Top 10 Bệnh thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh

Vũ Vân 4485 0 Báo lỗi

Như mọi người đã biết để chăm sóc cho 1 đứa trẻ luôn khỏe mạnh, an toàn và hay ăn chóng lớn là một vấn đề rất được quan tâm hàng đầu. Ai cũng muốn con mình ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bệnh cúm thông thường

    Cúm thông thường là một bệnh lây do bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác chỉ cần chi tiết giao tiếp nhỏ cũng gây nên bệnh. Đa số trẻ nào cũng gặp phải bệnh này, tuy nhiên bệnh không có nguy hại gì lắm, nhưng các bạn nên chú ý và chăm sóc trẻ tốt như vậy sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn.


    Triệu chứng:


    • Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
    • Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt…
    • Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.


    Cách phòng bệnh:


    • Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với trẻ bị bệnh.
    • Cho trẻ uống nhiều nước và tắm rửa vệ sinh sạch sẽ.
    • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
    • Đi ra đường phải bịt khẩu trang cho trẻ.
    • Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị lây bệnh cần đưa đi bác sĩ để chữa kịp thời để không bị nặng hơn.
    Cúm thông thường của 1 em bé
    Cúm thông thường của 1 em bé

  2. Top 2

    Bệnh viêm thanh, khí phế quản ở trẻ

    Bệnh viêm thanh, khí phế quản ở trẻ là bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ, gây ra tình trạng phù nề thanh, khí phế quản ở trẻ cản trở đường dẫn khí gây khó thở. Bệnh xảy ra chủ yếu với trẻ dưới 5 tuổi.


    Triệu chứng:

    • Dấu hiệu ho, sốt, thở rít... chính là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất.
    • Một vài triệu chứng khác có thể bao gồm rát cổ họng, chảy nước mũi hoặc sốt cao.
    • Ngoài ra, trẻ có thể bị khàn giọng, ho khan, thở gấp, khi hít thở trẻ có thể tạo ra âm thanh như tiếng rít hay tiếng gió. Các triệu chứng này trở nên rõ ràng hơn lúc trẻ nằm và đặc biệt là vào buổi tối.

    Cách phòng bệnh:


    • Bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ để tránh khả năng lây bệnh.
    • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là đường hô hấp, nên súc miệng nước muối cho trẻ.
    • Nên tránh các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, bụi bặm, nguồn nước thải,..
    • Không tiếp xúc nhiều với trẻ đang bị bệnh tránh tình trạng lây nhiễm.
    • Nếu trẻ lỡ bị bệnh nên đưa đến bác sĩ kịp thời chữa trị.
    Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bé
    Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bé
  3. Top 3

    Bệnh chân tay miệng

    Bệnh chân tay miệng là bệnh do vi rút gây nên, là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.


    Triệu chứng:

    • Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
    • Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:Trẻ bị sốt, mệt mỏi,đau họng, tổn thương, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.
    • Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, nốt có mủ ở lòng bàn tay, chân, trong miệng của trẻ.


    Cách phòng bệnh:


    • Thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa tay chân và đồ chơi cho trẻ, tránh các tác nhân gây bệnh.
    • Giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng khi bị bệnh.
    • Nên cho trẻ cách li với dịch bệnh.
    • Thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh,...
    • Khi bị bệnh nên đưa đến bác sĩ để có biện pháp chữa thích hợp.
    Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
    Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
  4. Top 4

    Bệnh đau mắt đỏ

    Bệnh đau mắt đỏ là bệnh trẻ dễ mắc phải nhất và bệnh này lây lan rất nhanh chóng, nguyên nhân do virus gây nên. Nếu bị đau mắt đỏ thường sẽ từ 4 ngày đến 7 ngày sẽ khỏi.


    Triệu chứng:


    • Trước tiên cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, hay chảy nước mắt.
    • Mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
    • Mắt bị đỏ do vậy bạn cần chú ý và chữa trị cho trẻ tránh gây tổn thương về mắt cho trẻ.


    Cách phòng bệnh:


    • Không cho trẻ đi ra đường nhiều bụi bặm.
    • Thường xuyên nhỏ thuốc rửa mắt cho trẻ ngày 1 lần để đảm bảo vệ sinh an toàn cho mắt.
    • Khi biết có trẻ bị đau mắt không cho bé nhìn thẳng vào bạn đó tránh bị lây nhiễm..
    • Nếu trẻ bị lây, nên có các biện pháp chăm sóc kịp thời để trẻ mau khỏi hơn.
    Bệnh đau mắt đỏ
    Bệnh đau mắt đỏ
  5. Top 5

    Bệnh thủy đậu

    Bệnh thủy đậu là một bệnh do virus gây nên, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, thời tiết nồm ấm. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.


    Triệu chứng:


    • Giai đoạn đầu rất khó phát hiện người ta thường gọi là thời kì ủ bệnh từ 10 đến 15 ngày rồi mới phát bệnh.
    • Bệnh thường sốt khi bắt đầu phát bệnh, sau đó sẽ nổi những ban đỏ trước tiên ở trên đầu rồi lan ra mặt và khắp người và niêm mạc miệng, lưỡi.
    • Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.


