Gà trống

Ngày Tết là ngày đoàn tụ của các gia đình. Trong mâm cơm sum vầy ngày Tết của người dân miền Bắc, ngoài bánh chưng xanh, dưa hành, thịt mỡ thì món thịt gà trống là một món ăn không thể thiếu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, đây còn là món ăn có giá trị văn hóa tâm linh rất lớn. Sở dĩ người ta dùng gà trống bởi gà trống thể hiện tư duy lưỡng hợp của cư dân nông nghiệp, thể hiện cho tầm cao, cho ánh sáng ban ngày, sự sống. Sau khi dâng cúng tổ tiên, cả gia đình sum vầy cùng thụ lộc và thưởng thức bữa cơm ngày Tết. Khi dâng cúng tổ tiên, việc dâng cả con gà, cả bộ chân, bộ lòng đề cao tấm lòng trọn vẹn của con cháu với tổ tiên. Khi con cháu hưởng lộc, đó cũng là lộc từ tổ tiên trực tiếp ban xuống.


Sự oai phong, lẫm liệt của gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của võ, khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy là biểu tượng cho nhân; ngày nào cũng gáy đúng giờ thể hiện cho tín. Khi tặng gà trống cho cha mẹ, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều chàng rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận. Ngày nay, người ta không tặng nhau gà trống nữa nhưng tranh gà trống có lẽ là một sự thay thế hoàn hảo.

Gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp
Gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp
Cúng thịt gà trống trong những ngày lễ Tết trở thành phong tục của người dân Việt Nam từ nhiều năm nay
Cúng thịt gà trống trong những ngày lễ Tết trở thành phong tục của người dân Việt Nam từ nhiều năm nay

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy