Top 10 Cách xây dựng thương hiệu cá nhân tốt nhất
Thương hiệu cá nhân là những ấn tượng tốt đẹp mà ta gây dựng trong tâm trí người khác, là tất cả những gì chúng ta làm để thể hiện năng lực và các giá trị của ... xem thêm...bản thân: tôi là ai, tôi làm được gì và tôi khác biệt như thế nào? Vậy làm sao để xây dựng nên thương hiệu cá nhân của riêng mình? Bài viết này của toplist sẽ gợi ý cho bạn những cách xây dựng thương hiệu cá nhân tốt nhất để bạn tham khảo.
-
Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của bản thân
Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của bản thân là một bước quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi bạn có mục tiêu rõ ràng và hiểu được giá trị mà mình muốn mang đến, bạn sẽ tập trung vào những yếu tố quan trọng và định hình được hình ảnh của thương hiệu cá nhân. Bằng việc xác định mục tiêu, bạn sẽ biết được những gì bạn muốn đạt được và hướng đi của mình trong sự nghiệp và cuộc sống. Mục tiêu đó có thể là một vị trí công việc mà bạn mơ ước, sự phát triển cá nhân, hoặc thậm chí là ảnh hưởng tích cực mà bạn muốn tạo ra trong cộng đồng.
Giá trị cốt lõi của bạn là những nguyên tắc và lòng tin mà bạn hướng đến. Đó có thể là sự chuyên nghiệp, đạo đức làm việc, sáng tạo, trách nhiệm xã hội hay bất kỳ giá trị nào khác mà bạn cho là quan trọng. Những giá trị này sẽ tạo nên nền tảng cho thương hiệu cá nhân của bạn và là tiêu chí để đánh giá các hành động và quyết định của bạn. Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của bạn giúp bạn tạo ra một hướng đi rõ ràng và nhất quán cho thương hiệu cá nhân. Bạn sẽ biết được những gì mình cần làm và tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị thực cho bản thân và đối tác của mình.
-
Làm nổi bật bản thân mình
Cuộc sống cũng như cuộc chiến, cũng có cạnh tranh diễn ra khắp nơi, muốn là người chiến thắng phải thể hiện được sự nổi bật của chính mình. Nét nổi bật ở đây thường bao gồm những kỹ năng mềm như: khả năng tư duy sáng tạo, phát sinh và trình bày ý tưởng, kỹ năng giải quyết vấn đề, thể hiện tố chất lãnh đạo, tư duy chủ động…Việc làm nổi bật bản thân mình trong xây dựng thương hiệu cá nhân không phải ở bộ trang phục lộng lẫy, hay cái cặp da đẹp hay qua cử chỉ tác phong mà ở việc bạn luôn tham gia sôi nổi vào các hoạt động của nhóm, luôn thể hiện được khả năng trong cách buổi chia sẻ kinh nghiệm và luôn đưa ra những sáng kiến có tính xây dựng.
Khi đã biết bản thân có thế mạnh gì thì việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để thể hiện chúng ra bên ngoài. Nếu bạn học tốt môn nào đó, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu thật kĩ nội dung bài mới, đọc các tài liệu ngoài sách có liên quan, ghi chú thật rõ ràng, dễ hiểu từ ngày hôm trước và chuẩn bị tinh thần cùng sự tự tin để phát biểu, bày tỏ kiến thức trong buổi học ngày hôm sau. Nếu bạn có khả năng đặc biệt trong công việc, hãy tư duy để thể hiện chúng bằng cách bộc lộ chúng với đồng nghiệp, những người bạn vẫn thường tiếp xúc hằng ngày trong công ty. Hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao phó và luôn để lại dấu ấn cá nhân với sếp là bạn đang từng bước xây dựng được thương hiệu của chính mình.
-
Luôn chủ động và tự tin
Để xây dựng thương hiệu bản thân, bạn cần thiết phải tạo sự vững vàng trong tâm tưởng bằng cách luôn chủ động nắm bắt cơ hội và tự tin thể hiện sở trường của mình. Hãy tận dụng tối đa mọi tình huống để phát huy khả năng của bạn trước mặt mọi người. Có thể những lần đầu bạn sẽ gặp phải sự cố, tuy nhiên nếu bạn bĩnh tĩnh, nhận biết thiếu sót để khắc phục thì những lần thể hiện sau đó bạn sẽ đạt được kết quả mĩ mãn hơn. Một khi đã thành công thì đây chính là cơ hội giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của mình trong cuộc sống. Sự tự tin rất cần thiết và quan trọng với mỗi người. Tự tin giúp mỗi chúng ta chủ động trong mọi tình huống, là chìa khóa dẫn lối thành công.
