Lần khám thai thứ sáu (31-32 tuần)
Không khác gì ở những lần khám thai trước, mẹ bầu sẽ được bác sĩ do cân nặng, huyết áp nhằm đưa ra những nhận định tổng quát nhất về sức khỏe hiện tại. Siêu âm thai tuần 32 cũng là một yếu tố quan trọng. Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D nhằm đưa ra được những hình ảnh siêu âm thai 32 tuần chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ. Đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc xét nghiệm máu. Với gian đoạn khám thai tuần thứ 32, bác sĩ sẽ khảo sát lượng nước ối nhiều hay ít, chất lượng và đặc điểm của nước ối (đục hay trong). Đồng thời, khám thai ở tháng cuối kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai.
Cũng ở lần siêu âm này, bác sỹ có thể xác định ngôi thai thuận hay nghịch để đưa ra lời khuyên sớm về việc phương pháp sinh phù hợp cho bạn. Trên thực tế, tại mốc siêu âm thai 32 tuần này, ngay cả khi phát hiện thai nhi có dị tật, những điểm bất bình thường thì cũng không thể sửa chữa hay can thiệp được, việc đình chỉ thai là không thể do thai đã quá lớn, ngay cả việc kích đẻ non cũng ít khi được lựa chọn do tỷ lệ sống của thai nhi vẫn cao đồng thời lại gây nhiều nguy hiểm cho mẹ.Tuy nhiên, việc khám thai ở tuần thứ 32 rất quan trọng bởi việc phát hiện những vấn đề bất thường ở thời điểm này giúp mẹ bầu cũng như gia đình chuẩn bị được tâm lý cũng như các điều kiện khác trước khi sinh, nhất là việc lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ và ở thời điểm nào và cả việc chuẩn bị chữa trị cho bé nếu có vấn đề bất thường.
Khám thai ở tuần 31-32, mẹ bầu sẽ được kiểm tra và làm các xét nghiệm quan trọng:
- Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
- Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho bé.
- Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.