Top 10 Bí quyết "ăn vào con mà không vào mẹ" dành cho phụ nữ mang thai hay nhất

Diệu Thuý 238 0 Báo lỗi

Mẹ bầu thừa cân trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cho công cuộc giảm cân sau sinh trở nên vất vả. Không những thế béo phì trong thời gian mang thai làm tăng ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bỏ suy nghĩ ăn nhiều cho cả con

    Tâm lý chung của các mẹ bầu là cần phải ăn thật nhiều, ăn cho hai người thì con mới to khỏe được. Nhưng trên thực tế các chuyên gia đã khuyên chỉ nên nạp thêm 100 - 300 calo so với lúc chưa mang thai. Mỗi ngày mẹ chỉ cần thêm vào khẩu phần hàng ngày 2 ly sữa, hoặc 1 bát rưỡi cơm, hay là 200 gram thịt hoặc cá.


    Tùy theo từng chu kỳ của thai mẹ sẽ nạp lượng calo cho phù hợp: 3 tháng đầu thêm 100 calo, 3 tháng giữa thêm 200 calo, 3 tháng cuối thêm 300 calo. Áp dụng theo định lượng này mẹ sẽ yên tâm về sự phát triển của em bé và không lo về vấn đề cân nặng của mẹ. Vì vậy để con khỏe mà mẹ vẫn kiểm soát được cân nặng của mình thì các mẹ bầu lưu ý lại cách ăn uống của mình nhé. Hãy bỏ suy nghĩ ăn nhiều cho cả con đi nếu không muốn công cuộc giảm cân sau sinh vất vả nha!

    Nạp thêm 100 - 300 calo vào khẩu phần ăn mỗi ngày là đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Ảnh minh họa.
    Nạp thêm 100 - 300 calo vào khẩu phần ăn mỗi ngày là đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Ảnh minh họa.
    Bỏ suy nghĩ ăn nhiều cho cả con
    Bỏ suy nghĩ ăn nhiều cho cả con

  2. Top 2

    Chia thành nhiều bữa nhỏ

    Thời gian đầu khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để hệ tiêu hóa tốt hơn mẹ nên chia thành 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính tránh tình trạng ăn quá no và khó tiêu.


    Chia thành nhiều bữa ăn không có nghĩa là mẹ sẽ tăng số lượng thức ăn mà là chia lượng thức ăn của 3 bữa như bình thường thành 6 bữa. Qua thời kì 3 tháng đầu hết ốm nghén mẹ vẫn nên chia bữa ăn thành những bữa nhỏ như vậy, việc này giúp nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết để em bé trong bụng hấp thụ tốt hơn và mẹ bầu có được cân nặng hợp lý.

    Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ảnh minh họa.
    Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ảnh minh họa.
    Chia thành nhiều bữa nhỏ
    Chia thành nhiều bữa nhỏ
  3. Top 3

    Hạn chế ăn thức ăn kém dinh dưỡng và nước uống có ga

    Trong thức ăn nhanh: kẹo, bánh kem, gà rán,... và nước uống có ga chứa rất nhiều đường và các tạp phẩm. Chúng làm cho mẹ bầu tăng cân rất nhiều mà lại không mang lại cho mẹ bầu chút dinh dưỡng nào cả.


    Những đồ uống có ga này còn có thể khiến mẹ bị tiểu đường trong thai kì vì trong nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí, tăng cảm giác ợ nóng, buồn nôn. Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn. Mẹ bầu có thể uống nước sinh tố hoa quả, hoặc rau củ, nước dừa sẽ có nhiều dưỡng chất hơn.

    Hạn chế uống nước ngọt có ga trong thời gian mang thai. Ảnh minh họa.
    Hạn chế uống nước ngọt có ga trong thời gian mang thai. Ảnh minh họa.
    Hạn chế ăn thức ăn kém dinh dưỡng và nước uống có ga
    Hạn chế ăn thức ăn kém dinh dưỡng và nước uống có ga
  4. Top 4

    Uống đủ nước

    Nước rất tốt cho sức khỏe của con người và đối với mẹ bầu thì cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nó giúp cho tỷ lệ nước ối của mẹ bầu được đảm bảo, các cơ quan trong cơ thể hoạt động được trơn tru. Hơn hết là nước giúp ngăn cảm giác đói và thèm ăn cho mẹ bầu.