Người tự tin thường không dễ dàng bỏ cuộc. Họ luôn tin vào bản thân, dám theo đuổi và dám đối mặt với thất bại. Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy lo sợ, chưa làm đã lo thất bại. Và khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gục ngã, nhanh chóng từ bỏ. Là người tự tin, bạn luôn xông xáo trong mọi việc bởi bạn biết điều bạn đang làm sẽ dẫn đến kết quả gì. Khoan nhắc đến việc bạn làm là đúng hay sai, chỉ cần tự tin rằng bản thân làm như vậy sẽ dẫn đến kết quả tốt là bạn đã có trong mình sự chủ động rồi. Khi tự tin, bạn sẽ luôn khiến cho mọi việc diễn ra trôi chảy bằng những suy nghĩ tích cực, từ suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực mà không cần ai nhắc nhở phải làm gì tiếp theo bởi người tự tin luôn chủ động hoàn thành công việc mình đề ra hơn là đợi người khác gợi ý.
-
Không kiêu ngạo, chủ quan
Kiêu ngạo là một tính cách của con người, tính cách này xuất hiện khá nhiều nhưng không phải đối tượng nào cũng biết, ranh giới giữa sự tự tin và kiêu ngạo rất gần nhau, với những người tự tin thái quá vào bản thân của mình, luôn cho rằng những việc mình làm những lời mình nói đều đúng và bắt mọi người phải làm theo thì đó chính là kiêu ngạo. Người có tính cách này thường không tạo được thiện cảm với mọi người, nó ảnh hưởng rất nhiều trên con đường sự nghiệp của bạn. Một người dù thật sự có tài năng và được nhiều người biết đến chưa chắc đã được nể phục, kính trọng khi mà họ luôn giữ thái độ xa lánh, kiêu ngạo, hống hách với mọi người, bản thân luôn cho mình là tài giỏi và chủ quan xem thường người khác.
Bởi vậy, bạn nên tập cho mình thái độ khiêm nhường, từ tốn trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp hằng ngày. Có như thế, người khác mới vừa nể vừa thấy “sợ” bạn. Điều quan trọng là họ khâm phục cả tài năng lẫn cách đối nhân xử thế của bạn. Thomas Carlyle đã từng nói rằng: “Tính tự cao tự đại là nguồn gốc của tất cả mọi sai lầm”. Để trở thành người thành công thì ta không nên có tính nghênh ngang, kiêu ngạo. Câu chuyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng” đã nhắc nhở ta về bài học sâu sắc ấy. Bất cứ ai có tính kiêu căng, ngạo mạn cũng đều gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới gia đình, sự nghiệp và chính tình yêu của đời mình cũng có thể bị hủy hoại.
-
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm
Có một câu nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.” Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Đến một ngày, khi mọi người đã biết đến thương hiệu riêng của bạn thì bạn cũng không nên “ngủ quên trên chiến thắng” mà hãy động não suy nghĩ để cải tiến và phát huy hơn nữa những sở trường bạn đang nắm giữ. Không ngừng thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm là bạn đang khẳng định tác phong của một con người ham học hỏi, hiểu biết và rất thông minh. Để nâng cao thương hiệu cho bản thân, bạn nên cố gắng học hỏi không ngừng và hoàn thiện những mặt còn yếu kém của bản thân.
Cuộc sống là một cuộc hành trình với những bài học thú vị. Hãy tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở, từ cuộc sống để tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Theo một nghiên cứu cho thấy 88% người giàu thành công nói rằng, họ đọc 30 phút hoặc hơn mỗi ngày để trau dồi kiến thức hoặc các kỹ năng cho công việc; trong khi chỉ 2% người gặp thất bại làm điều đó. Vì vậy, liên tục học hỏi và cải thiện mình là cách để bạn trưởng thành và tự tin hơn. Cho dù bạn đang ở vị trí nào thì việc không ngừng học hỏi là điều cần thiết để không ngừng tiến bộ và vươn tới đỉnh cao. Cuộc sống, trình độ công nghệ thông tin phát triển không ngừng kèm theo những đòi hỏi trong công việc sẽ ngày càng đa dạng. Nếu như bạn không trang bị cho mình những kiến thức phù hợp với thời đại thì sẽ không tránh khỏi việc bị đào thải.
