Top 9 Bước thực hành khám thai
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi, từ nội tiết, tâm lý đến thể chất. Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, người mẹ ... xem thêm...lại có những thay đổi để thích nghi và đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Việc theo dõi và thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ hiểu được tình trạng sức khoẻ của mình và biết được con yêu có đang phát triển tốt hay không. Đặc biệt, khám thai đúng lịch, đúng hẹn sẽ giúp các bác sĩ theo dõi đầy đủ, có những chẩn đoán chính xác, sớm phát hiện và điều trị kịp thời những biến chứng (nếu có). Hãy cùng Toplist tìm hiểu về các bước thực hành khám thai theo chuẩn Y tế qua bài viết dưới đây nhé!
-
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải khám thai để nắm bắt tình hình sức khỏe của cả hai mẹ con. Mỗi lần khám thai sẽ là khác nhau nhưng hầu như đều cần trải qua các bước khám thai chuẩn để cho kết quả chính xác nhất. Hỏi thông tin - Đây là bước đầu tiên và không thể bỏ qua trong quy trình các bước khám thai chuẩn. Có nhiều mẹ cho rằng bước này không cần thiết, cứ vào khám thôi nhưng thật ra nó khá quan trọng. Bác sĩ cần hỏi những thông tin cần thiết để có những chẩn đoán ban đầu và quyết định nên khám gì, làm xét nghiệm gì cho chính xác. Tùy vào thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được hỏi những câu hỏi khác nhau.
Mang thai 3 tháng đầu: Bác sĩ sẽ hỏi mẹ các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, mẹ sẽ được hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường và hỏi tiền sử bệnh tật trước đó… Mang thai 3 tháng giữa: Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ hỏi han về hiện tượng thai máy, về những thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như được hỏi về tình hình phát triển cân nặng của mẹ và những loại thuốc mẹ đang sử dụng… Mang thai 3 tháng cuối: Giai đoạn này, ở những lần khám thai, bác sĩ sẽ hỏi mẹ về thai máy, tình hình sức khỏe của mẹ và hỏi xem có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không…
-
Sau khi hỏi thăm các thông tin cơ bản ở bước một, mẹ bầu sẽ được thăm khám toàn thân. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp của mẹ… Sau khi đo khám, bác sĩ sẽ xem xét tình hình coi mẹ có dấu hiệu bất thường nào không, có tăng cân quá nhanh hoặc tăng quá chậm hay không để từ đó tư vấn chế độ ăn uống, vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Khi khám thai, các mẹ bầu sẽ được đo chiều cao, cân nặng, theo dõi cân nặng hàng tháng nếu mỗi tháng tăng quá 2 kg hoặc trong 1 tuần tăng 500 gam thì có nguy cơ bị phù nề, giữ nước. Đếm mạch và huyết áp cho mỗi lần khám, mạch có thể tăng từ 10 đến 15 nhịp/phút, huyết áp bình thường không có biến đổi gì khi có thai. Khám tim phổi, khám ngực, khám bụng xem có u cục hay có gì bất thường không.
-
Trong các bước khám thai thì khám sản khoa là bước quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua. Khám sản khoa giúp bác sĩ chẩn đoán được những thông tin cần thiết từ mẹ và bé như kiểm tra xem mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai… Bên cạnh đó, việc khám sản khoa còn giúp phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh.
Quan sát bụng, nắn bụng tìm đáy tử cung, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, đo khung xương chậu, nắm bụng để xác định các phần của thai nhi. Đánh giá mức độ tiến triển của ngôi thai, nghe tim thai. Tùy theo tuổi thai mà phần khám sản trong mỗi lần khám có thể thay đổi: ví dụ khi khám ở tuổi thai còn nhỏ (3-4 tháng) thì chưa thể nghe được tim thai, không cần đo chiều cao tử cung và vòng bụng, mà chỉ cần nắn tìm đáy tử cung là đủ. Chỉ những tháng cuối mới nắn kỹ các phần thai, để chẩn đoán ngôi thai, thế và đánh giá mức độ cao thấp của ngôi thai.
-
Xét nghiệm phải làm ở mỗi lần khám thai là xét nghiệm nước tiểu để tìm protein. Có thể thực hiện xét nghiệm này bằng phương pháp đốt nóng hay bằng giấy thử. Trong điều kiện cơ sở được cung cấp thiết bị xét nghiệm huyết cầu tố, thì cũng phải thực hiện để đánh giá tình trạng thiếu máu của thai phụ. Tùy vào thời điểm khám thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp. Các mốc quan trọng để làm xét nghiệm cho thai nhi là thai nhi 11-14 tuần tuổi, thai 22-23 tuần tuổi và thai 31-32 tuần tuổi.
Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như một phần của việc tầm soát trước sinh. Các xét nghiệm khi mang thai giúp bà bầu phát hiện sớm nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và thai nhi, để từ đó bác sĩ có hướng xử trí phù hợp và kịp thời. Các xét nghiệm được thực hiện trong khám thai gồm xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật bẩm sinh nếu có. -
Ngay từ lần khám đầu tiên phải hỏi thai phụ xem họ đã được miễn dịch với uốn ván ở mức nào, để có kế hoạch tiêm bổ sung hay tiêm mới hoàn toàn. Nếu thai phụ chưa được tiêm mũi nào thì phải tiêm cho họ hai mũi, cách nhau 1 tháng, mũi hai phải tiêm trước thời gian dự kiến đẻ ít nhất 30 ngày. Nếu thai phụ đã được tiêm hai mũi ở lần sinh trước thì hướng dẫn thai phụ tiêm thêm một mũi nữa. Nếu khi còn nhỏ, thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng với ba mũi tiêm phòng uốn ván, thì cũng hướng dẫn thai phụ tiêm thêm một mũi.
Theo các bác sỹ, tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Hơn nữa, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không ảnh hưởng đến thai nhi lại có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định.
-
Đây là một bước rất quan trọng trong tiến trình khám thai. Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh thai nghén cần được thực hiện trong mọi lần khám thai. Người cán bộ y tế cần phải chủ động trao đổi với thai phụ hoặc sẵn sàng, vui vẻ trả lời, giải thích cho thai phụ những điều họ hỏi. Giáo dục và tư vấn cho phụ nữ trước và trong khi mang thai mang đến cho sản phụ sự chuẩn bị cần thiết trước khi có thai, bao gồm cả các nguy cơ có thể cho mẹ và thai, các phòng ngừa quan trọng, và các việc cần làm khi mang thai.
Giáo dục và tư vấn không thể chỉ thực hiện trong một lần, mà nhiều lần trong suốt thời gian mang thai. Nội dung của giáo dục và tư vấn trước khi mang thai bao gồm các hiểu biết cơ bản về khuyết tật bẩm sinh, tiền sử bản thân và gia đình, thuốc sử dụng trước và trong khi mang thai, các vacxin nên được dùng trước khi mang thai, tư vấn về khám thai, dinh dưỡng, chế độ làm việc, vệ sinh, và các chế độ sinh hoạt khác khi mang thai... -
Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ và cung cấp đủ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống bình thường, nhất là những mẹ bầu ốm nghén nặng thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người thì nhu cầu bổ sung sẽ khám nhau. Quan khám thai, bác sĩ sẽ nắm bắt được và chỉ định liều lượng phù hợp.
Ở vùng có dịch sốt rét lưu hành, thuốc phòng chống sốt rét cần được cấp cho thai phụ theo phác đồ của ngành sốt rét. Thuốc có iod cần được cung cấp cho các vùng có bướu cổ lưu hành nặng, theo pháp đồ phòng chống thiếu iod. Để phòng ngừa thiếu máu cho mẹ và thai, cần cung cấp cho tất cả thai phụ viên sắt/folic để uống trong suốt thời kỳ mang thai cho đến sau đẻ một tháng. Ngoài ra, các thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu nên sử dụng thường xuyên trong thai kỳ: tảo biển, mỡ cá hồi, dầu cá ngừ đại dương, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.
-
Ghi sổ khám thai, phiếu khám thai, lưu phiếu khám hay phiếu hẹn vào ô hay túi có tên tháng sẽ hẹn thai phụ khám lần sau. Lập "con tôm" để dán lên bảng theo dõi quản lý thai vào ô có tháng dự kiến đẻ của thai phụ, ngay từ lần khám đầu tiên. Đây là bước quan trọng và không được bỏ sót trong các bước khám thai vì những ghi chép thông tin sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Đồng thời, thông qua những thông tin của các lần khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất chờ đón ngày con yêu chào đời. Nếu mẹ có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong suốt thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp xử trí kịp thời. Ngoài những phần dành cho cán bộ y tế ghi chép, sổ còn có phần dành cho gia đình những trang tự ghi chép quá trình phát triển của trẻ và cung cấp những thông tin cần thiết cho gia đình về cách chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Sổ là công cụ để theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em liên tục từ khi mang thai cho đến khi trẻ được 6 tuổi chuẩn bị cắp sách tới trường nứa nhé. -
Đây là bước cuối cùng trong các bước khám thai. Sau khi hoàn tất các bước ở trên, bác sĩ sẽ thông báo kết quả khám cho mẹ bầu, thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của cả hai mẹ con. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Nếu mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ hẹn mẹ lịch khám lại vào lần sau để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc.
Đồng thời, các bác sỹ sẽ nhắc lại cho bạn thông điệp chính: Khám thai ít nhất ba lần trong 3 thời kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. Nếu có điều kiện, nên khám ít nhất 2 lần trong 3 tháng cuối. Khi có dấu hiệu bất thường phải đi khám ngay.