Miếu bà Chúa Ngọc
Vị trí: Ngã tư quốc lộ 9, cắt đường Hồ Chí Minh tại địa
phận huyện Cam Lộ, có tấm biển chỉ dẫn đền thờ Huyền Trân Công Chúa tại xóm
Chùa, thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ.
Đền thờ tọa lạc ở phía Nam chùa, bên cạnh ao có tên là Bàu Đá. Miếu được xây dựng từ rất lâu bằng gạch với kiểu vòm uốn. Mái được đắp bằng vôi vữa với 3 tầng, kiểu mái cong, đầu cao vút, lợp ngói liệt, có đường cổ diêm giả. Kiểu miếu này mang phong cách thời Lê. Năm 1988 ngôi miếu được dựng lại theo kiến trúc chữ “Nhị” với hai nhà ghép song ngang, trước có đường cổ diêm và mái ngói giả. Đường cổ diêm của tiền đường được đắp nổi ba chữ Hán và phía dưới có kèm thêm 2 câu đối. Bên trọng hậu điện là án thờ có chữ “Linh”. Ngôi miếu này dựng lên bên trên các phế tích của tháp Chăm, tôn thờ vị nữ thần của người Chăm chính là Công Chúa Huyền Trân. Đây chính là sản phẩm văn hóa tinh thần làng xã mang đậm ý thức tôn vinh, ngưỡng vọng nhằm thỏa mãn ước nguyện vươn tới hạnh phúc, ấm no.
Đền thờ tọa lạc ở phía Nam chùa, bên cạnh ao có tên là Bàu Đá. Miếu được xây dựng từ rất lâu bằng gạch với kiểu vòm uốn. Mái được đắp bằng vôi vữa với 3 tầng, kiểu mái cong, đầu cao vút, lợp ngói liệt, có đường cổ diêm giả. Kiểu miếu này mang phong cách thời Lê. Năm 1988 ngôi miếu được dựng lại theo kiến trúc chữ “Nhị” với hai nhà ghép song ngang, trước có đường cổ diêm và mái ngói giả. Đường cổ diêm của tiền đường được đắp nổi ba chữ Hán và phía dưới có kèm thêm 2 câu đối. Bên trọng hậu điện là án thờ có chữ “Linh”. Ngôi miếu này dựng lên bên trên các phế tích của tháp Chăm, tôn thờ vị nữ thần của người Chăm chính là Công Chúa Huyền Trân. Đây chính là sản phẩm văn hóa tinh thần làng xã mang đậm ý thức tôn vinh, ngưỡng vọng nhằm thỏa mãn ước nguyện vươn tới hạnh phúc, ấm no.