-
Chia sẻ kiến thức
Lời khuyên chân thành nhất là hãy mạnh dạn chia sẻ kiến thức của bạn. Ở vị trí càng cao, kinh nghiệm tích luỹ của bạn càng lớn. Thông qua các video, truyền thông xã hội, mạng online hay kể cả những buổi offline, chia sẻ để giúp đỡ mọi người bằng những kiến thức bạn có được. Khi mọi người bắt đầu nhận thức được lợi ích cũng như kiến thức bạn cung cấp, họ sẽ tò mò và chú ý hơn về tên, hình ảnh ngoài đời thật của bạn cũng như tìm kiếm các dịch vụ, hàng hoá bạn cung cấp. Qua những chia sẻ của bạn, chúng ta hiểu rõ về nhau hơn, kiến thức, kinh nghiệm được truyền tải đến nhiều người hơn, và tất nhiên, người chia sẻ và người nhận chia sẻ đều có lợi.
Hãy chia sẻ nó ra để chúng ta có cơ hội nhìn nhận vấn đề với nhiều góc nhìn của nhiều người khác nhau. Thông qua việc chia sẻ, chúng ta có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức cũng như cách giải quyết vấn đề. Hãy tập nhìn xuống, bạn đang đứng trên nhiều người, những người chưa biết, chưa có cơ hội tiếp cận kiến thức mà bạn đang có. Đừng nghĩ rằng nó vô bổ, rất bổ đấy, có nhiều người mong chờ một chia sẻ của bạn để có thể giúp họ hiểu được vấn đề, giải quyết được vấn đề mà họ đang bế tắc. Nếu chia sẻ là "Kiến thức và Kinh nghiệm" thì lại càng trở nên quý giá, bạn sẽ giúp được rất nhiều người, dù họ quên like, cảm ơn, chẳng sao cả, cái tinh thần mà bạn có được mới là quan trọng.
-
Rèn luyện tính chuyên nghiệp và kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi đã thực hiện việc gì thì dù không thích cũng cần hoàn thành một cách tốt nhất có thể với tinh thần trách nhiệm cao. Điều này giúp rèn luyện tính chuyên nghiệp và kỹ năng giải quyết vấn đề. Hợp tác tốt cùng đồng nghiệp cũng là cách tạo dấu ấn về năng lực bản thân, luôn nâng cao kiến thức chuyên môn, xây dựng kế hoạch làm việc và thực thi hiệu quả. Dần dần, thương hiệu cá nhân sẽ được hình thành, tiếp thị hiệu quả hình ảnh cá nhân cả trong ngắn và dài hạn. Dù ở bất kì vị trí nào thì mỗi cá nhân đều muốn xây dựng cho mình một thương hiệu riêng mang tên “chuyên nghiệp”. Trong môi trường làm việc năng động và hiện đại như ngày nay, tính chuyên nghiệp được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay thăng tiến của các cá nhân.
Để làm được điều đó, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm để tạo nên một phong thái chuyên nghiệp trong cách giao tiếp và làm việc. Trong thời đại mọi thứ đều thay đổi chóng mặt, điều bạn cần làm là chú ý đến những tin tức, những gì khách hàng và các nhà phân tích đề cập trong thời gian qua. Đừng chỉ nghe mà hãy “lắng nghe”, ghi chép và cụ thể hóa trong lĩnh vực, công việc của mình. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong mọi kế hoạch, công việc của bạn, thậm chí còn giúp bạn đưa ra những sáng kiến, ý tưởng mới, hiệu quả cho công ty. Cũng giống như khi bạn đi phỏng vấn, những ấn tượng về bề ngoài, cách nói chuyện, ăn mặc sẽ để lại những ấn tượng khó quên nhất. Một trang phục phù hợp sẽ tạo được niềm tin rằng bạn sẽ đảm nhận tốt nhất vai trò của mình. Thái độ thân thiện hòa đồng với đồng nghiệp, biết học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đó chính là phong cách chuyên nghiệp. -
Kiên định với mục tiêu đã chọn
Một quá trình dài luôn yêu cầu sự kiên định với mục tiêu đã chọn vì nó là động lực cho việc tiếp tục cố gắng sau những khó khăn và thất bại. Đôi khi một vài khó khăn khi bạn thực hiện công việc khiến bạn cảm thấy chán nản và quên đi lý do bạn đặt ra mục tiêu đó. Hãy lưu giữ mục tiêu bạn đã chọn bởi nó giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục bước đi tiếp. Con đường đi đến lý tưởng sẽ có nhiều cám dỗ khác nhau cản trở bước chân của bạn. Kiên định mục tiêu và niềm tin, loại bỏ hoặc sửa chữa việc làm trái ngược với mục tiêu là cách tốt nhất để xây dựng thành công thương hiệu cá nhân cũng như thành công trong công việc, cuộc sống.