    Cách phòng bệnh:


    • Vì bệnh có thời kì ủ bệnh nên phòng tránh rất khó mà gần như ai cũng phải bị một lần.
    • Nên cho trẻ cách ly với dịch bệnh.
    • Thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
    • Tránh các tác nhân gây bệnh và bảo vệ môi trường sống xung quanh trẻ.
    • Nếu bị bệnh nên biết đầy đủ các kiến thức về bệnh để có các biện pháp chữa trị cho trẻ.
    Một em bé bị thủy đậu
    Một em bé bị thủy đậu
  6. Top 6

    Bệnh quai bị

    Bệnh quai bị là một bệnh phổ biến ở trẻ em trước khi có vắc-xin xuất hiện. Các nhiễm trùng hầu như không có triệu chứng, mà chủ yếu là sưng hạch giữa tai và hàm. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn và dẫn đến vô sinh đối với nam giới và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


    Triệu chứng:


    • Sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu.
    • Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.
    • Ngoài ra còn biểu hiện buồn nôn, nôn, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi.
    • Nặng hơn có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.


    Cách phòng bệnh:


    • Là bệnh dễ lây lan, khó tránh được.
    • Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ, tránh tác nhân gây bệnh.
    • Cho trẻ ăn chín uống sôi, nhiều hoa quả và uống nhiều nước.
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh vì rất dễ lây lan.
    • Nếu trẻ bị bệnh nên có các biện pháp chăm sóc hiệu quả.
    Bệnh quai bị khi em bé bị xưng to lên
    Bệnh quai bị khi em bé bị xưng to lên
  7. Top 7

    Bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh phổ biến ở trẻ, dễ lây thành dịch bệnh, nhưng nếu trẻ đã được tiêm phòng thì sẽ không phải lo lắng về bệnh này.


    Triệu chứng:


    • Sốt, chảy nước mũi rồi ho khan.
    • Biếng ăn, đau họng, viêm kết mạc.
    • Sau đó phát ban khắp người.
    • Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần.


    Cách phòng bệnh:


    • Thường xuyên giữ gìn thân thể cho trẻ, tránh các tác nhân gây bệnh.
    • Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau xanh.
    • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không để ô nhiễm.
    • Cách li với nguồn bệnh.
    • Khi trẻ bị bệnh phải đến bác sĩ và có phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
    Dấu hiệu bệnh sởi
    Dấu hiệu bệnh sởi
  8. Top 8

    Bệnh viêm họng

    Bệnh viêm họng là một loại bệnh hầu hết trẻ em trên thế giới đều mắc phải, rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.Viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị sưng viêm cấp hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể bùng phát cùng lúc với một số bệnh lý khác như ho gà, bạch hầu, viêm VA, sốt phát ban, viêm amidan,…


    Triệu chứng:


    • Đau họng, xưng họng
    • Biếng ăn.
    • Sốt, buồn nôn.
    • Tuy nhiên bệnh không có gì nguy hiểm uống thuốc sẽ mau khỏi.

    Cách phòng bệnh:


    • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
    • Tránh bụi bặm, vệ sinh đường hô hấp, ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau củ quả,...
    • Ra đường nên bịt khẩu trang cho trẻ, không cho trẻ chơi ở nơi ô nhiễm không trong lành.
    • Và cần có kiến thức để giúp trẻ phòng và chữa bệnh tốt nhất.
    Bé đang được cô y tá khám họng
    Bé đang được cô y tá khám họng
  9. Top 9

    Bệnh nấm

    Bệnh nấm là bệnh hay gặp nhất về da, thường thành vảy, mọc trên da hay trên đầu. Bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác, nên người chăm sóc cần chú ý cách li trẻ với trẻ bệnh. Bệnh có thuốc nấm điều trị nên không gây biến chứng hay tác hại gì đáng lo ngại.


    Triệu chứng:


    • Ban hình vòng trên da, đỏ và sưng quanh rìa và có vùng da lành ở giữa.
    • Ban vòng đỏ, có vảy lan dần trên thân mình hoặc mặt.
    • Dát phẳng, tròn, ngứa.
    • Có thể xuất hiện nhiều mảng nấm da, chồng lên nhau. Bệnh nhân có thể bị nấm da mà không có ban vòng đỏ và ngứa.


    Cách phòng bệnh:


    • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
    • Dùng riêng các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng.
    • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn chín uống sôi, ăn nhiều hoa quả,...
    • Tránh các tác nhân gây bệnh và bảo vệ tr.ẻ
    • Khi bị bệnh phải chăm sóc trẻ tốt, hợp vệ sinh.
    Bệnh nấm
    Bệnh nấm
  10. Top 10

    Bệnh dị ứng theo mùa

    Bệnh dị ứng theo mùa đây không phải là bệnh nhiễm trùng nên mọi người không nên lo lắng, đây có thể do nội tiết từng người nên dễ bị các dị ứng theo mùa như thay đổi thời tiết: hắt hơi, sổ mũi và thay đổi mùa,không khí. Thường hay gặp ở trẻ.


    Triệu chứng:


    • Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
    • Chảy nước mắt và ngứa mắt.
    • Ngứa xoang, cổ họng hoặc ống tai.
    • Tắc nghẽn tai.


    Cách phòng bệnh:


    • Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
    • Ăn chín uống sôi và rửa sạch trước ăn.
    • Rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • Chúng ta phải có kiến thức tốt để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bé.
    Biểu hiện bệnh dị ứng
    Biểu hiện bệnh dị ứng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy