Uống quá nhiều rượu
    Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác
    Uống rượu thường xuyên có liên quan với trầm cảm, lo âu và nhiều vấn đề tinh thần khác
  10. Top 10

    Ngủ quá nhiều

    Ngủ nhiều làm cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng, nguy cơ gây bệnh béo phì, đau đầu, trầm cảm, bệnh tim. Theo WedMD, các nhà khoa học cho biết, thời lượng giấc ngủ thay đổi đáng kể trong cuộc đời mỗi con người, phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động cũng như lối sống. Trong thời gian căng thẳng hoặc bệnh tật, nhiều người có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên dù lý do gì, người lớn chỉ nên ngủ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Ngủ nhiều hơn thời gian này, cơ thể có khả năng bị rối loạn, lâu dần sẽ dẫn đến trạng thái muốn ngủ nhiều hơn, buồn ngủ cực độ, kể cả khi đã ngủ trưa. Nghiên cứu cho thấy ngủ nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và có liên quan đến các vấn đề về mất trí nhớ. Ngoài ra, con người khi ngủ nhiều khiến cơ quan hô hấp bị tắc nghẽn, dẫn đến nhu cầu ngủ tăng lên, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường. Các nguyên nhân khác đến từ việc sử dụng rượu hoặc các loại thuốc an thần... cũng khiến cơ thể ngủ nhiều hơn, gây hại cho sức khỏe.


    Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể khiến cơ thể tăng cân. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ngủ 9 - 10 giờ mỗi đêm có khả năng bị béo phì nhiều hơn 21% so với người ngủ từ 7 - 8 giờ, ngay cả khi bạn ăn ít và tập thể dục thường xuyên. Các nhà nghiên cứu tin rằng đau đầu là do tác dụng của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin. Ngủ quá nhiều trong ngày sẽ phá vỡ giấc ngủ ban đêm, dẫn tới tình trạng đau đầu vào buổi sáng hôm sau. Khoảng 15% người bị trầm cảm có xu hướng ngủ nhiều. Điều này càng làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Theo các nhà khoa học, thói quen ngủ thường xuyên rất quan trọng đối với quá trình phục hồi bệnh. Nhiều nghiên cứu phát hiện những người ngủ quá 9 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể. Mặc dù không có lý do cụ thể dẫn đến kết luận này, các nhà nghiên cứu nhận thấy trầm cảm và tình trạng kinh tế xã hội thấp làm con người ngủ nhiều hơn, dẫn đến bệnh diễn biến phức tạp, gia tăng tỷ lệ tử vong.

    Ngủ nhiều dẫn đến mệt mỏi
    Ngủ nhiều dẫn đến mệt mỏi
    Ngủ nhiều làm cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng, nguy cơ gây bệnh béo phì, đau đầu, trầm cảm, bệnh tim
    Ngủ nhiều làm cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng, nguy cơ gây bệnh béo phì, đau đầu, trầm cảm, bệnh tim
  11. Top 11

    Hút thuốc lá

    Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; Mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông. Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Qua phân tích cho thấy, trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.


    Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: Tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập... Bệnh ung thư, chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), ung thư vòm họng, miệng, thực quản (hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao), ung thư ruột... Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc. Bệnh hô hấp, bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ.

    Hút thuốc lá
    Hút thuốc lá
    Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh
    Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh
  12. Top 12

    Đi giày quá cao

    Tác hại đầu tiên kể đến là ảnh hưởng đến xương gai cột sống. Khi đi giày cao gót, cơ thể luôn bị ngả về phía trước từ đó cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để đứng thẳng. Nếu việc này thường xuyên diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức. Phần lớn giầy cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau, lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Nếu trầm trọng, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày gót thấp, có độ rộng hợp lý.


    Một trong những tác hại của giày cao gót có thể kể đến là căn bệnh về khớp. Khi đi giày cao gót, dáng đi của chị em sẽ không như bình thường, điều này làm tăng sức ép lên đầu gối khoảng 26%. Việc bạn dễ đau nhức đầu gối nếu đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ thường xuyên xảy ra. Nếu đi giày cao gót liên tục và thường xuyên, gót chân có thể phát sinh khối u đau nhức. Bởi sức đè ép sẽ làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi dịch, đau ở gót chân, gây lồi xương vĩnh viễn. Nên thay bằng giày thấp gót, nếu đau thì nên chườm nước đá, điều trị chấn thương chỉnh hình và dùng đệm gót chân. Theo nghiên cứu, có tới 25% phụ nữ đi giầy cao gót, nhất là nhóm giày siêu cao trong thời gian dài. Từ đó, dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra.

    Đi giày quá cao
    Đi giày quá cao
    Một trong những tác hại của giày cao gót có thể kể đến là căn bệnh về khớp
    Một trong những tác hại của giày cao gót có thể kể đến là căn bệnh về khớp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy