Top 20 Phong tục Tết cổ truyền của người Việt Nam

Vũ Minh Hoàng 1277 0 Báo lỗi

Năm mới đã sắp đến gần. Đây cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau sau một năm làm việc, học hành vất vả. Và nhắc đến Tết, có những phong tục cổ truyền mà ... xem thêm...

  1. Một năm trôi qua với biết bao lo toan, bộn bề và khoảng thời gian năm mới sắp đến chính là thời điểm để dọn dẹp nhà cửa đón tết. Niềm vui của năm mới sẽ không được trọn vẹn nếu như những bừa bộn của năm cũ vẫn còn vương vấn như mùi ẩm mốc hay mạng nhện.


    Vì vậy việc dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ mạng nhện hay những mùi ẩm mốc là vô cùng cần thiết. Để một năm mới được vạn sự như ý, mọi điều may mắn thì trước hết nhà cửa phải sạch sẽ, tinh tươm. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa như một lời chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng.


    Theo như văn hóa và phong tục của người Việt thì thần tài sẽ gõ cửa những ngôi nhà tinh tươm, sạch sẽ trong những ngày đầu của năm mới. Không chỉ dừng ở đó, trên thực tế những ngôi nhà được dọn dẹp sạch sẽ hay sắp xếp ngăn nắp sẽ khiến gia chủ cảm thấy tự tin hơn khi mời những người thân, bạn bè đến chơi nhà. Và ngược lại, những vị khách được mời cũng sẽ cảm thấy được sự tôn trọng từ chủ nhà.

    Dọn dẹp nhà cửa
    Dọn dẹp nhà cửa
    Dọn dẹp nhà cửa
    Dọn dẹp nhà cửa

  2. Theo truyền thống từ xa xưa được truyền lại từ đời này sang đến đời khác, người Việt Nam quan niệm cuối năm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian.


    Chính vì vậy, ngày 23 tháng chạp hằng năm, các gia đình Việt Nam thường có phong tục cúng ông Táo và cũng bắt đầu từ ngày này, mọi gia đình đều chuẩn bị sắm sửa để đón chào năm mới. Theo sự tích xưa vào ngày này ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng mọi hoạt động năm qua ở dưới hạ giới; Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của gia đình thông qua căn bếp. Để đảm bảo việc ông Táo lên chầu được đúng giờ các gia đình thường dọn dẹp bếp núc, nhà cửa sạch sẽ và phóng sinh cá chép xuống sông để Táo quân cưỡi lên thiên đình. Tùy từng miền, mà lễ cúng ông Công ông Táo có nhiều nét đặc trưng.


    Cũng chính vì phong tục này mà hằng năm vào 30 tết, chúng ta thường ngồi xem những vở hài kịch mô tả buổi báo cáo của các táo quân trầu trời qua chương trình "gặp nhau cuối năm". Đây có lẽ là nét đẹp truyền thống khắc sâu trong tâm trí của người Việt từ già tới trẻ nhỏ.

    Cúng ông Công ông Táo
    Cúng ông Công ông Táo
    Ngày 23 tháng chạp mọi năm là ngày cúng ông Công ông Táo
    Ngày 23 tháng chạp mọi năm là ngày cúng ông Công ông Táo
  3. Ở Hà Nội chúng ta thường ít nhìn thấy cây nêu, nhưng nó lại là một phong tục gần như bắt buộc phải có ở nhiều địa phương. Cây nêu thực ra là một cây tre cao từ 5 đến 6 mét. Trên ngọn cây nêu có treo nhiều thứ như: vàng mã, bùa trừ tà, hình cá chép giấy (cho ông Táo cưỡi về trời), cành xương rồng, bầu rượu bện từ rơm, vải điều màu đỏ, những chiếc khánh... Khi có gió thổi qua, ngọn cây nêu sẽ tạo ra tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai và tràn đầy không khí của ngày Tết.