    Uống nước đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu mang lại. Nước cũng giúp cơ thể mát mẻ và duy trì nhiệt độ bình thường trong những ngày nắng nóng. Khi bạn uống đủ nước, nước tiểu loãng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra uống đủ nước sẽ ngăn ngừa táo bón khi mang thai


    Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết, mẹ bầu có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mất nước có thể khiến mẹ bầu sinh non.

    Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày. Ảnh minh họa.
    Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày. Ảnh minh họa.
    Uống đủ nước
    Uống đủ nước
  5. Top 5

    Hạn chế dầu mỡ khi chế biến thức ăn

    Đồ chiên rán là một trong những món bà bầu không nên ăn để tránh tình trạng dị tật thai nhi và mẹ bầu tăng cân không kiểm soát. Trong đồ chiền rán có chứa phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một trong những chất có thể thông qua nhau thai mà xâm nhập vào, gây hại cho não của thai nhi. Lượng mỡ trong đồ chiên rán sẽ khiến mẹ mất kiểm soát cân nặng. Do đó, khi mẹ bầu ăn đồ chiên rán quá nhiều, lượng nhôm tích lại sẽ càng lớn hơn, điều này sẽ làm cho não của em bé trong bụng kém phát triển, dễ dẫn đến bệnh đần độn, kém thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa sau khi chào đời.


    Mẹ bầu nên sử dụng dầu thực vật: dầu nành, dầu mè,... tránh sử dụng mỡ động vật vì hàm lượng cholesterone trong mỡ động vất rất cao, sẽ khiến cho mẹ bầu dễ dàng tăng cân mà không hề bổ dưỡng cho con yêu chút nào cả. Mẹ bầu có thể chế biến món ăn sang các dạng hấp, luộc,... để hạn chế lượng dầu mỡ khi chế biến thành món xào, chiên,...

    Hạn chế chế biến thức ăn bằng dầu mỡ, thay vào đó có thể chế biến bằng cach luộc, hâp, nướng,... Ảnh minh họa.
    Hạn chế chế biến thức ăn bằng dầu mỡ, thay vào đó có thể chế biến bằng cach luộc, hâp, nướng,... Ảnh minh họa.
    Hạn chế dầu mỡ khi chế biến thức ăn
    Hạn chế dầu mỡ khi chế biến thức ăn
  6. Top 6

    Tập luyện hàng ngày

    Tập thể dục trong khi mang thai giúp mẹ có tâm trạng thoải mái và một cơ thể dẻo dai, chuẩn bị cho quá trình sinh nở trong tương lai, tuy nhiên điều quan trọng nhất là mẹ phải hết sức thận trọng trong quá trình tập luyện để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.


    Mẹ bầu thường cảm thấy bụng nặng ì ạch nên ngại vận động. Bởi vậy mà các mẹ bầu có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như yoga, đi bộ nhẹ nhàng,... Đây là cách giúp cho mẹ cải thiện được hơi thở, có một giấc ngủ sâu hơn và giảm bớt đi lượng năng lượng thừa trong cơ thể.

    Tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày để tiêu hao bớt năng lượng và có sức khỏe thai kì tốt hơn. Ảnh minh họa.
    Tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày để tiêu hao bớt năng lượng và có sức khỏe thai kì tốt hơn. Ảnh minh họa.
    Tập thể dục trong khi mang thai
    Tập thể dục trong khi mang thai
  7. Top 7

    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

    Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:


    • Axit folic: Đây là chất chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi rất cần thiết ở giai đoạn đầu. Chúng có nhiều ở những thực phẩm: quả bơ, súp lơ xanh, cải bó xôi, các loại hạt, các loại rau quả có màu sẫm,... Nhưng không vì thế mà bỏ qua các loại rau quả khác nhé, nên ăn đa dạng các loại.
    • Protein (đạm): Giúp phát triển các tế bào mô của thai, có trong các thực phẩm như: thịt bò, thịt heo, cá, trứng, sữa,... Mẹ bầu nên ăn luân phiên các món chứa chất đạm 2 - 3 bữa trên một tuần. Ăn thịt bò rất tốt cho sự phát triển cân nặng của em bé đấy. Cá chứa nhiều DHA giúp bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ.
    • Sắt: Giúp tăng thể tích máu cho mẹ bầu, có trong các thực phẩm như: gan, tim, cật, rau xanh,... Mẹ bầu nhớ bổ sung thêm các chất này vào thực đơn hàng ngày.
    • Canxi: Giúp hình thành hệ xương vững chắc cho bé, có trong những thực phẩm như: trứng, sữa, tôm, cua, cá,... Tốt nhất là mẹ nên bổ sung một ngày 2 ly sữa mỗi ngày.
    • Vitamin C: Giúp tạo bánh nhau vững chắc, giúp hỗ trợ tạo xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai. Có trong những thực phẩm như: rau xanh, cam, quýt, bưởi,...
    • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng Mặt Trời vào buổi sáng. Mỗi sáng mẹ nên phơi nắng khoảng 15 phút để hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất, và nhớ là buổi sáng khi ánh nắng chưa gay gắt nhé.
    • Tinh bột: Có trong gạo, khoai, ngô,... Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 2 - 3 bát cơm, buổi sáng có thể ăn bánh mì, khoai lang, ngô luộc,... Không nên ăn quá nhiều tinh bột vì tinh bột sẽ làm cho mẹ bầu nhanh tăng cân nhất.

    Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 300g hoa quả các loại, ăn hoa quả con tăng cân cũng rất là tốt mà mẹ thì lại đẹp da không lo bị tăng cân. Thông thường, một người bình thường sẽ nạp 2.000 calo mỗi ngày có thể ít hoặc nhiều hơn 200 calo. Mẹ bầu nên nhớ là chỉ cần nạp thêm 200 - 300 calo cho em bé thôi nhé. Hãy đưa ra cho mình một thực đơn hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng trên để em bé phát triển tốt và mẹ không bị tăng cân nhiều.

    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
    Ăn nhiều rau, quả rất tốt cho thai nhi.
    Ăn nhiều rau, quả rất tốt cho thai nhi.
  8. Top 8

    Ăn chậm nhai kỹ

    Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.


    Ăn tối trước 7 giờ tối: Khoảng 6 giờ chiều, các bạn tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ, nếu bạn có cảm giác hơi đói đói thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé !

    Ăn chậm nhai kỹ
    Ăn chậm nhai kỹ
    Ăn chậm nhai kỹ
    Ăn chậm nhai kỹ
  9. Top 9

    Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh

    Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì các bạn giảm dần “sức ăn” vào buổi trưa và tối. Trưa và tối sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng, chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng.


    Ăn tối trước 7 giờ tối: Khoảng 6 giờ chiều, các bạn tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ, nếu bạn có cảm giác hơi đói đói thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé !

    Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh
    Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh
    Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh
    Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh
  10. Top 10

    Ăn sáng đủ chất

    Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.


    Sau một đêm dài, năng lượng của cơ thể đã được tiêu hoá hầu như gần hết. Khi đó, lượng đường trong máu của bà bầu sẽ giảm xuống thấp. Vì vậy, nếu bà bầu không ăn sáng thì có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và gây ra những yếu tố vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Thời gian có thể bắt đầu thực hiện bữa ăn sáng hợp lý và khoa học nhất là khoảng 60 phút sau khi tỉnh giấc.

    Ăn sáng đủ chất
    Ăn sáng đủ chất
    Ăn sáng đủ chất
    Ăn sáng đủ chất



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy