Top 10 Động vật nhỏ nhưng nguy hiểm nhất tại Việt Nam
Thế giới động vật rất phong phú và đa dạng, từ những loài to lớn khổng lồ đến những loài vật nhỏ xíu, từ những loài là bạn gần gũi với con người đến những loài ... xem thêm...thực sự nguy hiểm cho chúng ta. Có rất nhiều người nghĩ rằng những động vật nhỏ thì vô hại, sẽ không sao nhưng khi bị chúng cắn rồi thì lại không biết cách chữa như thế nào. Bài viết sau, Toplist sẽ giúp các bạn biết được một số động vật nhỏ nhưng lại có hại vô cùng đối với con người.
-
Muỗi
Muỗi có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm.
Chắc hẳn ai cũng đã từng bị muỗi đốt. Tưởng như nó vô hại nhưng nếu bị muỗi đốt nhiều thì chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng về da, gây sốt xuất huyết. Khi bị muỗi đốt ta sẽ cảm thấy da bị nổi mụn đỏ, ngứa. Nếu bị muỗi anophen đốt có thể truyền bệnh sốt rét, những kí sinh trùng này sống và sinh sôi trong tế bào máu của con người và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, cúm, sốt và những cơn lạnh.
Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người. Để phòng chống bị muỗi đốt bạn nên mắc màn khi đi ngủ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, rửa những vết muỗi đốt bằng xà phòng có tính a xít hay nước giấm loãng.
-
Ong
Ong được cho là vô cùng quen thuộc với đời sống của con người. Chúng đem lại rất nhiều công dụng như cung cấp mật cho con người, giữ vai trò lớn trong việc thụ phấn cho cây… Đa số các loài ong thường làm tổ trên các thân cây, bụi rậm, kẽ đá, trần nhà, vách hiên và duới lòng đất. Thức ăn chủ yếu của các loài ong bao gồm mật hoa và các loài côn trùng khác như: Sâu, bướm, nhện, dế,… Ngoài ra, chúng còn ăn các loại thực phẩm lỏng như nhựa cây, trái cây, nước bọt ấu trùng.
Ở Việt Nam có rất nhiều các loại ong, hầu như loài ong nào cũng có độc. Có những loài rất độc như ong vò vẽ, ong đất... nếu bị chúng đốt nhiều có thể gây ra chết người. Nhưng cũng có loài không gây hại cho sức khỏe con người như ong mật. Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng, nạn nhân sẽ bị tím tái, sốc, trụy tim mạch... có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Nên tránh xa những tổ ong, khi cần thiết phải mặc bảo hộ an toàn đầy đủ rồi mới được phá tổ ong.
-
Bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng có khả năng đốt, hút máu, kích thước nhỏ 2 - 3mm và không có cánh, thuộc bộ Siphonaptera và có đặc điểm chuyển động nhảy. Chúng chủ yếu chích hút máu động vật nhưng cũng có thể chích hút máu cả loài chim. Bọ chét có khoảng 3.000 loài nhưng chỉ có khoảng hơn chục loài thường đốt máu người. Những loài bọ chét có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người là bọ chét chuột, bọ chét người, bọ chét chó và mèo. Ấu trùng bọ chét ăn chất hữu cơ trong các tấm thảm hay bộ đồ giường.
Bọ chét là một loài bọ rất nhỏ, sống trong bụi rậm hoặc ký sinh trên các động vật như chó, mèo. Khi bị chúng đốt ta sẽ thấy rất đau, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Bọ chét còn là loài vật trung gian truyền bệnh hạch, từng gây nên dịch làm chết hàng chục triệu người ở châu Âu. Khi bị chúng cắn ta nên rửa sạch rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn. Còn đối với các loài động vật bị chúng cắn ta nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ.
Cách diệt bọ chét đơn giản nhất là vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, bảo vệ da bằng các thuốc bôi chống côn trùng, hạn chế nuôi thú (chó, mèo) trong nhà. Tự bảo vệ cá nhân bằng những biện pháp vệ sinh đơn giản như quét dọn, cọ rửa sàn nhà và giữ nhà sạch sẽ để loại bỏ bọ chét, trứng, ấu trùng và kén của nó. Đối với loài bọ chét truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban, bạn có thể thực hiện biện pháp phun hóa chất diệt côn trùng vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét chuột.
