Lhasa, Tây Tạng
Lhasa là thủ phủ của Tây Tạng, vùng tự trị của Trung Quốc. Thành phố này là nơi ở truyền thống của các Dalai Lama và các cung Potala và Norbulingka trong Phật giáo Tây Tạng được xem là các trung tâm linh thiêng nhất ở Tây Tạng. Thành phố này có khoảng 255.000 người dân, ở độ cao vào khoảng 3.650 m, là một trong những thành phố cao nhất trên thế giới. Lhasa theo nghĩa đen là "nơi ở của thần linh", mặc dù các tài liệu cổ tiếng Tây Tạng và các bản khắc cho thấy ban đầu nơi này được gọi là Rasa, nghĩa là "nơi của triều đình". Lhasa có nhiều thắng cảnh lịch sử, bao gồm cung điện Potala, đền Jokhang, tu viện Sera, đền Zhefeng, tu viện Drepung và Norbulingka. Tuy nhiên, nhiều địa điểm quan trọng đã bị hư hại trong thời Cách mạng Văn hóa.
Thành phố Lhasa được bao quanh bởi ba con đường làm thành ba vòng đồng tâm được sử dụng bởi tín đồ để circumambulate. Đền Johkhang linh thiêng, nhiều người đi vài bước lại quỳ phủ phục xuống dọc theo những con đường này để tỏ lòng thành kính. Đường vòng trong cùng, đường Nangkor, nằm bên trong đền Jokhang, và bao xung quanh điện thờ Jowo Shakyamuni, bức tượng linh thiêng nhất trong Phật giáo Tây Tạng. Đường vòng ở giữa, đường Barkor, đi qua những khu phố cổ và bao quanh đền Jokhang và nhiều tòa nhà khác ở gần đó. Đường vòng ngoài cùng Lingkor bao quanh toàn bộ thành phố Lhasa truyền thống. Do sự xây dựng của một con đường mới rộng lớn, Beijing Lam, đường Lingkor ngày nay không được sử dụng thường xuyên bởi khách hành hương ngoan đạo. Cứ mỗi tháng 8, lễ hội Shoton được tổ chức ở Lhasa, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Tây Tạng được tổ chức từ thế kỉ thứ 7.