Bệnh viêm phổi địa phương
Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh khoảng 10 - 16 ngày, triệu chứng thở khó, hiện tượng ho xuất hiện sau 25 - 35 ngày hoặc 65 ngày. Có 4 cấp bệnh:
- Cấp tính: Lợn thường có thể sốt nhẹ, tách đàn, ăn kém, đứng hoặc nằm ở góc chuồng.
- Thứ cấp tính: Lợn ốm ho nhiều, há mồm thở nhanh, thóp bụng, sốt nhẹ. Bệnh thường diễn biến trong 2 tuần.
- Mãn tính: Lợn ho khô vào sáng sớm, sau khi ăn. Ho từng tiếng một hoặc từng hồi, thở nhanh, khó thở, có lúc bí đại tiện, sau bị ỉa chảy.
- Ẩn tính: Thể này ít gặp, nếu có thì xảy ra ở lợn trưởng thành, lợn thịt. Lợn thỉnh thoảng ho, khó phát hiện, nên lợn thường bị chết bất thường.
Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
- Luôn đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống, và có đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không bắt lợn vận động liên tục phải cho lợn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Mua con giống từ những nơi an toàn, uy tín.
- Phát hiện nghi vấn, phải cách ly ngay theo dõi bệnh tình chặt chẽ để có cách thức phòng trị kịp thời.
Điều trị:
- Phác đồ 1: Dùng thuốc Plastilin trộn vào thức ăn, nước uống với liều lượng 1g/2-3kg thể trọng.
- Phác đồ 2: Dùng thuốc Cefadoc tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7 kg thể trọng; thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3-5kg thể trọng.
- Phác đồ 3: Dùng thuốc Tylo Tialin tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7kg thể trọng, thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3 - 5kg thể trọng.
- Phác đồ 4: Dùng thuốc Tylosin 10mg/kg thể trọng/ngày phối hợp với Kanamylin 20mg/kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp thịt ngày 2 lần, dùng liên tục đến khi lợn khỏi bệnh.