    Nhiều nơi quan niệm những vật treo ở đầu cây nêu cộng với tiếng kêu leng keng báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nhà đã có chủ, không được phép quấy nhiễu. Người ta còn đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới và xua đuổi ma quỷ cùng những điều không may mắn của năm cũ. Ở một số địa phương người dân còn treo đèn lồng ở cây nêu vào buổi tối để dẫn đường cho tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Cây nêu thường được dựng từ ngày 23 (ngày cúng ông Công, ông Táo). Dân gian quan niệm từ ngày 23 đến đêm giao thừa vắng mặt các Táo, ma quỷ sẽ thừa cơ đến quấy nhiễu gia đình. Vì thế cây nêu có tác dụng trừ tà và xua đuổi ma quỷ.

    Cây nêu thường rất cao, từ 5 đến 6 mét
    Cây nêu thường rất cao, từ 5 đến 6 mét
    Ở đầu cây nêu treo những thứ như: bùa trừ tà, khánh, vải điều, cá chép, vàng mã...
    Ở đầu cây nêu treo những thứ như: bùa trừ tà, khánh, vải điều, cá chép, vàng mã...
  4. "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ" - câu nói mà bất cứ người Việt nào cũng biết. Từ xa xưa, câu đối đã được các nho học cho tới những người bình dân sử dụng để trang hoàng nhà cửa. Gần như là nhà nào cũng sẽ treo trên tường một câu đối được viết trên giấy đỏ. Ngày nay quan niệm cũng mở rộng hơn, người ta có thể trang hoàng nhà cửa ngày Tết bằng những bức tranh, hoặc bộ 4 câu đối... Đây cũng là một nét đẹp từ xa xưa trong phong tục cổ truyền Tết của người Việt chúng ta.


    Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào. Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết đến người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi… để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp. Câu đối này thường được viết bằng chữ Nho, mực vàng hoặc đen trên nền giấy đỏ - tượng trưng cho sự may mắn. Ngày nay có thể dễ dàng mua được những câu đối tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, được viết rất đẹp và nắn nót bởi những thầy đồ cao tuổi.

    Câu đối thường được viết bằng chữ nho, mực đen trên nền giấy đỏ
    Câu đối thường được viết bằng chữ nho, mực đen trên nền giấy đỏ
    Dễ dàng bắt gặp cảnh các ông đồ lớn tuổi viết câu đối tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Dễ dàng bắt gặp cảnh các ông đồ lớn tuổi viết câu đối tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
  5. Người dân Việt Nam thưởng thức hương vị Tết truyền thống bằng nhiều thú vui khác nhau và rất đa dạng. Mọi người thường truyền tai nhau cụm từ “ăn Tết” bao hàm rất nhiều ý nghĩa như đón Tết, chơi Tết, chúc Tết, mừng tuổi Tết... Trong không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đầy đủ về vật chất và tinh thần có một thú vui mà có lẽ bất cứ ai, từ già đến trẻ đều rất thích: đi chợ Tết.


    Nhắc đến chợ Tết là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui hơn, tấp nập và hối hả. Từ người bán đến người mua ai cũng bận rộn, tiết kiệm thời gian để về trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi bước sang năm mới. Phiên chợ ngày Tết luôn đặc biệt hơn so với ngày thường và được bố trí ở những nơi rộng rãi, dễ dàng bắt gặp những cành đào,chậu hoa, quất cảnh được bày bán bên cạnh những thực phẩm thường ngày. Ngoài mục đích mua sắm, người ta còn đến phiên chợ Tết để đón không khí tấp nập của những ngày cận kề tết, để dạo quanh thị trường thăm thú những mặt hàng mới lạ, độc đáo. Họ đi chợ tết cũng là để gặp gỡ nhau, hỏi han nhau về việc chuẩn bị Tết trong gia đình, tận hưởng bầu không khí háo hức đón Tết. Đi chợ ngày Tết đã trở thành một nét đẹp trong phong tục cổ truyền ngày Tết của người Việt Nam. Và cũng không khó để bắt gặp những bạn trẻ chụp ảnh bên những phiên chợ tết, bên cây đào cây quất với nét đẹp rạng ngời.


