Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Huyết áp luôn chuyển động chứ không giữ nguyên ở một con số nhất định. Tuy nhiên, một số tình trạng y tế nhất định sẽ gây ra hạ huyết áp kéo dài và khiến nó trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể bao gồm:
- Huyết áp thấp sinh lý do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao.
- Suy giảm chức năng của tim dẫn đến tim co bóp yếu, lưu thông máu kém.
- Hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường.
- Khi không đủ thể tích máu trong lòng mạch cũng gây huyết áp thấp. Điều này xảy ra khi cơ thể bị mất máu hoặc mất nước kéo dài, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết để lưu thông.
- Huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai khá phổ biến do nhu cầu máu từ cả mẹ và thai nhi gia tăng.
- Giãn tĩnh mạch: đó là nguyên nhân khá thường gặp. Ở người bị giãn tĩnh mạch, thể tích máu giảm vì thành mạch máu bị giãn nở và chất lượng kém. Người bị giãn tĩnh mạch đứng 30 phút có thể mất một lượng máu khoảng 1 lít do máu tụ lại ở phần dưới của cơ thể.
- Rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy thượng thận và bệnh tuyến giáp.
- Hạ huyết áp do kiệt sức, do nhiệt hoặc cảm nhiệt.
- Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu hạ thấp (hạ đường huyết).
- Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn mạch,...
- Cuộc sống căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất, tình trạng béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng... đều có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Ngoài ra người cao tuổi cũng thường có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn so với những người trẻ. Do ở người già, mạch máu trở nên cứng đi, kém đàn hồi nên thể tích máu sẽ giảm đi sau khi ăn, vì một lượng lớn máu tập trung về dạ dày giúp cho quá trình tiêu hóa.
Huyết áp có thể giảm đột ngột trong các trường hợp sau:
- Mất máu cấp do xuất huyết
- Mất nước: do ói mửa, do nóng hoặc do tập thể dục nặng mà không bù đủ nước (chạy marathon)
- Nhiệt độ cơ thể quá cao có thể sốc nhiệt
- Nhiệt độ cơ thể hạ thấp - hạ thân nhiệt
- Sốc phản vệ
- Nhiễm trùng máu
- Phản ứng dị ứng trầm trọng