Top 14 điều đơn giản nhưng ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ
Nuôi dạy con cái là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với mỗi ông bố, bà mẹ. Yêu thương dành cho trẻ cũng luôn đòi hỏi sự “khoa học”. Những thói quen mà bạn tập cho ... xem thêm...trẻ ngay từ buổi ban đầu đều có thể là tiền đề hình thành nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ sau này. Có những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết!. Cùng Toplist lưu ý những điều đơn giản nhưng ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ nhé.
-
Đồ chơi càng ít, con càng chịu khám phá, bé càng thông minh
Cho dù khả năng tài chính dư dả thế nào, khuyên bạn không nên mua quá nhiều các món đồ chơi cho trẻ. Khi trẻ có nhiều đồ chơi, ngược lại sẽ gây bất lợi cho việc kích thích và khai phá bộ não.
Khi có quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ không chơi cẩn thận và tìm hiểu về bất cứ món đồ chơi nào. Trẻ sẽ rất nhanh chán và hời hợt trước mọi món đồ và không cần tìm hiểu. Nếu có nhiều đồ chơi, bạn có thể cho trẻ chơi bằng cách chỉ để vài món đồ, còn lại cất hết đi. Khi nào bé chơi lâu, tìm hiểu kỹ và chán thì ta lại cất món đồ cũ đi, thay vào đó vài ba món đồ chơi mới, sau đó một thời gian lại quay lại cho bé chơi những món ban đầu.
-
Để trẻ tự xúc cơm, bé càng tập trung hơn
Người lớn hay muốn đút cho trẻ để nhanh và tránh rơi vãi , nhưng để tạo cho bé tính tập trung và kích thích sự khéo léo và tư duy,bạn hãy để trẻ tự xúc,ban đầu chậm và rơi vãi là điều không tránh khỏi, nhưng bé sẽ phát triển rất nhanh và trí tuệ và sự khéo léo so với những bé được bố mẹ làm hết các công việc hàng ngày.
Khi còn nhỏ,làm việc gì thì trẻ chỉ tập trung làm 1 việc nhất định , nhất là việc ăn uống. Bố mẹ nên hình thành cho bé thói quen tự xúc cơm, sự tập trung của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
-
Giấc ngủ tốt sẽ giúp trẻ khoẻ mạnh
Trẻ luôn phát triển ngay cả trong quá trình ngủ, bao gồm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể và cả sự trưởng thành của não bộ.
Nhiều người quá quan trọng bữa ăn, thậm chí con ngủ đêm cũng sợ đói phải gọi dậy ăn khuya,đó là 1 sự sai lầm. Hãy rèn cho con ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc, ngủ sớm dậy sớm, ngủ 1 giấc thật say mới là điều tuyệt vời nhất
-
Khó khăn trở ngại khiến trẻ trưởng thành hơn
Bố mẹ nào cũng thương con, sợ con té ngã, bệnh tật và bị bắt nạt. Tuy nhiên, những thử thách nhỏ trong suốt quá trình phát triển của trẻ là rất cần thiết. Bạn rất xót nếu không may trẻ té bị chảy máu, nhưng nếu trẻ chưa bao giờ “bị thương” thì liệu khi thật sự vấp ngã đau hơn, trẻ sẽ có khả năng chấp nhận và xoay sở được không?
Bệnh tật cũng vậy, mỗi một lần bệnh cũng có nghĩ là một lần hệ miễn dịch của cơ thể được “nâng cấp”, tăng sức đề kháng. Vì vậy, khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, bạn cũng không nên quá căng thẳng và bảo bọc quá mức. Ngoài ra, những đòi hỏi không được đáp ứng, hoặc khi trẻ làm việc gì đó thất bại đều đáng để trẻ tự mình trải nghiệm. Một vài “giày vò” cả thể chất lẫn tinh thần đều tốt cho trẻ, nuôi dưỡng tính cách mạnh mẽ, kiên trì và giỏi chịu đựng.
-
Đọc sách cho trẻ mỗi ngày giúp trẻ học cách tư duy nhiều mặt
Sách là nguồn cung cấp tri thức vô giá cho tất cả chúng ta. Đối với các bé cũng vậy, các bậc cha mẹ hãy giúp bé làm quen với thế giới bên ngoài thông qua việc đọc sách cho bé nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ điều này rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé
Trước khi ngủ,bạn nên tạo thói quen đọc sách cho bé nghe, những câu chuyện sẽ kích thích trí tưởng tượng và tư duy ở nhiều khía cạnh của bé. Bé sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi,và mỗi câu trả lời là những kiến thức mà bé trải nghiệm và khám phá. Bạn cũng có thể khám phá ra những sở thích hay hứng thú của con ở những lĩnh vực nhất định. Từ đó, bạn có thể giúp bé định hướng và phát triển những sở thích của mình
-
Không trừng phạt mà chú ý dạy con
Dân gian có câu: "Thương cho roi cho vọt". Vì thương con nên càng phải đánh, càng phải mắng, càng phải nghiêm, có thế sau này con mới nên người. Các bậc phụ huynh có thói quen chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng trong tương lai. Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng hồi bé lớn lên thường có biểu hiện cư xử không đúng mực, thậm chí còn có triệu chứng trầm cảm.
