Top 10 Lỗi học sinh thường mắc phải khi làm bài thi đại học
Đại học là kỳ thi quan trọng được coi là nấc thang mới của các bạn học sinh. Ngoài việc nắm chắc kiến thức, trang bị tinh thần “thép” bạn cần phải bỏ túi cho ... xem thêm...mình những kỹ năng nho nhỏ để tránh tình trạng tiếc nuối sau khi làm bài.
-
Để trống câu trả lời
Bạn thường làm những câu hỏi trong khả năng và bỏ qua những câu hỏi khó rồi sau đó quay lại từ đầu đây cũng là cách thông thường mà ai trong chúng ta cũng từng trên một lần sử dụng. Nhưng vấn đề là bạn thường quá mải mê với những câu hỏi khác mà quên mất những câu hỏi mà mình đã bỏ qua. Việc dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi biết sẽ làm mất đi thời gian cho những câu còn lại hoặc sẽ quên không quay lại. Bỏ qua một câu hỏi tương đương với một câu trả lời sai.
-
Chép nhầm kết quả từ giấy nháp
Trong chúng ta ít nhiều cũng có lần thắc mắc về điểm số của mình. Nếu may mắn điểm số đó cao hơn mức bạn dự tính ban đầu nhưng đa số trường hợp điểm thấp đi sau khi có kết quả. Vì sao, đơn giản vì bạn quá chủ quan khi sao từ bản nháp sang bài thi của mình. Chỉ một con số nhỏ chắc chắn sẽ khiến bạn hối tiếc cho cả một quá trình chuẩn bị. Trong
bài thi trắc nghiệm việc tô mờ, tô nhầm hay tô hai đáp án cũng thường mắc lỗi khá nhiều. Vì thế để có được một kết quả chắc chắn nhất bạn nên cẩn thận ở tất cả các khâu làm bài thi. Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ phép tính toán nào dù là đơn giản nhất. -
Không để ý đến thời gian
Hãy học cách phân bố thời gian cho hợp lý theo mức thang điểm của mỗi câu. Trong mỗi câu bạn lại cần tiếp tục phân bố
thời gian cho từng phần. Đừng chỉ cố gắng vào câu bạn nắm chắc kiến thức vì như thế bạn đã bỏ qua cơ hội để ghi thang điểm cao hơn. Để có cách phân bố thời gian hợp lý bạn nên mang theo đồng hồ đeo tay. Đừng chỉ chăm chú vào một câu nào đó và hãy "chiến đấu" hết mình cho dù đó là phút thứ 179, hãy cố gắng đừng nộp bài thi trước giờ cho tới khi giám thị yêu cầu. -
Lạc đề
Đây là vấn đề mà nhiều bạn học sinh hay mắc phải nhất. Bất cứ một bài thi nào cũng không nên nêu trực tiếp ra vấn đề bạn cần giải quyết. Sẽ không có bất cứ câu hỏi nào như “bạn hãy trình bày”, “định nghĩa” hay viết công thức của phép toán nào đó, mặc dù kết quả thì vẫn chỉ có một. Câu hỏi thường thường sẽ bắt bạn đi một vòng khá dài khi mà giờ đây mỗi bài thi chú trọng tới sự phân tích, đánh giá đòi hỏi khả năng tư duy của mỗi thí sinh hơn thay vì dập khuôn như trước. Bạn hãy chắc chắn rằng làm đúng những gì đề bài yêu cầu, đừng lẫn lộn giữa giải thích và chứng minh hay định nghĩa và lập luận. Cố gắng làm đúng - đủ - ngắn để có bài thi tốt nhất.
-
Cẩu thả trong trình bày
Trong bài thi việc viết sai một vài lỗi là điều không tránh khỏi, biện pháp nhanh nhất và được sử dụng nhiều nhất đó là tẩy xóa sau đó viết chèn lên. Bạn có thể hiểu nhưng bạn có chắc chắn việc chấm hàng ngàn bài thi sẽ không có bất cứ thiếu sót nào. Hãy dùng thước kẻ gạch một đường gạch chéo duy nhất cho lỗi sai và trình bày lại bên cạnh hoặc bên dưới chỗ sai, không nên viết chèn lên chỗ sai đó và nhớ là đừng bỏ trống quá nhiều khoảng trống để cho người chấm thi hiểu là bạn còn tiếp tục bài ở phía dưới.
-
Viết tắt
Hiện nay tình trạng viết tắt viết ký hiệu ngày càng được sử dụng rộng rãi. Trong từ điển tiếng việt sẽ không có bất cứ một trang nào quy định cho từ “vk” có nghĩa là vợ hay “ck” có nghĩa là chồng. Bạn không thể viết “Vợ chồng A Phủ” thành “vk ck A Phủ”. Ngoài sử dụng ký hiệu tắt không có trong quy ước nhiều bài thi còn sử dụng tiếng địa phương, viết hoa, xuống dòng không đúng quy cách. Sẽ rất khó chịu khi phải nheo mắt dịch từng câu xem bạn viết điều gì, điều đó có nghĩa rằng bạn đã bị một điểm trừ rồi đấy.
-
Trình bày thiếu khoa học
Hình thức bài thì luôn là hình ảnh đầu tiên người chấm bài lướt qua. Việc trình bày rõ ràng, khoa học, sạch sẽ chắc chắn đã lấy được cảm tình của người chấm thi. Hạn chế sử dụng quá nhiều dấu gạch ngang, thụt thò đầu dòng không cần thiết cố ý viết chữ to, viết chữ thưa hay xuống dòng bừa bãi. Việc để quá nhiều khoảng trống cũng sẽ dẫn tới những thiếu sót khi chấm bài.
-
Không chuẩn bị đồ dùng đầy đủ
Trước ngày đi thi bạn nên kiểm tra lại toàn bộ đồ dùng, giấy tờ của mình để đảm bảo không có bất cứ thiếu sót nào và nhớ chỉ dùng một loại mực duy nhất trong bài thi. Đừng sử dụng màu đỏ cho ý chính, màu xanh cho phần còn lại. Tuyệt đối không dùng bút xóa hay bất kỳ kí hiệu đặc biệt nào trong bài thi. Đừng để tinh thần bị lung lay hay mất thời gian về vấn đề này.
-
Không ghi tên trong bài thi
Không ghi tên, ghi thiếu thông tin sẽ gây nên ít nhiều khó khăn cho người chấm thi. Nhiều trường hợp khi sang tờ giấy tiếp theo thường sẽ vội làm bài thi ngay để tránh đứt quãng ý tưởng và thường dẫn tới tình trạng quên không ghi thông tin. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất kỳ một phần nào có trong quy tắc khi làm bài thi.
-
Tô nhầm SBD hoặc mã đề thi
Thứ nhất, về số báo danh (SBD). Có nhiều trường hợp thí sinh không tô số báo danh, tô nhầm dẫn đến trùng nhau hay SBD không tồn tại. Một lỗi sai phổ biến nữa là thí sinh tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất đã xảy ra là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
Thứ hai, lỗi về mã đề thi. Một số vấn đề hay gặp phải, như: thí sinh không tô mã đề thi, tô nhầm mã đề không tồn tại, tô sai quy cách. Những trường hợp đó khiến Hội đồng chấm thi không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề nào.