Top 12 lý do nên theo học nghề báo
Với những bạn trẻ năng động, thích đi đây đó để trải nghiệm cuộc sống, thích học hỏi và có khả năng viết lách. Báo chí là một sự lựa chọn ngành nghề hoàn hảo ... xem thêm...nhất cho bản thân. Đến với nghề báo, bạn sẽ phải đối mặt với áp lực công việc, sự khó khăn, vất vả nhưng nó sẽ cho bạn rất nhiều thứ, rất nhiều cơ hội nếu bạn thực sự đam mê với nghề.
-
Được đi nhiều nơi
Với các sinh viên Báo chí, nhà trường luôn khuyến khích các bạn phải đi thật nhiều. Không cần phải nói đâu xa, ngay ở các bài tập thực hành , các bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm với bên ngoài, học cách nhìn nhận nơi đó như thế nào, con người ra sao...
Đặc thù của nghề báo là phải đi rất nhiều, liên tục chạy theo những sự kiện và thông tin mới. Có thể nói, nghề báo như một "chuyến du lịch" của cuộc đời bạn. Hôm nay bạn đang ở chỗ này, ngày mai bạn đã đặt chân đến một nơi khác và hôm sau bạn lại đang ở một nơi hoàn toàn khác nữa.
Tuy nhiên, khi bước chân vào nghề, bạn mới vỡ ra là những "chuyến du lịch" này không thú vị như bạn tưởng. Bạn sẽ phải quay cuồng trước những thông tin, sự kiện, bài viết, áp lực và tay chân hoạt động không ngừng. Nhưng bù lại, bạn sẽ phải tự hào vì những hiểu biết mới của mình về từng địa phương, từng vùng đất, những phong tục đời sống, văn hóa và còn cả những đặc sản ẩm thực vùng miền.
-
Năng động và luôn luôn đổi mới
Bạn là một người năng động, chán ghét sự lặp lại và luôn muốn đổi mới ? Hãy đến với nghề báo, nó sẽ cho bạn tất cả những gì mà bạn cần.
Tính chất của nghề là đưa những thông tin mới nhất, nóng nhất đến đọc giả. Hàng ngày, trước guồng quay của cuộc sống có biết bao điều mới mẻ đã, đang và sẽ diễn ra. Chính bạn - những nhà báo sẽ là những người nắm bắt sự kiện, đến đó và đưa tới đọc giả thông tin uy tín, chính xác nhất.
-
Kiếm tiền khi đang là sinh viên
Đến với nghề báo, ắt hẳn bạn sẽ có một vốn từ ngữ, văn chương nhất định. Nếu bạn là sinh viên năm nhất, bạn đã có thể sử dụng "nguồn vốn" của mình để sáng tác những mẫu truyện, tản văn, bài thơ...gửi lên những tờ báo tuổi Teen. Từ năm ba trở đi, bạn đã có một lượng kiến thức chuyên ngành nhất định để có thể viết những mẫu tin ngắn, phóng sự... và nhận nhuận bút cao hơn.
Báo chí vốn là một ngành khó đối với sinh viên, đòi hỏi rất nhiều kĩ năng. Tuy vậy, khi đã được tôi luyện ở môi trường giảng dạy chuyên nghiệp, chắc chắn khả năng của bạn sẽ được thăng tiến rất nhanh. Chỉ cần có một chút "vốn liếng", bạn đã có thể viết được những bài tin, bài phỏng vấn để gửi đến các báo và kiếm thêm thu nhập cho bản thân.
Các bạn nên nhớ, các tòa soạn Báo chí ở nước ta luôn rất chào đón "bài, vở" từ các cộng tác viên, chỉ cần cố gắng và nỗ lực, chắc chắn bản thân bạn sẽ tự kiếm cho mình một số tiền không hề nhỏ. -
Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin là điều cần thiết với tất cả các ngành, các công việc trong cuộc sống, không chỉ riêng gì nghề báo. Rất ít các bạn theo nghề đều có sẵn sự tự tin cho chính mình, còn lại đều rất e dè và ngại khi đứng trước đám đông.
Theo học báo chí, môi trường xung quanh và thầy cô sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cải thiện yếu điểm của bạn. Dần dần, sự tự ti và nhút nhát cũng sẽ biến mất.
Nếu có lần bạn tự đặt cho mình câu hỏi, liệu đâu mới là nơi tốt nhất để khẳng định bản thân của mình? Một trong số câu trả lời chính là môi trường Báo chí. Giống như bạn, những ai quyết định theo đuổi con đường này đều có cái tôi rất lớn, muốn thể hiện bản thân qua các bài thuyết trình, các bài tập cá nhân.
Muốn là một sinh viên nổi bật trong lớp và khẳng định được bản thân, chắc chắn bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Nếu không, đừng bao giờ bạn mơ có thể vượt mặt được người khác! -
Khẳng định bản thân
Theo học ngành báo chí chính là môi trường tốt nhất để bạn khẳng định bản thân mình. Bạn muốn xây dựng cho mình một "màu sắc" thật riêng biệt? Bạn có cái "tôi" rất lớn? Bạn muốn thể hiện mình qua những bài thuyết trình, những bài tập cái nhân?
Hay đơn giản bạn muốn là một sinh viên thật nổi bật. Hãy đến với nghề báo để được thỏa sức vùng vẫy với những ý tưởng của riêng mình nhé.
-
Bạn nắm trong tay sức mạnh công luận
Là người tạo lập và hướng dẫn dư luận xã hội, bạn đại diện cho tiếng nói của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhưng cũng chính vì vậy mà hãy cẩn thận với “lời ăn tiếng nói” của bạn trên mặt báo.
Xác minh, thẩm định nguồn thông tin thật chính xác luôn là nguyên tắc đầu tiên của nhà báo. Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.
-
Luôn trau dồi kiến thức
Mỗi ngày bạn cần dành ít nhất 1.5 giờ vào buổi sáng để nắm bắt tin tức nổi bật trong nước và quốc tế, trau dồi vốn kiến thức xã hội để làm hành trang, bổ trợ cho nghề nghiệp. Trong nghề báo, cách học tốt nhất là học hỏi chính ngay trong cuộc sống, học bạn bè đồng nghiệp và tự học ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân mình.
Làm phong phú “kho dữ liệu” trong đầu bạn chính là điều kiện để có thể xây dựng những bài viết chất lượng, có chiều sâu và dễ dàng thuyết phục người đọc bằng những lập luận chặt chẽ, xác đáng nhất.
-
Rèn luyện tư duy nhạy bén
Để nhìn nhận chuẩn xác vấn đề và có thể phản ánh đúng tính chất báo chí thì một người phóng viên cần có tư duy nhanh nhạy và phân tích tình huống “khác biệt” so với những người bình thường. Một vụ án, một phóng sự bên cạnh cách dẫn dắt tin tức thường gặp, trình bày đúng-đủ thì người phóng viên nên đưa ra những góc nhìn sự việc khác biệt hơn, khai thác những khía cạnh mà những người đồng nghiệp ít khi nghĩ đến.
Luôn biết cách nắm bắt thị hiếu cũng như suy nghĩ của công chúng, rằng họ muốn thấy những vấn đề gì trên mặt báo, xem gì trên truyền hình… để từ đó có những tác phẩm “để đời”.
-
Nhu cầu của xã hội
Trước tình hình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thông tin, truyền thông cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động báo chí - truyền thông ngày càng đòi hỏi cao hơn. Bên cạnh các ngành học đang “hot” ở khối các trường Kinh tế, Tài chính, Ngoại thương, Thương mại,… báo chí cũng đang là tâm điểm, là sự lựa chọn số 1 của giới trẻ hiện nay.
Báo chí là một trong số những ngành được quan tâm nhất hiện nay – không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Báo chí chính là "quyền lực thứ tư" của xã hội. Vì thế, việc trở thành sinh viên ngành Báo và gắn bó với con đường đó sau này vốn là sự lựa chọn không hề tồi chút nào.
-
Đa dạng sự lựa chọn nghề nghiệp
Nếu bạn nghĩ rằng, học Báo chí sẽ trở thành một phóng viên viết đăng báo giấy, đi lấy tin khắp các vùng miền… thì quả là thiếu sót lớn đấy! Trong báo chí được chia thành 4 nhóm chính: báo in, truyền hình, phát thanh, báo trực tuyến.
