Top 13 Mẹo sử dụng bếp ga giúp tiết kiệm ga nhất

Thai Ha Nguyen 120 0 Báo lỗi

Việc sử dụng bếp gas một cách hợp lý, khoa học bạn sẽ vừa có thể tiết kiệm được hơi ga khi đun nấu, đồng thời còn góp phần làm giảm sự ô nhiễm khí thải. Vì ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không bật tắt bếp quá nhiều lần

    Trước khi nấu, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ nấu rồi mới bật bếp, việc làm này sẽ giúp quá trình nấu được diễn ra liên tục, tránh những thời gian để lửa cháy không hoặc phải bật đi bật lại bếp nhiều lần. Bởi việc vặn, bật bếp nhiều lần trong những thời gian ngắn sẽ làm gas thoát ra ngoài nhiều, vừa làm tốn gas lại vừa làm giảm tuổi thọ của bếp. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị tất cả các đồ cần nấu và sắp xếp vào cùng một chỗ để việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm gas được một lượng đáng kể.
    Hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng nấu ăn để quá trình nấu diễn ra liên tục
    Hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng nấu ăn để quá trình nấu diễn ra liên tục
    Hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng nấu ăn để quá trình nấu diễn ra liên tục
    Hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng nấu ăn để quá trình nấu diễn ra liên tục

  2. Top 2

    Không để ngọn lửa ở mức quá to

    Nhiều người nghĩ rằng, để lửa càng to thì việc đun nấu sẽ nấu càng nhanh chín. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm cho quá trình nấu nướng của bạn tốn rất nhiều gas. Lửa của bếp được chia thành 3 phần: trên, dưới và giữa. Phần giữa có nhiệt độ nóng nhất, vì thế khi nấu không nên để ngọn lửa quá to. Chúng ta hãy chú ý hơn đến ngọn lửa, chỉ cần điều chỉnh sao cho ngọn lửa vừa với đáy nồi, không bị bao trùm ra ngoài thành nồi, việc làm này sẽ tránh để nhiệt thất thoát ra ngoài làm hao gas. Ngọn lửa quá lớn vừa làm tốn gas mà món ăn của bạn có thể lại lâu chín, bởi lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh nồi. Khi nấu lửa nhỏ, bạn chú ý chọn các loại xoong, nồi cỡ nhỏ. Ngược lại, khi nấu với loại xoong, nồi có đáy lớn, bạn nên mở lửa lớn phù hợp với loại xoong nồi ấy để tránh hao gas.
    Chúng ta không nên để ngọn lửa ở mức quá to
    Chúng ta không nên để ngọn lửa ở mức quá to
    Nên để lửa vừa
    Nên để lửa vừa
  3. Top 3

    Khóa bình gas sau khi đun nấu

    Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp gas thì có 3 yếu tố chính có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát gas, đó là do van bình, van điều áp và dây dẫn. Nếu gia đình bạn dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gas khoảng gần 3 kg/tháng so với loại có chất lượng kém, hàng không rõ nguồn gốc. Song, cách dùng tốt nhất vẫn là chúng ta nên khóa bình gas sau khi dùng, việc này vừa tránh thất thoát gas đồng thời cũng vừa đảm bảo an toàn cho gia đình của bạn.
    Chúng ta nên khóa bình gas sau khi sử dụng để tránh thất thoát gas
    Chúng ta nên khóa bình gas sau khi sử dụng để tránh thất thoát gas
    Cách khóa bình gas
    Cách khóa bình gas
  4. Top 4

    Thường xuyên vệ sinh bếp gas

    Mỗi ngày sau khi nấu ăn xong, bạn nên chùi rửa sạch sẽ bếp gas. Việc làm này sẽ loại bỏ đi những bụi bẩn đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn gas). Nếu không chùi rửa thường xuyên, lỗ khí sẽ dễ bị bít khiến cho một phần gas bị thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Như vậy, bếp ga vừa có ngọn lửa bé mà lại vẫn bị tiêu hao một lượng ga lớn. Điều này giải thích vì sao những chiếc bếp gas mới mua về thường tiêu hao ít gas hơn những bếp gas cũ. Bên cạnh đó, việc rửa bếp sạch sẽ sau khi nấu cũng là một cách để chúng ta bảo vệ ngọn lửa không bị vàng, ngọn lửa này vô cùng có hại cho xoong nồi khi nấu.
    Lau chùi bếp gas sẽ loại bỏ đi những bụi bẩn làm bít lỗ khí (đường dẫn gas)
    Lau chùi bếp gas sẽ loại bỏ đi những bụi bẩn làm bít lỗ khí (đường dẫn gas)
    Vệ sinh cả kiềng bếp ga
    Vệ sinh cả kiềng bếp ga
  5. Top 5

