Top 7 Mốc khám thai định kỳ theo chuẩn Bộ Y Tế
Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi ý nghĩa giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai. ... xem thêm...Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những mốc khám thai định kỳ theo chuẩn Bộ Y Tế qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát về những lần cần phải đi khám trong thai kỳ nhé!
-
Theo sinh lý bình thường, khi thai đã phát triển đến tuần thứ 6 thì cơ bản mẹ bầu đã có thể phát hiện rằng bản thân đã mang thai. Kích thước thai nhi lúc này rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0.6 cm, tương đương một hạt đậu. Với sự phát triển hiện đại của các phương tiện siêu âm, thông qua tác dụng của sóng âm tần số cao đã có thể ghi nhận được những hình ảnh đầu tiên của thai nhi khi mới bước sang tuần tuổi thứ 6. Đây là thời điểm khởi đầu việc ghi nhận những đặc điểm của em bé nên siêu âm thai 6 tuần tuổi rất quan trọng, thông qua đó có thể phát hiện sự phát triển của em bé có bình thường hay không, giúp bác sĩ điều trị đưa ra những can thiệp sớm và kịp thời nhất cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Bình thường, thai 6 tuần tuổi đã nằm trong tử cung. Do đó, thông qua hình ảnh siêu âm thì mẹ đã có thể nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên của phôi thai. Siêu âm thai qua ổ bụng giúp mẹ nhìn thấy hình ảnh thai nhi sơ khai trong buồng tử cung. Nhược điểm của phương pháp này là hình ảnh của thai nhi đôi lúc sẽ không thấy rõ ràng do sóng siêu âm phải đi qua nhiều lớp mô khác nhau như lớp mỡ, lớp cơ thành bụng... So với siêu âm thai 6 tuần qua ổ bụng thì siêu âm qua đường âm đạo có ưu điểm vượt trội hơn về độ chính xác cao và hình ảnh rõ nét hơn. Một loại đầu dò đặc biệt được đưa vào âm đạo của mẹ, đầu dò phát sóng siêu âm truyền vào buồng tử cung của mẹ để ghi nhận các đặc điểm như vị trí, kích thước, mức độ phát triển của thai nhi. Sau đó tái tạo hình ảnh để hiển thị trên màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ ghi nhận những bất thường nếu có.
Thai 6 - 8 tuần tuổi dù hình hài chưa hình thành nhưng đây vẫn là giai đoạn ghi nhận những sự phát triển vượt bậc. Kết quả siêu âm thai 6 tuần tuổi cho thấy:
- Kích thước thai nhỏ như một hạt đậu nếu tính từ đầu đến mông. Bên cạnh đó, một số mô đã hình thành trên vùng đầu của bé, xuất hiện các trồi nhỏ và bộ phận như má, hàm, cằm... chuẩn bị hình thành.
- Ở vùng đầu của thai nhi mẹ sẽ thấy có 2 lúm nhỏ, vị trí này là nơi hình thành 2 tai của bé. Một số hõm khác ở vùng đầu cũng bắt đầu hình thành nên mắt, mũi... Trong giai đoạn thai 6 tuần, các cơ quan như gan, thận, phổi đã có những bước hình thành đầu tiên.
- Khi thai nhi được 6 tuần tuổi mẹ đã có thể đi siêu âm để ghi nhận những hình ảnh đầu tiên về con. Dù chỉ mới có kích thước bằng hạt đậu nhỏ nhưng các chỉ số siêu âm ở tuần thai này cũng đánh giá được mức độ phát triển của thai nhi.
- Kích thước thai nhỏ như một hạt đậu nếu tính từ đầu đến mông. Bên cạnh đó, một số mô đã hình thành trên vùng đầu của bé, xuất hiện các trồi nhỏ và bộ phận như má, hàm, cằm... chuẩn bị hình thành.
-
Sự phát triển của thai nhi tuần 11-14 (tương đương 10-12 tuần sau thụ tinh) cho thấy cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, dài hơn, giữ được đầu thẳng hơn, và chi dưới cũng phát triển khá nhiều. Toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm. Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Phân su xuất hiện trong ruột thai nhi. Trong tuần này hoặc tuần kế tiếp, giới tính thai nhi sẽ nhìn thấy được rõ ràng (mặc dù thực chất, giới tính thai nhi được quyết định bởi vật chất di truyền, do đó ngay khi thụ tinh giới tính thai nhi đã được xác định).
Thai nhi 11-14 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và là giai đoạn thích hợp để thực hiện các xét nghiệm cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ. Có nhiều xét nghiệm mà bà mẹ nào cũng cần phải làm khi em bé 11-14 tuần tuổi:
- Xét nghiệm Thalassemia: Xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
- Xét nghiệm Double test: Đo nhịp tim của thai nhi.