Vì vậy, nếu con làm sai, phụ huynh nên dùng phương pháp dạy dỗ tích cực, giải thích cho chúng hiểu tại sao hành vi đó không thể chấp nhận. Việc trừng phạt con không mang lại điều gì khi trẻ không hiểu hậu quả từ hành vi và lý do nó sai trái. Người lớn cần biết cho con cơ hội để nhận ra và tự sửa chữa sai lầm.
-
Tạo kỷ niệm vui vẻ với con
Kỷ niệm tuổi thơ giúp chúng ta biết cách phản ứng trước các sự kiện và nhìn nhận thế giới. Nghiên cứu cho thấy trẻ có nhiều kỷ niệm đẹp trưởng thành khỏe mạnh và cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn. Họ nhìn đời bằng thái độ tích cực, kiểm soát áp lực tốt hơn, dễ tạo mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
Ở giai đoạn phát triển đầu đời của con (khoảng độ tuổi 3 đến 11) cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh con. Không chỉ là dành thời gian bên con mà quan trọng hơn cả là chất lượng của khoảng thời gian đó. Khi ở bên cạnh con, cha mẹ nên tạo ra một môi trường tương tác, gắn bó tích cực giữa các thành viên với nhau.
Nghiên cứ đã chỉ ra rằng đứa trẻ nhận được sự chăm sóc và quan tâm của bố mẹ trong 3 năm đầu đời sẽ học tập tốt hơn và cũng có các mối quan hệ lành mạnh và đạt trình độ học vấn cao hơn. Vì thế hãy đầu tư mối quan hệ với con cái từ sớm để có thể mang lại kết quả tích lũy lâu dài cho chính con của mình. -
Bày tỏ tình cảm với con
Nhiều phụ huynh ngại thể hiện tình cảm với con. Trong khi đó, việc bày tỏ tình cảm, cảm xúc giúp trẻ kiên cường và ít gặp các vấn đề về tâm lý, hành vi. Nó cũng thắt chặt tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giúp trẻ cảm thấy được bảo vệ.
Những người làm cha làm mẹ chúng ta, nếu chỉ đơn thuần khen con: “Con thật giỏi!” chi bằng hãy biết cách thổ lộ nhiều hơn. Nhờ việc bày tỏ sự cảm ơn với con trẻ, chúng ta đang nói với con rằng sự tồn tại của con đáng trân quý và quan trọng với cha mẹ biết chừng nào, để con cảm nhận được ý nghĩa tồn tại của bản thân mình. Bằng cách này, người lớn dạy thế hệ mầm non biết thể hiện tình yêu, quan tâm người khác để tạo dựng mối quan hệ gắn bó trong tương lai.
-
Nhờ con giúp đỡ việc nhà
Trẻ biết làm việc nhà sẽ hạnh phúc hơn khi trưởng thành. Việc giúp đỡ bố mẹ làm việc giúp con cảm thấy mình là thành viên của xã hội, cần biết đóng góp. Những đứa trẻ này hiểu lao động là phần thiết yếu trong cuộc sống, không ai làm hộ chúng được. Khi trưởng thành, trẻ dám đi đầu trong công việc và có kỹ năng làm việc nhóm tốt.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ làm việc nhà từ khi còn nhỏ sẽ là những người làm việc nhóm tốt, biết đồng cảm và chia sẻ hơn. Việc cho con làm việc nhà cũng giúp con nhận ra giá trị của công việc.
Vì thế, việc tạo điều kiện cho con làm việc nhà từ sớm sẽ giúp ích cho con rất nhiều. Tốt nhất hãy để cho con được làm một cách chủ động, bởi nếu một đứa trẻ không chịu làm việc nhà, điều đó đồng nghĩa đứa trẻ đó đang chờ đợi người khác làm cho mình, từ đó tạo ra thói quen dựa dẫm sau này. -
Bố mẹ vẫn có cuộc sống riêng
Nhiều người hy sinh hầu hết thời gian, năng lượng cho con cái nhưng họ cũng cần có cuộc sống riêng. Sự quan tâm quá mức với hành vi mang tính chiếm hữu, kiểm soát và không để trẻ tự do khiến chúng áp lực. Trong khi đó, điều con cần là hình mẫu để noi theo chứ không phải người dồn hết trọng tâm vào con cái và gia đình.