Kiên trì là những kĩ năng, thái độ sống của con người, để theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra trong cuộc sống. Đó chính là sự cố gắng hết mình, nỗ lực không ngừng, luôn vững vàng, không bỏ cuộc. Sẽ có những giai đoạn nhất định trong cuộc đời mà bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, áp lực muốn từ bỏ tất cả. Tuy nhiên đây không phải là một sự lựa chọn đúng đắn. Đối với tất cả mọi việc đều cần sự kiên trì, mới có thể đạt được thành công. Hãy kiên trì với mục tiêu của mình để có thể gặt hái được những thành công bạn nhé. Bởi sự kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của mỗi người trong cuộc sống.
-
Xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ
Xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân thành công. Bằng cách kết nối với những người cùng lĩnh vực hoặc ngành nghề, bạn có thể mở rộng mạng lưới của mình, tạo dựng quan hệ và tìm kiếm cơ hội mới.
Mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn cung cấp nền tảng để bạn kết nối và tìm thấy những người cùng quan tâm và hoạt động trong cùng lĩnh vực. Hãy xây dựng một hồ sơ chuyên nghiệp và tìm kiếm các cộng đồng và nhóm liên quan để tham gia. Đồng thời, hãy tận dụng cơ hội tham gia vào các sự kiện, hội thảo và buổi networking để gặp gỡ trực tiếp với những người trong ngành của bạn.
Một phần quan trọng khác của việc xây dựng và duy trì mạng lưới mối quan hệ là tìm kiếm mentor và người hướng dẫn. Họ có thể giúp bạn phát triển kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp hướng dẫn trong sự nghiệp của bạn.Tham gia vào các nhóm chuyên môn trên mạng xã hội hoặc cộng đồng trực tuyến cũng là một cách tốt để tìm kiếm đồng nghiệp và chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực của bạn. Thông qua việc tham gia và đóng góp vào những nhóm này, bạn có thể tạo dựng mối quan hệ và mở ra những cơ hội mới. Hãy tạo sự tương tác thông qua việc chia sẻ nội dung, hỗ trợ và thể hiện sự quan tâm đến những người trong mạng lưới của bạn. Bằng cách duy trì và xây dựng quan hệ chặt chẽ, bạn có thể tận dụng những cơ hội hợp tác và tương tác trong tương lai.
-
Lập kế hoạch và thực hiện
Thương hiệu cá nhân chính là hình ảnh của một người trước công chúng, bao gồm cách mọi người nhìn nhận về ngoại hình của bạn, tính cách, lối sống, các giá trị mà bạn đóng góp cho xã hội,… Khi thực hiện bất kỳ công việc gì bạn cũng cần lên kế hoạch để mọi thứ có thể vận hành một cách thuận lợi nhất. Việc lập kế hoạch giúp bạn hình dung ra những việc cần làm và đặt ra phương hướng cụ thể. Để tạo dựng được hình ảnh cho riêng mình và giúp nhiều người biết đến bạn hơn, bạn cần phải tuân thủ một quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân nhất định. Bạn có thể lựa chọn nhiều kênh truyền thông khác nhau để có thể truyền thông và xây dựng thương hiệu của mình một cách hiệu quả. Nhưng kênh truyền thông phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất chính là các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,…
Đây được xem là một trong những bước cần thiết để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công hay không. Bạn hãy dành ra cho mình 20 phút để nghĩ xem mục tiêu sau 1, 2 thậm chí 5 năm tới bạn sẽ làm gì. Sau đó, bạn cần xác định được bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào. Hiện tại bạn là ai? Bạn mong muốn mình là ai trong tương lai? Bạn xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân nhằm nâng cấp hình ảnh cá nhân, giúp bản thân có tiếng nói, có sự chuyển biến tốt trong sự nghiệp… Một khi bạn hiểu được mình muốn gì, hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình, bạn có thể dễ dàng xác định được một tổ hợp các công cụ giúp bạn thể hiện được hình ảnh cũng như thương hiệu. Bạn hãy cố gắng dành ra 20 phút, để tham khảo công cụ nào giúp phát triển thương hiệu tốt nhất hiện nay...