    Mua đồ chuẩn bị cho những ngày Tết không hẳn bởi vì cần, mà nó trở thành thói quen của người Việt. Ai nấy cũng mong muốn mua sắm thật thật đầy đủ tươm tất cho gia đình để đón khách.

    Chợ Tết dễ nhận thấy với sự xuất hiện của đào, quất, hoa
    Chợ Tết dễ nhận thấy với sự xuất hiện của đào, quất, hoa
    Chợ Tết
    Chợ Tết
  6. Tết Nguyên Đán luôn được xem là ngày lễ quan trọng nhất của một năm. Đây cũng là dịp để mọi người biết về sự đổi mới của đất trời để chào đón năm mới. Vì thế, ai cũng tạo cho mình những niềm vui để cuộc sống thêm phần ý nghĩa và tốt đẹp.


    Tết Nguyên Đán cũng là khoảng thời gian mọi người trong gia đình sum họp. Con cháu có thể tỏ lòng biết ơn và đền đáp những đấng sinh thành cũng như tổ tiên của mình. Mọi người có thể tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống mà thay vào đó là những thú vui tao nhã cho tâm hồn. Chơi hoa, chưng cây kiểng ngày Tết là một trong những thú vui thanh nhã đó. Những bông hoa đa dạng về sắc hương chính là biểu tượng của cái đẹp, của nhựa sống tràn trề viên mãn ngày xuân. Tùy theo sở thích mà người ta có thể lựa chọn những loại hoa khác nhau để trưng bày trong nhà dịp Tết. Trong đó 2 loại hoa đặc trưng nhất là hoa mai ở miền Nam và hoa Đào ở miền Bắc. Ngoài ra các gia đình còn chơi cây quất một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, hay hoa cúc, hoa thọ… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.


    Ngoài đào, quất, mai vàng đặc trưng, các gia đình còn thường có thêm các loại hoa như: hoa lay ơn, cúc vạn thọ, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cát tường...

    Chơi hoa dịp Tết
    Chơi hoa dịp Tết
    Chơi hoa dịp Tết
    Chơi hoa dịp Tết
  7. Phong tục gói bánh chưng ở nước ta gắn với truyền thuyết từ thời Vua Hùng mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn với thời gian. Trải qua ngàn năm Bắc thuộc và thời kỳ đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết vẫn không hề mai một trong tâm thức mỗi người dân đất Việt.

    Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên.


    Trong xã hội hiện đại nhiều phong tục truyền thống dần bị mai một, nhưng một tập quán xa xưa vẫn được người Việt lưu giữ tới nay và mãi về sau đó là tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết. Một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, khi mọi người cùng nhau bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy, ấm áp và đoàn tụ.


    Ngày nay cứ mỗi dịp tết về nhà nhà gói bánh chưng, bánh tét là nét truyền thống đẹp của dân tộc ta. Trẻ con chỉ cần thấy nhà có lá dong, có lạt, là không khí tết đã tràn về.

      Bánh chưng
      Bánh chưng
      Gói bánh chưng
      Gói bánh chưng
    1. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên hay để trong phòng khách là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý. Mâm ngũ quả mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.


      Thông thường để chuẩn bị chu đáo cho mâm ngũ quả thường có đầy đủ 5 loại quả, 5 màu sắc khác nhau. Mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Với mâm ngũ quả thì từ “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh. Gia chủ khi bày mâm ngũ quả thường chuẩn bị 5 loại quả với 5 màu sắc tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, "ngũ" còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên). Từ Bắc vào Nam, các loại trái cây dùng để bày trên mâm ngũ quả rất đa dạng, với nhiều biểu tượng thể hiện mong muốn của gia chủ.