    Đun vừa đủ nước

    Khi đun nước hay nấu ăn, bạn không cần đun quá nhiều nước trong một cái nồi to. Chúng ta hãy tưởng tượng một lượng nước vừa đủ để ngấm vào thực phẩm và cho vào nồi vừa đủ lượng nước ấy. Việc này cũng sẽ giúp giảm gas tiêu thụ và thời gian đun nấu lượng nước, đồ ăn.
    Đun lượng nước vừa đủ sẽ giúp làm giảm lượng tiêu thụ gas
    Đun lượng nước vừa đủ sẽ giúp làm giảm lượng tiêu thụ gas
    Đun nước để ý bếp
    Đun nước để ý bếp
  6. Top 6

    Rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu

    Việc rã đông thực phẩm trước khi nấu sẽ giúp tiết kiệm gas được một lượng đáng kể. Bởi nếu chúng ta nấu trực tiếp thức ăn lấy từ ngăn đông lạnh cũng đồng nghĩa với việc phí phạm gas để làm tan lớp nước đá. Vì vậy, chúng ta hãy rã đông hoàn toàn thức phẩm ấy, để quá trình nấu nướng trở nên nhanh hơn, gas cũng được tiết kiệm hơn.
    Thực phẩm khi để trong ngăn đá nên được rã đông hoàn toàn trước khi nấu
    Thực phẩm khi để trong ngăn đá nên được rã đông hoàn toàn trước khi nấu
    Rã đông bằng nước
    Rã đông bằng nước
  7. Top 7

    Tập trung khi nấu

    Một số người có thói quen vừa nấu vừa làm việc khác. Vì người ta cho rằng khi nấu những đồ ăn cần nhiều thời gian, chúng ta có thể làm việc gì đó như xem ti vi hay tập thể dục trong lúc chờ thực phẩm đó chín. Và hầu hết những người này đều quên, cho tới khi nhớ ra thì một lượng gas đã tiêu hao uổng phí vì món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Việc không tập trung khi nấu vừa gây tốn gas và vừa ảnh hưởng dinh dưỡng của món ăn.
    Hãy tập trung nấu ăn để không gây tốn gas và giữ được dinh dưỡng cho món ăn
    Hãy tập trung nấu ăn để không gây tốn gas và giữ được dinh dưỡng cho món ăn
    Tập trung để ý vào món đang nấu
    Tập trung để ý vào món đang nấu
  8. Top 8

    Tận dụng xoong còn nóng nấu tiếp

    Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong và tận dụng ngay xoong vừa nấu xong để nấu tiếp món khác. Vì lúc này, xoong vẫn còn nóng vẫn còn nóng, bạn nấu tiếp món khác sẽ không mất thời gian phải làm nóng nồi nữa. Ví dụ khi luộc trứng xong, bạn có thể dùng xoong đó để luộc rau luôn sau đó. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng gas đáng kể để làm nóng một chiếc xoong mới.
    Hãy tận dụng xoong còn nóng để nấu tiếp món khác
    Hãy tận dụng xoong còn nóng để nấu tiếp món khác
    Để lại xoong nấu món tiếp theo
    Để lại xoong nấu món tiếp theo
  9. Top 9

    Kiểm tra kỹ các nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát gas

    Bạn nên thường xuyên kiểm tra những nơi có khả năng rò rỉ, thất thoát ga như vị trí từ van điều áp, ống dẫn cao su hay ngay từ chính chiếc bếp gas đang dùng. Bởi từ những mối xì này, nếu tích lũy liên tục, nhiều ngày tháng thì sẽ dẫn đến hao phí một lượng gas cực kỳ khủng khiếp. Cách tốt nhất để có thể khắc phục là chúng ta hãy đầu tư thay mới các bộ phận liên quan này, còn hơn là để tiền của bạn “vô hình” ngày qua ngày bay đi mất.
    Hãy thường xuyên kiểm tra những nơi có khả năng rò rỉ gas
    Hãy thường xuyên kiểm tra những nơi có khả năng rò rỉ gas
    Kiểm tra van và bình gas xem có hoạt động bình thường không
    Kiểm tra van và bình gas xem có hoạt động bình thường không
  10. Top 10

