Thành cổ Quảng Trị
Vị trí: Thành Cổ Quảng Trị thuộc thị xã Quảng Trị (cổng chính nằm trên đường Lý Thái Tổ), cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông.
Thành Cổ Quảng Trị được biết đến thông qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành khốc liệt trong lịch sử Quảng Trị. Đây chính là nơi những chiến sĩ đã ngã xuống vì quê hương, vì hòa bình, ấm no của dân tộc. Năm 1986, Thành Cổ được xếp hạng vào di tích quốc gia. Thành Cổ được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thành, kéo dài gần 28 năm. Thành được đắp bằng đất, sau đó vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành dạng hình vuông có chu vi tường thành dài 2160 m, thành cao 3 m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành.
Thành Cổ từng được thực dân Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của quân sự. Tại đây, Pháp đã cho xây dựng thêm hệ thống nhà tù để giam giữ những người yêu nước. Nhà lao trong Thành Cổ từng giam giữ các chiến sĩ nồng cốt, các cán bộ Xứ ủy, Tỉnh ủy thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nơi đây còn diễn ra cuộc chiến 81 ngày đêm chống lại quân Mỹ để giữ Thành Cổ. Đã có nhiều chiến sĩ hy sinh và không thể lấy lại được hài cốt, vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu của các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì thế, ngày nay người dân đã xây dựng đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
Ngày nay, phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.
Thành Cổ Quảng Trị được biết đến thông qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành khốc liệt trong lịch sử Quảng Trị. Đây chính là nơi những chiến sĩ đã ngã xuống vì quê hương, vì hòa bình, ấm no của dân tộc. Năm 1986, Thành Cổ được xếp hạng vào di tích quốc gia. Thành Cổ được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thành, kéo dài gần 28 năm. Thành được đắp bằng đất, sau đó vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành dạng hình vuông có chu vi tường thành dài 2160 m, thành cao 3 m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành.
Thành Cổ từng được thực dân Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của quân sự. Tại đây, Pháp đã cho xây dựng thêm hệ thống nhà tù để giam giữ những người yêu nước. Nhà lao trong Thành Cổ từng giam giữ các chiến sĩ nồng cốt, các cán bộ Xứ ủy, Tỉnh ủy thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nơi đây còn diễn ra cuộc chiến 81 ngày đêm chống lại quân Mỹ để giữ Thành Cổ. Đã có nhiều chiến sĩ hy sinh và không thể lấy lại được hài cốt, vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu của các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì thế, ngày nay người dân đã xây dựng đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.
Ngày nay, phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ - sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.