      Bày mâm ngũ quả
      Bày mâm ngũ quả
      Bày mâm ngũ quả
      Bày mâm ngũ quả
    2. Ngoài việc chuẩn bị sắm sửa lau dọn nhà cửa đón tết thì người Việt có một nét đẹp truyền thống đáng quý đó là nhớ về cuội nguồn, về tổ tiên. Vào những ngày giáp tết từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình thường tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên.


      Những ngày cận kề năm mới con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân đã khuất của mình. Đây là một phong tục truyền thống thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.


      Với mục đích dọn dẹp, làm sạch, nhiều gia đình đã sơn sửa, quét dọn lại mồ mả người đã khuất trong gia đình. Sau đó, họ thắp nhang thành kính mời tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết cùng gia đình, con cháu cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới.

      Thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết
      Thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết
      Thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết
      Thăm mộ tổ tiên và mời tổ tiên về ăn tết
    3. Lễ cúng tất niên là phong tục lâu đời và mang đậm nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam, với ý nghĩa hoàn tất năm cũ và chào đón năm mới. Các gia đình báo cáo lên bề trên những gì được, mất trong năm nay, về những gì chưa làm được và mong muốn năm sau sẽ hoàn thành tốt. Đây cũng là dịp để mọi người hưởng thụ, nghỉ ngơi và tận hưởng thành quả của cả năm qua.


      Lễ cúng tất niên cũng là lúc để gia đình và người thân đoàn tụ sau những tháng ngày lặn lội mưu sinh, tạm thời gác lại những áp lực, cùng nhau tận hưởng không khí đoàn viên ấm áp.


      Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp, thường gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết). Năm nay, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch.

      Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 26, 27, 28 hoặc 29 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.

      Để cúng tất niên, các gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất để dâng lên gia tiên và những người đã khuất trong gia đình. Sau khi hạ lễ, mọi người sum vầy bên mâm cơm. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới. Sau bữa cơm tất niên, mọi người chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.

      Cúng tất niên
      Cúng tất niên
      Cúng tất niên
      Cúng tất niên
    4. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch hoặc "tống cựu nghinh tân" nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và đón chào các vị Thần linh của năm mới. Chính vì thế, nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt Nam với quan niệm nghênh đón tài thần, cầu một năm bình an, may mắn.

      Vào thời khắc chuyển giao, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng với ý nghĩa trừ hết những điều không may của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới.


      Theo các chuyên gia phong thủy, nghi lễ cúng giao thừa năm Quý Mão 2023 nên được tiến hành vào giờ Tý (tức 11 giờ đêm) hoặc thời điểm tốt nhất là giờ chính Tý (0 giờ đêm) và kết thúc trước 1 giờ sáng, ngày mùng 1 Tết.


      Bởi trước 1 giờ sáng là lúc các vị thần cũ bàn giao công việc cho vị thần mới. Do đó, bạn nên cúng giao thừa vào khoảng thời gian 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Người Việt thường làm hai mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà.

      Cúng giao thừa
      Cúng giao thừa
      Cúng giao thừa
      Cúng giao thừa
    5. Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Ba ngày tết, thì có lẽ đêm 30 - đêm giao thừa là ngày mà từ già đến trẻ hồi hộp háo hức chờ đón nhất. Người lớn thì chuẩn bị bữa cơm tất niên hay lễ cúng giao thừa diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.


      Ở hầu hết các nơi thường bắn những màn pháo hoa nhiều màu sắc rực rỡ để tiễn năm cũ và chào đón một năm mới an lành. Lúc này, nhà nhà thường làm những mâm cao cỗ đầy cúng trời đất, gia tiên. Lễ giao thừa diễn ra vào đúng 12h đêm 30 tháng chạp. Đây còn là lễ để “xua đuổi ma quỷ” ra khỏi khu vực nhà mình.