-
Bọ cạp
Bọ cạp hay bò cạp hay bù cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây. Tất cả các loài bọ cạp đều có độc làm hủy thần kinh, những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi, hành động này khá nhanh và hiệu quả.
Ở Việt Nam có hai loài bọ cap là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Nếu bị bọ cạp đốt bạn nên chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau.
-
Rết
Rết Việt Nam hay rết khổng lồ Việt Nam là loài rết có mặt ở khắp vùng Đông Nam Á. Chúng là một trong số những loài rết lớn nhất châu Á với chiều dài tối đa là 22 cm. Hiện tại, có 8 phân loài đã được công nhận, chúng hoạt động mạnh và ăn tạp. Loài rết này khi trưởng thành có thể đạt chiều dài 10 - 20 cm hoặc thậm chí dài hơn nữa. Màu sắc của nó có thể thay đổi. Thân rết thông thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ,màu vàng nghệ, chân màu vàng hoặc vàng cam.
Cũng như các loài khác thuộc chi Scolopendra, rết Việt Nam có 21 đốt, mỗi đốt có một cặp chân. Trên đầu của nó còn một cặp chân nữa, bị che bởi một màng phẳng và kèm một cặp râu. Cặp chân này có móng sắc nhọn nối với tuyến nọc độc, đây là công cụ chính để giết chết con mồi hoặc để tự vệ. Rết thở thông qua các lỗ nằm dọc theo hai bên thân. Những lỗ này hình tròn hoặc hình chữ S. Chúng có đôi mắt đơn giản với thị lực kém, do đó, chúng dựa nhiều vào cảm ứng và thụ quan hóa học.
Loài rết này cắn rất đau, gây sưng và gây sốt, nọc độc của rết Việt Nam chứa serotonin (một loại chất dẫn truyền thần kinh Amin đơn), chất gây tán huyết, phospholipase A, một loại protein gây trụy tim và một loại cytolysin. Người bị rết cắn sẽ cực kỳ đau đớn. Những triệu chứng đi kèm là nôn mửa và sốt. Khi bị cắn cần nặn cho nọc độc theo máu ra ngoài bớt. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau và giảm sưng. Nên sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm.
-
Ruồi Trâu
Ruồi trâu là một loài gây hại cho người và gia súc. Những vết cắn không ngừng của ruồi cái có thể dẫn đến giảm cân ở một số loài vật. Ruồi trâu đực chủ yếu ăn phấn hoa và mật hoa và hoạt động vào ban ngày. Vết cắn của ruồi trâu có thể rất đau đối với con người. Chúng có phần miệng giống như con dao thu nhỏ mà chúng dùng để rạch da bằng một chuyển động như cây kéo.
Con ruồi trâu trưởng thành có thể dài đến 25 mm. Màu đen đến nâu sẫm có mắt xanh lá cây hay đen, con đực có mắt tiếp giáp nhau, là đặc điểm khiến dễ phân biệt với con cái có mắt cách xa nhau. Ruồi trâu là một loài động vật lớn thường hút máu người và gia súc. Nếu bị ruồi trâu đốt sẽ cảm thấy đau rất lâu thậm chí vài ngày và kèm theo là các triệu chứng như sốt cao, co giật, hôn mê. Khi bị ruồi trâu đốt, cách xử trí cũng như vết đốt của các loài khác là rửa bằng xà phòng và chườm đá.
-
Kiến lửa
Kiến lửa dài khoảng 3 - 6mm, là một loại khá nguy hiểm khi tấn công người. Những vết cắt từ kiến lửa gây đau nhức, phồng da... Kiến lửa đỏ là loài côn trùng ăn thịt hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn. Do có nọc, chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh là động vật có xương sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương sống, động vật có xương sống và thực vật, nó là loài xâm lấn trầm trọng.
Kiến lửa thường đi theo đàn, vết đốt của kiến lửa thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc... phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Bạn nên rửa vết kiến lửa đốt bằng nước xà phòng thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
-
Sâu róm
Sâu róm là loài côn trùng xuất hiện nhiều khi thời tiết nóng ẩm hoặc sau những ngày mưa. Hầu hết mọi người đều cho rằng lông sâu róm chứa độc tố nên gây đau rát đối với những vùng da mà sâu róm chạm phải. Thật ra, không phải loài sâu róm nào lông của chúng cũng có độc. Các loài lông có độc thường gây ra đau rát, sưng phồng cho vùng da bị dính lông sâu róm. Các loài không có độc thường chỉ gây cảm giác ngứa, khó chịu do lông sâu róm nhỏ, khi bám vào da dễ gây cảm giác khó chịu.
Nếu không may chạm vào lông gai của hầu hết các loài sâu róm ta sẽ cảm thấy ngứa rát da. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Khi bị sâu róm bám vào da cần cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Sau đó rửa sạch da bằng nước xà phòng và đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau. Tuyệt đối không được gãi. Khi bị đốt có thể gây ra một số triệu chứng khác như sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
-
Nhện
Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không quá nguy hiểm. Khi bị nhện đốt cần rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và chườm nước đá. Nếu cần thiết có thể uống aspirin theo chỉ định của bác sĩ. Ở Việt Nam các loài nhện thường gây ít nguy hiểm, không nguy hại tới tính mạng con người.
Nhện Tarantula có nguồn gốc từ châu Mỹ, thuộc họ Theraphosidae, du nhập vào Việt Nam năm 2008, bắt đầu thịnh hành năm 2009. Mặc dù là động vật cảnh, nhưng các chuyên gia khuyến cáo loài vật này có thể gây nguy hiểm chết người. Chỉ một nhát cắn của nó thôi cũng khiến nạn nhân cảm thấy đau buốt đến điêu đứng.
Hơn nữa, vết cắn của nhện Tarantula gây nên vết thương lở loét, lâu lành và dẫn đến tử vong nếu nạn nhân bị dị ứng. Không chỉ độc, hình dáng đầy "sát thủ" với bộ lông dài và gây ngứa, nhện Tarantula còn khiến nhiều người "đứng tim" nếu tình cờ "đụng độ" chúng. Những lông ngứa này có tác dụng làm cho kẻ thù phải bỏ chạy, ngứa ngáy... Tệ hại hơn, nếu dính vào mắt sẽ gây mù. -
Bọ Xít
Bọ xít hút máu hay còn gọi là bọ hôn, bọ ám sát,... có tên khoa học là Triatominae, là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Loại côn trùng này sông bằng máu của các loài động vật có xương sống, một số ít sống nhờ các động vật không xương sống. Bọ xít thường sống thành tổ. Chúng được tìm thấy nhiều ở châu Mỹ, một số ít ở châu Á, châu Phi và châu Úc.
Trong các loài bọ xít hút máu thì loài trong chi Triatoma chính là loài bọ xít hút máu người và cũng đã có mặt đồng loạt ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Bọ xít hút máu người thường dễ nhận biết hơn so với các loài bọ xít thông thường. Loài này có màu nâu sẫm, dài từ 1 - 3.5cm tùy thuộc vào con non hay con trưởng thành. Phần bụng bọ xít hút máu dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân, vòi hút của loại bọ xít này thường ngắn, cong và chia thành 3 đốt rất khỏe. Đây cũng chính là thứ vũ khí mà chúng dùng để đốt và hút máu vật chủ. Bọ xít hút máu người thường thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Chúng thích những nơi ẩm thấp, tăm tối, chúng thường đẻ trứng trên thành giường ngủ, dưới các đống gỗ hay ở những khu vực ẩm thấp khác.Theo các chuyên gia, hiện chưa có nghiên cứu khẳng định bọ xít hút máu người ở Việt Nam có khả năng truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, trên thế giới thì lại có rất nhiều, điển hình nhất là ở châu Mỹ và châu Phi. Hai căn bệnh đã được ghi nhận là do bọ xít hút máu người gây ra là: Bệnh Chagas xảy ra ở Châu Mỹ, bệnh được xác định lây từ động vật sang người qua vết đốt của loài bọ xít hút máu và bệnh ngủ, đây là căn bệnh được phát hiện ở châu Phi. Bệnh ngủ do ký sinh trùng T.brucei gây ra, truyền cho người thông qua vết đốt của bọ xít hút máu người. Sau khi bị loại bọ xít này đốt, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn.