Rắn hoa cỏ - Rhabdophis subminiatus
Rắn hoa cỏ cổ đỏ được tìm thấy nhiều ở Việt Nam chúng có đầu màu nâu nhạt, xám hoặc ôliu, phần cổ chúng có màu đỏ là màu rực rỡ nhất trên cơ thể, bụng màu xám. Đặc biệt nhất là chúng có khả năng tích lũy độc từ con mồi. Có thể chúng vô hại với một số động vật máu nóng, nhưng chúng sẽ là cơn ác mộng của các loài máu lạnh lưỡng cư như ếch độc, cóc độc, nhái độc đều là miếng mồi ngon của rắn hoa cỏ cổ đỏ này.
Các loài rắn hoa cỏ này có các tuyến Nuchal tiết ra các chất độc mà chúng đã nuốt vào từ việc ăn thịt các loài cóc độc và được lưu giữ trong các tuyến Nuchal để sử dụng như là nọc độc của chúng khi phải phòng vệ. Trong khi cả nọc độc và chất độc đều là độc tố thì nọc độc được định nghĩa là độc tố phải có sự phân phát hay hấp thụ trực tiếp, chẳng hạn như phân phát trực tiếp dưới da thông qua vết cắn của rắn có nọc độc, nhưng nọc độc này vẫn có thể nuốt vào mà không gây hại, còn chất độc là độc tố có thể gây hại thông qua hấp thụ không trực tiếp, như đụng chạm hay thông qua đường tiêu hóa.