    Dùng vòng chắn gió

    Vòng chắn gió hay còn được gọi là kiềng tiết kiệm gas được làm bằng kim loại được dùng để bao xung quanh vòng đánh lửa giúp gas không bị khuếch tán ra ngoài. Loại kiềng này đang được bán rộng rãi và phổ biến tại các chợ và siêu thị với giá khoảng 50.000 đồng – 80.000 đồng. Sản phẩm này sẽ giúp một lượng nhiệt không bị tản khi đun, định hướng nhiệt đi thẳng lên đáy nồi. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được một lượng năng lượng một cách đáng kể.
    Vòng chắn gió sẽ giúp một lượng nhiệt không bị tản ra khi đun
    Vòng chắn gió sẽ giúp một lượng nhiệt không bị tản ra khi đun
    Vòng chắn gió sẽ giúp một lượng nhiệt không bị tản ra khi đun
    Vòng chắn gió sẽ giúp một lượng nhiệt không bị tản ra khi đun
  11. Top 11

    Chọn nồi phù hợp để đun nấu

    Lựa chọn được những chiếc nồi phù hợp sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được một lượng gas đáng kể. Bởi nếu bạn sử dụng nồi dày thì thường phải tốn thêm thời gian đốt nóng lâu hơn. Hãy lựa chọn những loại nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng vừa.… vì những loại này sẽ dễ hấp thụ nhiệt và giúp tiết kiệm gas khi nấu. Khi chọn lựa nồi chảo, bạn cần cân nhắc, chú ý đến đến các loại nồi có cỡ tối thiểu lớn hơn kích cỡ đầu đốt của bếp đang dùng. Nếu sử dụng nồi quá nhỏ thì lửa sẽ bị tràn qua khỏi thành nồi gây hao phí lượng gas lớn.
    Nồi nhôm, inox với đáy mỏng vừa sẽ dễ hấp thụ nhiệt và tiết kiệm gas khi nấu
    Nồi nhôm, inox với đáy mỏng vừa sẽ dễ hấp thụ nhiệt và tiết kiệm gas khi nấu
    Nên chọn các loại xoong nồi bền
    Nên chọn các loại xoong nồi bền
  12. Top 12

    Mua bếp gas chất lượng, tiết kiệm gas

    Việc mua một chiếc bếp ga chất lượng sẽ có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng gas tiêu thụ. Có những loại bếp ga có hiệu suất đốt đạt mức 53% so với con số trung bình của nhiều loại bếp hiện nay là 49%, như vậy, nếu sử dụng bạn sẽ giảm được một lượng gas nhất định. Người mua quan sát bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được bếp có chất lượng cao và bếp có chất lượng thấp. Nếu bạn thấy ngọn lửa màu xanh dương tức là cho biết hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, còn nếu ít oxy hơn thì sẽ cho ngọn lửa màu xanh lá cây.
    Hãy lựa chọn bếp gas chất lượng để giúp tiết kiệm gas hơn
    Hãy lựa chọn bếp gas chất lượng để giúp tiết kiệm gas hơn
    Hãy lựa chọn bếp gas chất lượng để giúp tiết kiệm gas hơn
    Hãy lựa chọn bếp gas chất lượng để giúp tiết kiệm gas hơn
  13. Top 13

    Không chế thêm nước trong khi đun nấu

    Khi đun nấu, có nhiều người có thói quen chế thêm nước do nghĩ rằng món ăn thiếu nước. Nhưng việc làm này sẽ làm quá trình nấu lâu hơn, làm tốn gas của bạn hơn. Nếu thấy thực sự cần thiết thì mới thêm nước. Ví dụ khi nấu mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa ngay từ ban đầu. Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi. Nếu ban đầu cho không vừa nước sau đó lại chế thêm sẽ kéo dài thời gian đun nước sôi làm lãng phí hơi gas.
    Chế thêm nước trong khi đun nấu sẽ làm tốn gas hơn
    Chế thêm nước trong khi đun nấu sẽ làm tốn gas hơn
    Nên cho vừa đủ nước, để tránh lãng phí
    Nên cho vừa đủ nước, để tránh lãng phí




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy