Top 7 Mẹo sử dụng Atlat trong bài thi môn Địa lý THPT QG

Lan Huong Nguyen 11406 0 Báo lỗi

Atlat được coi là “trợ thủ đắc lực” của thí sinh trong các kỳ thi môn Địa lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết cách khai thác Atlat hiệu quả khi ... xem thêm...

  1. Bảng chú giải nằm ở trang đầu Atlat và trong mỗi trang Atlat cũng có bảng kí hiệu riêng. Đọc kỹ bảng chú giải để biết những đối tượng địa lí nào được thể hiện trên biểu đồ, cách thức thể hiện ra sao, bằng màu sắc, kí hiệu hình học, tượng hình hay bằng chữ viết. So sánh, đối chiếu kí hiệu, màu sắc ở bảng chú giải với từng kí hiệu, màu sắc trên mỗi bản đồ trong Atlat. Từ đó, rút ra nhận xét về thực trạng, về phân bố các đối tượng địa lí trên bản đồ.


    Sử dụng kết hợp nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi trong đề thi. Ví dụ, giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vựa lúa số 1 cả nước, thí sinh cần sử dụng Atlat trang về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trang 29) kết hợp các bản đồ địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, động thực vật thì mới có câu trả lời thấu đáo, trọn vẹn nhất.

    Đọc kỹ bảng chú giải
    Đọc kỹ bảng chú giải
    Cần đọc kỹ bảng chú giải
    Cần đọc kỹ bảng chú giải

  2. Các biểu đồ vừa là hình vẽ để thí sinh tham khảo khi vẽ các loại biểu đồ mà đề thi yêu cầu, vừa cung cấp các số liệu. Thí sinh chỉ cần tính toán, xử lý số liệu, nhận xét số liệu thì sẽ ra ngay phần kiến thức về thực trạng, xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, phần này, không cần học thuộc sách giáo khoa mà chỉ cần kỹ năng sử dụng Atlat cho tốt, cho thành thạo là được.


    Ví dụ: Trang 4,5: Bản đồ hành chính Việt Nam: Xem lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? Hình dạng lãnh thổ ra sao,với qui mô và hình dạng lãnh thổ như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế? Xem giới hạn vĩ độ địa lý kết hợp với biển Đông ở phía Đông, từ đó rút ra những đặc điểm khí hậu và ảnh hưởng của khí hậu đối với kinh tế.

    Khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ trong Atlat
    Khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ trong Atlat
    Khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ trong Atlat
    Khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ trong Atlat
  3. Nội dung này, thí sin cần nhận xét các biểu đồ trong Atlat để lấy kiến thức, nhất là phần thực trạng và số liệu. Đối với các phần kiến thức không có trong Atlat như vai trò, đặc điểm, các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội... thì buộc thí sinh phải học và ghi nhớ trong sách giáo khoa. Nắm chắc các ký hiệu: Thí sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...


    Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, học sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31). Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như: Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta? Với câu hỏi này, chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. Câu: “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?” - chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.

    Sử dụng nhiều trang Atlat để trả lời 1 câu hỏi đề ra
    Sử dụng nhiều trang Atlat để trả lời 1 câu hỏi đề ra
    Sử dụng nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi đề ra
    Sử dụng nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi đề ra
  4. Atlat Địa lý có cấu trúc 4 phần tương ứng với 4 chương trong sách giáo khoa Địa 12 gồm: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế. Theo đó, các trang Atlat có nội dung cụ thể như sau:

    • Trang 3: Hệ thống lại các kí hiệu bản đồ dùng trong Atlat

    • Trang 4, 5: Thể hiện phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương.

    • Trang 6 - 14: Là những kiến thức thuộc phần Địa lý tự nhiên

    • Trang 15 - 16: Kiến thức thuộc chương Địa lý dân cư

    • Trang 17 - 25: Tóm tắt kiến thức về các ngành kinh tế. Cụ thể: Kinh tế chung ở trang 17; kinh tế nông nghiệp trang 18, 19, 20; kinh tế công nghiệp trang 21, 22; các ngành dịch vụ trang 23, 24, 25

    • Các trang còn lại là kiến thức về các vùng kinh tế trọng điểm.


    Khi nắm rõ về cấu trúc của Atlat, thí sinhcó thể tìm nhanh và chính xác nhất các kiến thức mình cần để giải quyết nhanh các câu hỏi đơn giản và tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi phức tạp hơn. Vì thời gian làm bài trắc nghiệm Địa lý trung bình chỉ có 1, 25 phút/ 1 câu. Ví dụ: Bờ biển nước ta cong hình chữ S chạy dài từ tỉnh... đến...

    • A. Móng Cái - Hà Tiên.
    • B. Móng Cái - Cà Mau.
    • C. Quảng Ninh - Cà Mau.
    • D. Quảng Ninh - Kiên Giang.

    Nhiều thí sinh thấy Atlat rõ ràng là từ Móng Cái - Hà Tiên nên chọn câu A. Như vậy là SAI vì Móng Cái, Hà Tiên không phải tên Tỉnh. Ta thấy chữ màu đỏ ở trên gần Móng Cái là Quảng Ninh và chỗ Hà Tiên chữ đỏ là Kiên Giang. Vậy câu đúng là D. Quảng Ninh - Kiên Giang.