Ngoài ra, cách sống của cha mẹ cũng tác động đến tư duy của con. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có mẹ đi làm thường thành công hơn trong công việc. Cuộc sống cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái, những đứa trẻ sống trong gia đình có mối bất hòa cao hoặc cha mẹ ly dị thường có tương lai không tốt bằng những đứa trẻ sống trong gia đình hòa thuận.
-
Rạch ròi giữa bản thân con và hành vi của chúng
Trẻ nên hiểu bố mẹ luôn yêu mình vô điều kiện. Hành vi của chúng không thay đổi điều đó. Nếu con phạm sai lầm, cha mẹ cần giải thích rằng họ buồn, thất vọng và hành vi đó gây hậu quả thế nào. Nó không nhằm mục đích khiến trẻ thấy tội lỗi, xấu hổ mà để dạy con thành người sống có trách nhiệm, biết kiểm soát cảm xúc, cảm thông với người khác.
Hãy nhớ rằng thất bại là một phần quan trọng để mở ra thành công và chúng ta sẽ học được từ thất bại nhiều hơn là từ thành công. Nhiệm vụ của cha mẹ là kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ đối với con mình, cứ không phải loại bỏ nó.
Đừng để cuộc sống của con lúc nào cũng chỉ có màu hồng, đôi lúc hãy phải thử xem sự kiên trì và khả năng chịu đựng của con. Hãy khuyến khích trẻ tương tác với những vấn đề khó khăn, để xem cách trẻ giải quyết các vấn đề đó theo cách riêng của mình. Chính những điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện và sẵn sàng đương đầu khi gặp như khó khăn trong tương lai. -
Cho trẻ xem TV từ khi còn quá nhỏ
Ngày nay, để dỗ bọn trẻ ăn, không thiếu những phụ huynh Việt sử dụng ti vi như một biện pháp cứu cánh hữu hiệu nhằm lôi kéo sự tập trung của trẻ, sau đó sẽ dễ dàng cho con ăn hơn. Năm 2017, một nghiên cứu về trẻ em lại công bố kết quả khiến các bậc phụ huynh phải giật mình: cho trẻ em xem ti vi quá nhiều trong 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng từ ngữ, cũng như khiến trẻ có khả năng trở nên ngang ngược, hay bắt nạt bạn bè khi bắt đầu theo học mầm non.
Xem nhiều tivi cũng là tác nhân gây ra chứng mất tập trung của trẻ, giảm khả năng tư duy Toán và khả năng đọc chính xác trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có một số chương trình được chứng minh là tốt với sự phát triển của trẻ, ví dụ như các show tạp kỹ dành riêng cho trẻ em 2-2,5 tuổi có các hoạt động, bài học kích thích tư duy, phản ứng của trẻ.
-
Bố mẹ độc đoán
Bố mẹ độc đoán là những bậc phụ huynh có xu hướng luôn gò ép con mình phải làm theo những gì mà họ sắp đặt, vẽ ra. Họ sẽ sắp xếp sẵn cho con phải-thích môn học gì, phải-ăn cái gì, phải-tập cái gì, phải-thi vào đâu, phải-làm nghề gì, mặc cho con có muốn hay là không. Đơn giản chỉ vì họ muốn thế.
Họ tin rằng, với kinh nghiệm sống của mình, gò ép con vào khuôn khổ mà họ tự nghĩ ra sẽ là cách tốt nhất để con có thể toàn vẹn phát triển, cũng như giữ gìn được thanh danh cho gia đình.
Như một điều hiển nhiên, những đứa trẻ phải cố gồng mình khớp vào chiếc khuôn không vừa ấy khi đi học sẽ vô cùng chật vật, khó thể hiện bản thân cũng như thiếu sự thỏa mãn trong cuộc sống. Còn gì tệ hơn khi bạn muốn thứ gì nhưng lại bị ép buộc phải thích một thứ khác?
-
Bố mẹ nghiện sử dụng điện thoại
Điện thoại di động ra đời là cả một bước tiến dài của nhân loại, nhất là khi kỷ nguyên điện thoại thông minh bắt đầu mở ra. Cuộc sống thường ngày của chúng ta bỗng chốc xoay vần quanh một thiết bị điện tử bé xíu.Nhưng những người cha, người mẹ hàng ngày ôm lấy chiếc điện thoại, sử dụng nó liên tục khi ở bên con trẻ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đứa bé.
Bố mẹ mất tập trung vào con, bao nhiêu thứ nguy hiểm xung quanh làm sao có thể kiểm soát được. Một nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành vào năm 2015, cho thấy điện thoại thông minh tiềm tàng một nguy cơ khá cao đến sự hạnh phúc và khả năng phát triển của một đứa trẻ trong tương lai. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy có sự gia tăng khả năng thương tích ở trẻ mà nguyên nhân là ở điện thoại thông minh mà bố mẹ sử dụng.