Di tích vụ thảm sát Mỹ Thủy 1948
Vị
trí:
Thuộc thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Cách thị trấn Hải
Lăng và quốc lộ 1A 15 km về phía Đông.
Nơi đây được công nhận di tích tích lịch sử cấp quốc
gia vào ngày 12/07/2001.
Dân Mỹ Thủy gắn bó với cuộc sống gặp nhiều sóng gió, vất vả mưu sinh, cho nên trong họ luôn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, ý chí kiên cường và bất khuất, không sợ kẻ thù và đi theo cách mạng. Trong những năm 1930 – 1945 tại đây cách mạng Mỹ Thủy đã góp phần thắng lợi cho phong trào cách mạng tháng 8 năm 1945. Đến thời kỳ thực dân pháp bình định ở Quảng Trị vào năm 1947. Biển Mỹ Thủy là nơi nhận chi viện từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh vào Bình Trị Thiên để chiến đấu với quân Pháp. Bọn thực dân vì thế mà trên nên cay cú, căm phẫn dân cư ở Biển Mỹ Thủy. Chúng tìm mọi cách để càn quét và tiêu diệt lực lượng cách mạng ở nơi này.
Đặc biệt, từ tháng 01/1947 đến tháng 04/1948 chúng đã thực hiện 3 đợt càn quét, đốt phá tại thôn Mỹ Thủy. Cụ thể vào 05/03/1947 chúng đã đốt cháy gần hết nhà cửa tại thôn Mỹ Thủy, giết chết 3 người. Từ ngày 17, 18 và 19/03/1948 chúng thực hiện cuộc càn quét vùng đồng bằng Hải Lăng với chiến dịch mang tên “Tuần lễ Hải Lăng”, trong đợt càn quét này chúng giết 1.300 người, đốt cháy hàng ngàn ngôi nhà, cướp đi hết tài sản, trong đó có làng Mỹ Thủy. Chưa đầy 20 ngày sau vụ thảm sát thì đến 08/04/1948 bọn thực dân Pháp đã thực hiện cuộc càn quét tàn bạo hơn, dã mã hơn theo đúng nghĩa “3 sạch”. Sau 3 giờ hãm hiếp, cướp bóc, tàn phá, làng Mỹ Thủy đã trở thành nơi hoang tàn, tang tóc, đầy máu thịt, xương xóc, trên một miền cát trắng, trong những ngôi nhà đang cháy. Cả làng chỉ còn sót lại vài đứa trẻ chưa đầy 20 người, với 452 người dân vô tội đã bị sát hại, cùng toàn bộ nhà cửa, ngư cụ của dân chúng và tài sản đã bị phá hoại.
Chỉ trong vòng chưa đầy một năm 1948 hàng ngàn người dân vô tội tại thôn Mỹ Thủy nói riêng và ở Quảng Trị nói chung đã chịu nhiều mất mát, đau thương, một tổn thất to lớn trong lịch sử dân tộc. Minh chứng hùng hồn cho tội ác dã man của bọn thực dân Pháp, đồng thời tôn vinh những con người đã ngã xuống để bảo vệ và giữ gìn cho nền độc lập tự do của dân tộc. Từ đây, nhắc nhở các thế hệ về sau, hãy luôn giữ vững hòa bình và tự do của dân tộc.
Dân Mỹ Thủy gắn bó với cuộc sống gặp nhiều sóng gió, vất vả mưu sinh, cho nên trong họ luôn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, ý chí kiên cường và bất khuất, không sợ kẻ thù và đi theo cách mạng. Trong những năm 1930 – 1945 tại đây cách mạng Mỹ Thủy đã góp phần thắng lợi cho phong trào cách mạng tháng 8 năm 1945. Đến thời kỳ thực dân pháp bình định ở Quảng Trị vào năm 1947. Biển Mỹ Thủy là nơi nhận chi viện từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh vào Bình Trị Thiên để chiến đấu với quân Pháp. Bọn thực dân vì thế mà trên nên cay cú, căm phẫn dân cư ở Biển Mỹ Thủy. Chúng tìm mọi cách để càn quét và tiêu diệt lực lượng cách mạng ở nơi này.
Đặc biệt, từ tháng 01/1947 đến tháng 04/1948 chúng đã thực hiện 3 đợt càn quét, đốt phá tại thôn Mỹ Thủy. Cụ thể vào 05/03/1947 chúng đã đốt cháy gần hết nhà cửa tại thôn Mỹ Thủy, giết chết 3 người. Từ ngày 17, 18 và 19/03/1948 chúng thực hiện cuộc càn quét vùng đồng bằng Hải Lăng với chiến dịch mang tên “Tuần lễ Hải Lăng”, trong đợt càn quét này chúng giết 1.300 người, đốt cháy hàng ngàn ngôi nhà, cướp đi hết tài sản, trong đó có làng Mỹ Thủy. Chưa đầy 20 ngày sau vụ thảm sát thì đến 08/04/1948 bọn thực dân Pháp đã thực hiện cuộc càn quét tàn bạo hơn, dã mã hơn theo đúng nghĩa “3 sạch”. Sau 3 giờ hãm hiếp, cướp bóc, tàn phá, làng Mỹ Thủy đã trở thành nơi hoang tàn, tang tóc, đầy máu thịt, xương xóc, trên một miền cát trắng, trong những ngôi nhà đang cháy. Cả làng chỉ còn sót lại vài đứa trẻ chưa đầy 20 người, với 452 người dân vô tội đã bị sát hại, cùng toàn bộ nhà cửa, ngư cụ của dân chúng và tài sản đã bị phá hoại.
Chỉ trong vòng chưa đầy một năm 1948 hàng ngàn người dân vô tội tại thôn Mỹ Thủy nói riêng và ở Quảng Trị nói chung đã chịu nhiều mất mát, đau thương, một tổn thất to lớn trong lịch sử dân tộc. Minh chứng hùng hồn cho tội ác dã man của bọn thực dân Pháp, đồng thời tôn vinh những con người đã ngã xuống để bảo vệ và giữ gìn cho nền độc lập tự do của dân tộc. Từ đây, nhắc nhở các thế hệ về sau, hãy luôn giữ vững hòa bình và tự do của dân tộc.