    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Hiểu rõ cấu trúc của Atlat
    Hiểu rõ cấu trúc của Atlat
  5. Trắc nghiệm môn địa có sử dụng Atlat địa lý Việt Nam, vì thế thí sinh cần nắm vững kỹ năng đọc ATLAT. Vì mỗi câu chỉ có 1 phút 15 giây, nên nếu làm câu Atlat (có thể có từ 4 - 8 câu Atlat) mà không quen đọc, các em có thể mất nhiều thì giờ mà vẫn đọc sai. Trước hết các em cần thuộc trang 3 cuốn Atlat (các ký hiệu chung) để đỡ mất thì giờ tra lại. Không khó để học trang này. Nhớ tên tỉnh thành khác với tên các thành phố. Tên tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương được ghi bằng chữ IN HOA màu ĐỎ (hay HỒNG). Còn tên thành phố thuộc tỉnh thì ghi màu đen và font chữ nhỏ hơn. Tên tỉnh thành được phân rõ ở trang 4 và trang 5 Atlat.


    Ngoài ra, thí sinh cũng cần nhớ tên 7 vùng kinh tế, 7 vùng nông nghiệp ở trang 17 và trang 18 Atlat. Trang 17 cho biết vùng và có tên các tỉnh thành (chữ Đỏ) trong mỗi vùng. Các vùng kinh tế cũng được phóng lớn ở các trang 26, 27, 28 và 29. Mỗi trang có 2 vùng kinh tế [trừ trang 27 có 1 vùng là vùng Bắc Trung Bộ. Phần mục lục ở cuối trang 31 cho ta biết trang bản đồ cần tìm. Các em nên lưu ý việc này, thay vì mở từng trang xem coi nó nằm ở đâu. Ta mở mục lục để tìm cho nhanh. Đọc kỹ phần ghi chú ở Atlat.


    Ví dụ: Trang 3 về Trung tâm Công nghiệp có 4 mức giá trị sản xuất công nghiệp (trong trang 21, 26, 27, 28, 29 bài vẽ hình tròn màu đỏ trong có các ngành công nghiệp) còn ở trang 3, họ chỉ vẽ có 4 nửa vòng tròn đồng tâm tương ứng với 4 giá trị: vòng lớn nhất có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng, còn vòng lớn thứ nhì là từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. 75% thí sinh bỏ mất chữ trên nên ghi từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Cá biệt có em còn ghi 40 đến 120 nghìn đồng (sai đơn vị). Thí sinh nên lưu ý đến các biểu đồ, lát cắt kèm theo bản đồ cùng trang để nắm số liệu. Ví dụ: Atlat trang 13. Cho biết đỉnh Phu Luông cao bao nhiêu. Nếu quan sát lát cắt bên dưới phía trái bản đồ ta thấy núi Phu Luông cao 2.985m (còn tìm trên bản đồ vừa mất thì giờ vừa khó nhìn số độ cao).

    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Đọc Atlat đúng trình tự
    Đọc Atlat đúng trình tự
  6. Mối tương quan đó cụ thể là: mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, mỗi quan hệ tương hỗ, quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên - kinh tế, dân cư -kinh tế, kinh tế - kinh tế, tự nhiên - dân cư…Thí sinh cũng cần lưu ý và tự trang bị cho mình kĩ năng tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí địa lý để làm các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.


    Trong nhiều trường hợp, thí sinh phải chồng xếp nhiều trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lý cụ thể. Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lý để viết một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của một vùng hoặc một tỉnh. Để làm được câu này, các em phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền địa lý tự nhiên…

    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Nắm rõ mối tương quan giữa các đối tượng
    Nắm rõ mối tương quan giữa các đối tượng
  7. Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông - lâm nghiệp) của các ngành kinh tế. Học sinh cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết. Các câu có trong Atlat thường dễ và là câu gỡ điểm nên những câu sử dụng Atlat ta làm trước và làm cùng lúc để khỏi phải mở, đóng Atlat nhiều lần, mất thì giờ.


    Để khai thác Atlat trong khi làm bài ta có thể theo 5 bước sau:

    • Bước 1: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
    • Bước 2: Xác định trang và một số trang liên quan cần dụng dụng để giải quyết yêu cầu của đề bài.
    • Bước 3: Xác định loại kỹ năng làm việc với bản đồ (kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lý, kỹ năng xác định vị trí, hay kỹ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian…).
    • Bước 4: Tiến hành xác định và khai thác các ký hiệu thông tin từ Atlat. Lưu ý nên khai thác tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó gồm nội dung chính và các nội dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ.
    • Bước 5: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợp kiến thức đã học để trình bày khoa học đúng trọng tâm vào bài thi.
    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    Thí sinh thi THPT QG (ảnh minh họa)
    5 bước khi làm bài khai thác Atlat
    5 bước khi làm bài khai thác Atlat




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy