Thành Tân Sở
Vị trí: Thuộc địa bàn làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Sơn Phòng Quảng Trị chính là tiền thân của Thành Tân Sở được đề nghị xây dựng vào thời gian 1874, sau khi các triều thần đề nghị vua Tự Đức xây dựng các Sơn phòng tại các tỉnh Miền Trung khi quân Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1873. Tuy nhiên, mãi đến năm 1883 dưới triều vua Kiến Phúc mới được đôn đốc xây dựng do Nguyễn Văn Tường trực tiếp đứng ra đôn đốc binh sĩ, tù nhân và dân phu xây dựng. Nơi đây được dùng làm hậu lộ cho kinh đô Huế.
Để xây dựng Thành Tân Sở nhà vua phải tốn hàng ngàn binh lính, tù phạm, và 2 nghìn dân phu ngày đêm đào hào, xây thành, đắp lũy. Vật liệu phần lớn từ Huế vận chuyển ra để xây dựng. Tốn hết 300.000 lượng bạc nén để xây dựng. Thành Tân sở có diện tích gần 23 ha, gồm hai vòng thành đều hình chữ nhật. Vòng thành ngoại dài 548 m, rộng 418 m, xung quanh trồng tre, có 4 cửa: Tả, Hữu, Tiền, Hậu ở chính giữa bốn mặt thành. Vòng thành nội dài 165 m, rộng 100 m, cũng có 4 cửa, bên trong có các nếp nhà dùng làm nhà ở của các cơ quan, có chợ, trại lính, kho đạn, hầm súng…
Ngày nay, Thành Tân Sở chỉ còn lại phế tích chỉ còn lại dãy vườn cây cao su và dải đất trồng. Nguyên nhân vào ngày 10/7/1885 trên đường vua Hàm Nghi đi ra Quảng Bình thì bị quân Pháp đón đầu bắt ở Đồng Hới, buộc Tôn Thất Thuyết phải đưa vua lùi về Thành Tân Sở. Khi đó, quân Pháp đuổi theo và san bằng, cướp phá Sơn Phòng này. Tuy nhiên vào năm 1995 Thành Tân Sở đã được công nhận là di tích quốc gia.
Sơn Phòng Quảng Trị chính là tiền thân của Thành Tân Sở được đề nghị xây dựng vào thời gian 1874, sau khi các triều thần đề nghị vua Tự Đức xây dựng các Sơn phòng tại các tỉnh Miền Trung khi quân Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1873. Tuy nhiên, mãi đến năm 1883 dưới triều vua Kiến Phúc mới được đôn đốc xây dựng do Nguyễn Văn Tường trực tiếp đứng ra đôn đốc binh sĩ, tù nhân và dân phu xây dựng. Nơi đây được dùng làm hậu lộ cho kinh đô Huế.
Để xây dựng Thành Tân Sở nhà vua phải tốn hàng ngàn binh lính, tù phạm, và 2 nghìn dân phu ngày đêm đào hào, xây thành, đắp lũy. Vật liệu phần lớn từ Huế vận chuyển ra để xây dựng. Tốn hết 300.000 lượng bạc nén để xây dựng. Thành Tân sở có diện tích gần 23 ha, gồm hai vòng thành đều hình chữ nhật. Vòng thành ngoại dài 548 m, rộng 418 m, xung quanh trồng tre, có 4 cửa: Tả, Hữu, Tiền, Hậu ở chính giữa bốn mặt thành. Vòng thành nội dài 165 m, rộng 100 m, cũng có 4 cửa, bên trong có các nếp nhà dùng làm nhà ở của các cơ quan, có chợ, trại lính, kho đạn, hầm súng…
Ngày nay, Thành Tân Sở chỉ còn lại phế tích chỉ còn lại dãy vườn cây cao su và dải đất trồng. Nguyên nhân vào ngày 10/7/1885 trên đường vua Hàm Nghi đi ra Quảng Bình thì bị quân Pháp đón đầu bắt ở Đồng Hới, buộc Tôn Thất Thuyết phải đưa vua lùi về Thành Tân Sở. Khi đó, quân Pháp đuổi theo và san bằng, cướp phá Sơn Phòng này. Tuy nhiên vào năm 1995 Thành Tân Sở đã được công nhận là di tích quốc gia.