- Siêu âm kiểm tra dị dạng chi.
- Siêu âm kiểm tra thoát vị cơ hoành.
- Siêu âm đo độ mờ da gáy: Nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau(CVS). Sinh thiết gai nhau được thực hiện sớm là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sẩy thai với tỷ lệ rất thấp chỉ dưới 1%.
- Xét nghiệm Thalassemia: Xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.
-
Tuần thai thứ 16 là thời điểm tuyệt vời của quá trình mang thai. Thời điểm này mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cử động và sự di chuyển của thai nhi. Những cử động ấy khiến mẹ vô cùng thích thú và hạnh phúc. Cảm nhận con yêu đang phát triển khỏe mạnh cũng rõ ràng hơn. Ở tuần thứ 16, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Tóc và lông của thai nhi bắt đầu mọc. Tay chân chuyển động rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Lúc này hệ thống thần kinh hình thành và thực hiện các hoạt động đầu tiên. Tuần thứ 16 là giai đoạn nối tiếp giữa thời kỳ thai nhi “im hơi lặng tiếng” đến thời kỳ bé bắt đầu hoạt động. Tất cả những bộ phận của bé đã bắt đầu hoàn thiện, xương cứng cáp hơn, móng tay móng chân cứng và dài hơn. Vì vậy, những cử động của bé mẹ dễ phát hiện hơn.
Cho đến lúc này, hầu hết thai nhi đã có chiều dài từ đầu tới mông là khoảng 12cm, nặng khoảng 100g. Tim bé bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày để nuôi dưỡng cơ thể và lượng máu này tiếp tục tăng sau đó. Lúc này xương bé đã chắc hơn, chân tay phát triển cứng cáp và dài hơn, thậm chí móng tay của bé cũng đã bắt bắt đầu mọc. Các phản xạ ở tay chân đã được hình thành, thậm chí một số thai nhi có thể mút ngón tay cái. Bước sang tuần thai thứ 16, mắt bé đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu. Ngoài ra, mắt bé cũng có thể hoạt động từ bên này sang bên kia mặc dù mí vẫn nhắm. Tai của bé đã về đúng vị trí và bé đã bắt đầu nghe được giọng nói của mẹ. Khuôn mặt bé đã có những biểu cảm rõ, đôi lúc con như đang ngáp trong bụng mẹ.
Khi khám thai ở tuần 16 mẹ bầu sẽ được kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn:
- Bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu...để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Nếu chưa được thực hiện xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test, đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 - 18) của thai kỳ. Các xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh như ở quý 1 thai kì nhưng có độ nhạy thấp hơn so với Double test.
- Chọc ối: Nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Thai phụ cũng cần lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ gây sảy thai nhưng với tỷ lệ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1%.
-
Bước sang tuần 22-23, kích thước và trọng lượng của em bé trong bụng bạn đã phát triển một cách nhanh chóng. Bé đã nặng khoảng 430g và có chiều dài cơ thể ước chừng 26,7 cm. Do đa số các cơ quan đã hình thành nên mẹ có thể quan sát được hình dáng của con nhờ siêu âm. Lúc này, con đã ra dáng tương tự một em bé sơ sinh rồi đó. Một số mẹ rất ngạc nhiên khi thấy rằng xung quanh cơ thể bé có rất nhiều lông tơ. Mẹ cứ yên tâm nhé, những sợi lông này có tác dụng bảo vệ làn da của bé khỏi nước ối và chỉ vào khoảng tuần thai thứ 32 đám lông tơ này sẽ dần biến mất. Nhờ sự phát triển của hệ thống dây thần kinh trung ương, nên bé trẻ nên “hiếu động” hơn, biết quẫy, đạp, uốn mình.
Theo các chuyên gia, tuần thai thứ 22, bạn đã đạt đủ một số điều kiện cần thiết để thực hiện một số thủ thuật quan trọng nhằm xác định các vấn đề phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh trong đó có dị tật di truyền nếu có. Nếu phát hiện bất kỳ các bất thường nào về các chỉ số, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn. Không chỉ vậy, ở tuần thai thứ 22 bạn còn được chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan đến tim, phổi, huyết áp, kích thước vùng bụng, xét nghiệm các chỉ số từ nước tiểu. Lúc này, thai của bạn cũng đã khá lớn, vì vậy có thể thực hiện siêu âm 3D, 4D giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe thai nhi chính xác nhất. Ngoài ra, nhờ siêu âm, các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời vào các bất thường về nước ối cũng như bánh nhau.
Tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau:
- Khám thai ở tuần 22-23 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.
- Xét nghiệm chỉ số BMI.
- Kiểm tra huyết áp.
- Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối.
- Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ.
-
Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ chuẩn bị bước vào quý thứ ba - quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần. Không có bất kỳ khung chuẩn nào cho việc liệu mẹ có cảm giác thoải mái và tràn đầy năng lượng, hay mẹ luôn thức dậy cảm thấy kiệt quệ, mỏi mệt. Điều duy nhất mẹ có thể làm để bản thân ổn hơn là hòa nhịp với những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ. Ở tuần thứ 27 của thai nhi, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Bé vẫn nhìn thật gầy, nhưng bé sẽ tích mỡ và tăng cân dần dần trong những tuần thai còn lại. Hãy tưởng tượng em bé của mẹ đang có kích thước tương tự một củ cải đường, với chiều dài tầm 35,6 cm và nặng khoảng 907 gram.
Khám thai định kỳ tuần 26 của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu:
- Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
- Kiểm tra chỉ số BMI.
- Kiểm tra huyết áp.
- Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối.
- Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
- Xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi: bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé. Bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi kĩ hơn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể bạn sản xuất ra kháng thể chống lại Rh dương của bé. Chỉ định tiêm glubulin miễn nhiễm Rh có thể được tiêm trên cơ thể bạn để ngăn chặn quá trình sản xuất kháng thể chống lại Rh dương của bé.
- Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Không khác gì ở những lần khám thai trước, mẹ bầu sẽ được bác sĩ do cân nặng, huyết áp nhằm đưa ra những nhận định tổng quát nhất về sức khỏe hiện tại. Siêu âm thai tuần 32 cũng là một yếu tố quan trọng. Thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D nhằm đưa ra được những hình ảnh siêu âm thai 32 tuần chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ. Đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc xét nghiệm máu. Với gian đoạn khám thai tuần thứ 32, bác sĩ sẽ khảo sát lượng nước ối nhiều hay ít, chất lượng và đặc điểm của nước ối (đục hay trong). Đồng thời, khám thai ở tháng cuối kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai.
Cũng ở lần siêu âm này, bác sỹ có thể xác định ngôi thai thuận hay nghịch để đưa ra lời khuyên sớm về việc phương pháp sinh phù hợp cho bạn. Trên thực tế, tại mốc siêu âm thai 32 tuần này, ngay cả khi phát hiện thai nhi có dị tật, những điểm bất bình thường thì cũng không thể sửa chữa hay can thiệp được, việc đình chỉ thai là không thể do thai đã quá lớn, ngay cả việc kích đẻ non cũng ít khi được lựa chọn do tỷ lệ sống của thai nhi vẫn cao đồng thời lại gây nhiều nguy hiểm cho mẹ.Tuy nhiên, việc khám thai ở tuần thứ 32 rất quan trọng bởi việc phát hiện những vấn đề bất thường ở thời điểm này giúp mẹ bầu cũng như gia đình chuẩn bị được tâm lý cũng như các điều kiện khác trước khi sinh, nhất là việc lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ và ở thời điểm nào và cả việc chuẩn bị chữa trị cho bé nếu có vấn đề bất thường.
Khám thai ở tuần 31-32, mẹ bầu sẽ được kiểm tra và làm các xét nghiệm quan trọng:
- Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
- Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho bé.
- Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.
- Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn.
-
Bước sang tuần 36, chỉ còn 4 tuần nữa là bé sẽ chào đời, qua hình ảnh siêu âm có thể thấy thai nhi lúc này đã trông giống trẻ sơ sinh hơn, với làn da mịn màng và đôi chân nhỏ nhắn. Với khối lượng cơ thể như trên, thai nhi đã chiếm hầu hết khoảng trống trong túi ối. Điều này khiến bé không còn đủ không gian để thực hiện những cú đạp nhiều như trước nữa, tuy nhiên mẹ vẫn có thể cảm nhận thấy bé đang cử động giãn người, cuộn mình và ngọ nguậy.
Em bé đã bắt đầu di chuyển vị trí dần xuống đường sinh khiến mẹ cảm thấy dễ thở hơn đôi chút. Nếu đây là lần sinh đầu tiên, thai nhi có thể rơi vào đường sinh ở âm đạo ngay trong tuần này. Do đó mẹ cũng nên học cách phân biệt những cơn co thắt tử cung báo hiệu chuyển dạ giả. Từ giai đoạn này cho đến khi kết thúc thai kỳ, mẹ cần phải đến khám sản khoa ít nhất một lần mỗi tuần.- Kiểm tra tử cung và tư vấn các dấu hiệu sắp sinh.
- Kiểm tra cổ tử cung.
- Siêu âm theo dõi thai nhi.
- Kiểm tra khung chậu để xác định bạn có khả năng sinh thường hay không.
- Xét nghiệm Non - stress.