      Mâm cỗ cúng giao thừa.
      Mâm cỗ cúng giao thừa.
      Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa.
      Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa.
    6. Theo quan niệm của người Việt, "xuất hành" - đi ra khỏi nhà đầu năm mới để tìm sự may mắn cho bản thân và gia đình. Xuất hành hái lộc ngày Tết là một phong tục cổ truyền bắt buộc. Trước khi xuất hành người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”.


      Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho họ trong năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Rủ nhau đến chùa, miếu… xin lộc ngay sau thời khắc giao thừa là một truyền thống đẹp của người Việt. Người xuất hành thường chọn hướng và giờ cẩn thận.


      Theo quan niệm của người xưa, giờ lúc ra đi phải được giờ Hoàng đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không được kỵ, không được khắc. Mọi người sau khi xuất hành và hái lộc đầu năm xong mới thực hiện đến các việc khác như: đi trực cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại. Tục "hái lộc" này thường chỉ có ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam không có điều này.

      Xuất hành...
      Xuất hành...
      ... và hái lộc đầu năm là những thói quen không thể thiếu của người Việt
      ... và hái lộc đầu năm là những thói quen không thể thiếu của người Việt
    7. Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.


      Cách chọn tuổi xông đất:

      • Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu.
      • Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ.
      • Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh.
      • Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân.
      • Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giáp – Nhâm.
      • Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý.
      • Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp.
      • Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất.
      • Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính.
      • Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh.

      Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi hợp tuổi với chủ nhà.

      Xông đất
      Xông đất
      Xông đất
      Xông đất
    8. Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.


      Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác, với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những Nhân quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn. Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

      Đi lễ chùa đầu năm
      Đi lễ chùa đầu năm
      Đi lễ chùa đầu năm
      Đi lễ chùa đầu năm
    9. Mừng tuổi ngày đầu năm vốn được coi là nét văn hóa đặc sắc trong Tết Nguyên đán. Mặc dù cách đón Tết nay và Tết xưa đã có ít nhiều thay đổi, nhưng tục lệ này vẫn sẽ luôn được gìn giữ và trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam. Theo tục lệ, người lớn sẽ lì xì cho trẻ em tiền hoặc được bỏ trong một bao giấy đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, chúc hay ăn chóng lớn, khỏe mạnh. Con cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ với lời chúc mạnh khỏe, minh mẫn, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.


      Thời gian mừng tuổi thường bắt đầu từ đêm 30, mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10. Trong suốt những ngày Tết, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất đó là được người lớn nhận được chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết.

      Đây là phong tục đã có từ rất nhiều Quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản....và ở Việt Nam cũng được gìn giữ từ rất lâu đời mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Phong bao lì xì là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, với màu đỏ đặc trưng tựa của màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong năm mới. Đây cũng là màu của tết, của năm mới, màu của niềm hy vọng và sự may mắn.


      Tục mừng tuổi (theo cách gọi miền Bắc) hay lì xì (theo cách gọi của miền Nam Việt Nam) là một tục lệ giàu ý nghĩa mang lại điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ, trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi, người già thì được con cháu lì xì để mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.

      Người lớn sẽ lì xì cho trẻ em với lời chúc hay ăn chóng lớn
      Người lớn sẽ lì xì cho trẻ em với lời chúc hay ăn chóng lớn
      Tiền được để trong bao đỏ, tượng trưng cho sự may mắn của năm mới
      Tiền được để trong bao đỏ, tượng trưng cho sự may mắn của năm mới
    10. Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp lễ có rất nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa được diễn ra nhằm cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn. Trong đó không thể không kể đến tục chúc Tết. Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng, làng xóm, đồng nghiệp sau một năm dài mải mê với công việc không có thời gian quan tâm đến nhau, hỏi han nhau người ta thường chọn đi chúc tết. Qua đó, họ gặp nhau, hỏi thăm và để nói những lời chúc sức khỏe, phát tài lộc, gặp nhiều may mắn trong năm mới, công việc thuận buồm xuôi gió..., hướng về sự tốt lành trong năm mới.