Mỗi một loại hình sẽ có những trải nghiệm đặc biệt và các kiến thức bổ trợ khác nhau. Nếu như báo in đòi hỏi người học phải có người học phải viết cứng tay, tập trung vào mặt ngôn ngữ; thì truyền hình và phát thanh lại chú trọng nhiều hơn về mặt hình ảnh, âm thanh đi kèm các thiết bị hỗ trợ như: máy quay, micro, thiết bị thu âm…
Bên cạnh đó, báo trực tuyến là một loại hình báo chí xuất hiện gần đây nhưng có sự phát triển vượt bậc nhờ tích hợp hầu hết các đặc tính của các loại hình còn lại. Ở báo trực tuyến như Zingnews, Thanh Niên Online,… bạn có thể vừa đọc tin tức, xem video, nghe radio thậm chí là tương tác với tác giả và các người dùng khác. Vì vậy, các bạn có thể dựa vào sở thích, khả năng của bản thân để xác định theo đuổi từ ban đầu
-
Bạn học được nhiều thứ hơn là viết
Như đã nói trên, đa phần nhiều bạn trẻ nghĩ rằng học báo chí sẽ chỉ… học viết. Tuy nhiên, với sự đa dạng các loại hình (nêu trên) cùng với nhu cầu thông tin hiện tại, một sinh viên báo chí đòi hỏi phải là người đa-zi-năng.
Đầu tiên, viết vẫn là kĩ năng nền tảng và quan trọng nhất trong ngành Báo vì viết là công cụ truyền tải thông tin trước khi chúng được ghi hình, đọc lời bình,… Đến với ngành Báo, các bạn sẽ được tha hồ làm quen với các thiết bị chuyên dụng như: máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, micro,… cũng như các phần mềm dựng phim, lọc âm thanh, thiết kế như Adoble Premiere, Adobe Audition, Indesign. Đặc biệt, trở thành một nhiếp ảnh cừ khôi, tự tạo ra những bức ảnh sống ảo chuyên nghiệp, làm những video triệu view… cũng không có gì to tát nhé!
Ngoài ra, kĩ năng giao tiếp, cách phát âm tròn vành rõ chữ cũng sẽ được chú trọng trong môn Phát thanh. Nhiều sinh viên Báo chí khá bất ngờ khi tham gia một lớp Phát thanh không khác gì buổi luyện giọng ở trường Nhạc viện. Những giảng viên kì cựu, phát thanh viên khách mời sẽ giúp bạn cách đọc thế nào cho đúng, cách giữ cột hơi ổn định và nhấn nhá trong phát thanh…
Song, các MC hiện tại trên các chương trình truyền hình, radio đa phần đều xuất thân từ ngành Báo. Với cơ hội cọ xát thực tế, được làm quen với ống kính khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nắm vững các kiến thức chuyên ngành… là những điểm nổi bật đưa nhiều sinh viên Báo chí gắn bó với nghề MC.
-
Tối ưu hóa kĩ năng mềm
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi rằng: Tại sao các phóng viên lại tinh mắt, nhanh ý khi lấy tin? Tại sao họ có thể lấy được thông tin trong khi đối tượng quá dữ dằn? Và tại sao chuyện gì họ cũng biết?
Câu trả lời là ngoài kiến thức chuyên ngành, các sinh viên Báo chí còn có những bài học, buổi đi thực tế. Nhiều bài tập trên lớp được giảng viên khuyến khích, thậm chí bắt buộc các bạn ra ngoài thực hiện. Các địa điểm có thể từ công viên, sân vận động đến trường học, chợ quán…Với môi trường làm việc đa dạng, đòi hỏi các bạn phải học cách thích nghi, tự mày mò, tìm kiếm thông tin. Từng kĩ năng hỏi đường, dò suy nghĩ, làm quen với đối tượng… sẽ giúp các bạn có những trải nghiệm có một không hai khi đi từ trang sách ra đời thường.
Đặc biệt, làm việc nhóm là phần không thể thiếu trong các hoạt động Báo chí. Đối với các môn học về truyền hình, phát thanh… đòi hỏi mỗi thành viên phải thúc đẩy nhau xây dựng kịch bản, điều chỉnh góc quay, ánh sáng… sao cho hoàn hảo nhất. Đặc biệt, các kỉ niệm khi làm việc cùng nhau, cùng bị đuổi mắng khi ghi hình ở chợ, bị mọi người nhìn trầm trồ… sẽ khiến cuộc sống Đại học của bạn đầy ắp trải nghiệm.