      Người ta thường nói: "Mùng 1 tết cha mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy". Theo truyền thống, sáng ngày mùng một Tết, con cháu tụ họp sum vầy để chúc Tết ông bà, họ hàng, cô dì chú bác. Nếp sống này đã trở thành một phong tục được gìn giữ qua biết bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, thầy cô – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người.


      Đôi khi cả năm bận công việc, học hành, làm ăn nên đến dịp Tết lại là cơ hội để mọi người trong đại gia đình được gặp nhau. Họ bàn chuyện năm cũ năm mới, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp và tăng thêm tình cảm.

      Chúc Tết ngày mùng Một là một truyền thống của người Việt
      Chúc Tết ngày mùng Một là một truyền thống của người Việt
      Gia đình sum vầy, tụ họp nhân dịp Tết đến xuân về
      Gia đình sum vầy, tụ họp nhân dịp Tết đến xuân về
    11. Đã từ rất lâu đời, và không phân biệt giàu sang nghèo hèn, vùng miền... người Việt Nam vẫn có thói quen xin chữ đầu năm. Đây là một phong tục đẹp đầy tính nhân văn của dân tộc, là một nét đẹp về văn hóa cần phải giữ gìn và phát huy. Việc xin chữ đầu năm là việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.


      Các thầy đồ Hán học, Quốc ngữ học sẽ tặng cho người xin cái tâm, cái tài của mình thông qua những nét chữ nắn nót. Người xưa thường không bán chữ, chỉ tặng cho những người có thành tâm muốn xin. Người cho vẫn có lộc, không phải tiền bạc vật chất mà tinh tế hơn rất nhiều.


      Tại Hà Nội, bạn có thể xin chữ của các ông đồ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố Bà Triệu. Các chữ thường được xin trong năm mới như:Tâm, Thành, Nhẫn, Phát, Trí, An, Lộc, Phúc,... Ông đồ sẽ viết bằng chữ Nho, mực đen trên giấy đỏ hoặc vàng rất đẹp.

      Các nét chữ được viết nắn nót bằng mực đen, trên giấy đỏ rất đẹp
      Các nét chữ được viết nắn nót bằng mực đen, trên giấy đỏ rất đẹp
      Ông đồ già thường được tìm đến xin chữ rất nhiều
      Ông đồ già thường được tìm đến xin chữ rất nhiều
    12. Theo truyền thống, lễ hóa vàng được tiến hành khi kết thúc Tết. Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tại nhiều vùng ở Đồng bằng Bắc Bộ, người Việt có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.

      Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng, người ta kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.

      Hóa vàng
      Hóa vàng
      Hóa vàng
      Hóa vàng
    13. Vào dịp Tết cổ truyền người Việt rất quan tâm đến những điều kiêng kỵ đầu năm với mong muốn và hy vọng cả năm sẽ luôn gặp điều may mắn, gia đình luôn hạnh phúc, ít xảy ra tranh cãi hay những điều không may. Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người có tục kiêng quét rác vào những ngày Tết hoặc thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa.


      Để lý giải cho phong tục này, người Việt nam có một chuyện tên là “Sự tích cái chổi” kể rằng ngày xưa trên trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay nên Ngọc Hoàng giao cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn ở thiên trù. Nhưng bà thường xuyên ăn cắp rượu thịt để ăn và cho người yêu của mình là một người chăn ngựa trên thiên đình. Vì một lần phạm sai lầm bị Ngọc Hoàng biết được, bà bị đày xuống trần, bắt phải làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Sau này, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Nguyên đán, bởi vậy đời sau trong dịp Tết Nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà để cho chổi được nghỉ.

      Tục kiêng không quét rác ngày Tết
      Tục kiêng không quét rác ngày Tết
      Tục kiêng không quét rác ngày Tết
      Tục kiêng không quét rác ngày Tết




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy