Top 10 Loài Rắn đẹp nhất thế giới có thể bạn muốn biết
Nghĩ đến rắn, nhiều người trong số chúng ta không khỏi rùng mình, song, một số khác lại rất thích thú tìm hiểu thế giới kỳ diệu của loài bò sát này. Cho dù bạn ... xem thêm...yêu hay ghét rắn, thì có lẽ bạn vẫn phải công nhận một điều rằng, nhiều loài trong số chúng rất đẹp phải không nào? Hãy cùng Toplist chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những loài rắn đẹp nhất thế giới sau đây nhé.
-
Rắn bạch tạng Texas
Rắn bạch tạng này được phát hiện tại các bang Texas, Arizona và Louisana của Mỹ. Chúng có tên là “rắn bạch tạng", bởi chúng chỉ có một màu trên cơ thể là màu trắng thuần khiết, chứ chúng không hề bị bạch tạng như mọi người nghĩ. Loài rắn này không có nọc độc, và thức ăn của chúng là chuột và các loài động vật gặm nhấm nhỏ khác.
Loài rắn không nọc độc này được ví như một “quý bà” mặc đồ trắng sang trọng và quý phái. Tên của “nàng” xuất phát từ một tình trạng bệnh vốn dẫn đến việc thiếu hoàn toàn sắc tố, chứ không chỉ thiếu melanin vốn xuất hiện ở chứng bạch tạng.
-
Rắn chàm phương Đông - Indigo Eastern Rat Snake
Loài rắn chàm phương Đông này xứng đáng được xếp trong danh sách những loài rắn đẹp nhất thế giới, bởi màu đen tuyền trên cơ thể của chúng. Rắn chàm phương Đông được phát hiện tại Texas, Mỹ, và thường được biết đến là loài rắn dài nhất tại châu Mỹ (với chiều dài trung bình ở các cá thể trưởng thành đạt hơn 3 mét). Loài rắn này không có nọc độc và thường phải rất vất vả mới có thể giết được con mồi.
Nhưng một điểm rất đặc biệt là rắn chàm phương Đông có thể “xơi tái” các loài rắn độc khác, chẳng hạn như rắn đuôi chuông Texas, và hoàn toàn miễn nhiễm với nọc độc của chúng. Bên cạnh đó, loài Mexican Black Kingsnake cũng có màu đen tuyền tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn (dưới 150cm) và cũng hoàn toàn không có độc.
-
Rắn hồng - Liophidium Pattoni
Rắn hồng hay còn gọi là rắn Liophidium Pattoni chúng sinh trưởng ở Madagasca, loài rắn này là một trong những loài có bộ cánh sặc sỡ nhất bởi chúng có những vết màu hồng tươi trên lưng. Nghe tả như vậy cũng thấy được vẻ đẹp đặc sắc của loài bò sát này phải không nào?
Rắn Liophidium Pattoni có chiều dài khoảng 40 cm khi trưởng thành. Với những chấm màu hồng sáng tuyệt đẹp trên lưng, chúng là một trong các loài rắn lạ nhất ở Madagascar. Mồi của chúng là những loài gặm nhấm nhỏ và thằn lằn.
-
Rắn hoa cỏ - Rhabdophis subminiatus
Rắn hoa cỏ cổ đỏ được tìm thấy nhiều ở Việt Nam chúng có đầu màu nâu nhạt, xám hoặc ôliu, phần cổ chúng có màu đỏ là màu rực rỡ nhất trên cơ thể, bụng màu xám. Đặc biệt nhất là chúng có khả năng tích lũy độc từ con mồi. Có thể chúng vô hại với một số động vật máu nóng, nhưng chúng sẽ là cơn ác mộng của các loài máu lạnh lưỡng cư như ếch độc, cóc độc, nhái độc đều là miếng mồi ngon của rắn hoa cỏ cổ đỏ này.
Các loài rắn hoa cỏ này có các tuyến Nuchal tiết ra các chất độc mà chúng đã nuốt vào từ việc ăn thịt các loài cóc độc và được lưu giữ trong các tuyến Nuchal để sử dụng như là nọc độc của chúng khi phải phòng vệ. Trong khi cả nọc độc và chất độc đều là độc tố thì nọc độc được định nghĩa là độc tố phải có sự phân phát hay hấp thụ trực tiếp, chẳng hạn như phân phát trực tiếp dưới da thông qua vết cắn của rắn có nọc độc, nhưng nọc độc này vẫn có thể nuốt vào mà không gây hại, còn chất độc là độc tố có thể gây hại thông qua hấp thụ không trực tiếp, như đụng chạm hay thông qua đường tiêu hóa.
-
Rắn cườm - Chrysopelea ornata
Rắn cườm có tên khoa học là Chrysopelea ornata thường có màu xanh lá với vằn và sọc đen, sinh sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. Nọc độc của chúng khá nhẹ, được coi là không nguy hiểm với con người. Con mồi chính của rắn cườm là những động vật nhỏ sống trên cây như thằn lằn, dơi, loài gặm nhấm. Đôi khi chúng cũng ăn trứng chim và côn trùng.
Rắn cườm Chrysopelea ornata là loài rắn nhỏ có chiều dài khoảng 130 cm với đầu màu xanh lục có vệt màu đen. Loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này thường hoạt động kiếm ăn ban ngày, thức ăn chính của chúng là những loài thằn lằn, đôi khi chúng vào tận các ngôi nhà hoang hay những ngôi nhà nằm sát bìa rừng để bắt những con thạch sùng.
-
Rắn sọc đốm đỏ - Oreocryptophis porphyraceus
Rắn sọc đốm đỏ là một loài rắn nước châu Á, được Cantor mô tả khoa học đầu tiên năm 1839 dưới danh pháp Coluber porphyraceus, hiện được coi là loài duy nhất trong chi Oreocryptophis, trước đây nó từng được xếp vào chi Elaphe. Đầu nhỏ, nhọn và hơi vuông. Màu da bao gồm đỏ và cam với các sọc màu đen.
Là loài sống trên cạn, rắn sọc đốm đỏ ưa thích khí hậu mát mẻ nên phạm vi phân bố bị hạn chế trong khu vực cao nguyên nhiều đồi núi. Trong nhiều trường hợp được tìm thấy ở độ cao trên 800 m trong các khu rừng mưa ẩm ướt thường xanh hay các khu rừng gió mùa, phụ thuộc vào phân loài và khu vực. Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp trong các ổ lá, dưới các thảm rêu hay dưới khe đá hoặc gốc cây. Nó hoạt động chủ yếu từ lúc hoàng hôn qua đêm tới rạng sáng ngày hôm sau. Vì sở hữu một vẻ đẹp rất cuốn hút và lành tính nên loài rắn này đã bị săn lùng ráo riết để làm sinh vật cảnh.
-
Rắn ngũ sắc
Điểm đặc biệt nhất ở loài rắn này đó chính là chúng sở hữu lớp vảy ngũ sắc, có thể phát màu sặc sỡ, óng ánh dưới ánh nắng. Phần lưng rắn hổ hành thường có màu nâu ánh đỏ, hoặc ánh đen, phần bụng màu xám trắng không có họa tiết trang trí. Mặc dù có lớp da đặc biệt như vậy nhưng rắn mống lại sống chủ yếu là lòng đất, chui rúc dưới lớp lá cây rụng, dưới khúc gỗ và trong lớp đất ấm hay tận dụng hang do sinh vật khác tạo ra.
Giống như các loài bò sát đào hang khác, cơ thể chúng khá tròn, đầu tù, đuôi ngắn. Cá thể rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3m, còn trung bình khoảng 80 - 100cm. Rắn ngũ sắc có kiểu răng khá đặc biệt, thay vì cố định ở một chỗ, răng rắn mống thường có nhiều răng nhỏ, sắc - gắn với xương hàm bằng sợi cơ linh động, tạo ra như một dạng bản lề.
Rắn ngữ sắc là loài rắn được coi là đẹp nhất trên thế giới. Loài này được tìm thấy ở vùng núi của Ấn Độ, hiếm được nhìn thấy trong tự nhiên. Phần lưng của nó mang sắc màu óng ánh và vùng bụng bị ngăn cách bởi một sọc màu vàng rực rỡ. Vì chúng hiếm thấy trong tự nhiên nên không ai có thông tin nhiều gì về loài này.
-
Rắn sữa Honduras - Honduran Milk Snake
Rắn sữa được tìm thấy ở Honduras và Nicaragua. Chúng là một trong những loài rắn nước đẹp nhất, bởi có màu sắc sặc sỡ nổi bật và thông qua quá trình phối giống con người đã phát hiện thêm một dòng rắn sữa bạch tạng. Dù gọi là bạch tạng nhưng chúng không trắng hoàn toàn mà vẫn có những khoang màu vàng cam trên cơ thể. Đặc biệt loài rắn sữa bạch tạng có đôi mắt màu đỏ như máu. Ngoài ra tính nết của loài này rất hiền lành và thân thiện với con người, chúng thích nghi tốt với điều kiện sống nhân tạo ở nhiều châu lục khác nhau. Hiện đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia như một sinh vật cảnh độc đáo.
Rắn Sữa do dễ chăm sóc và nhiều các biến thể màu sắc, nên là một trong những loài rắn phổ biến nhất trong điều kiện nuôi nhốt. Rắn Sữa có kích thước trung bình nhỏ gọn 90cm 130cm, tuổi thọ khoảng 12 năm. Rắn Sữa có hình dáng thanh mảnh với thân hình to nhất bằng cổ tay trẻ em, nhiều mầu sắc sặc sỡ như đen ,đỏ, trắng, cam, hồng, nâu đỏ, khoang 3 mầu, khoang 2 mầu... Chúng có nhiều mầu sắc như vậy là để dọa kẻ thù như rắn độc, nhưng thực tế hoàn toàn vô hại.
-
Rắn ngô - Corn Snake
Rắn ngô được tìm thấy chủ yếu ở miền đông nam Hoa Kỳ, Floria. Chúng thường ở trong các lùm cây cối rậm rạp hay ở sườn đồi đá, cây thông, mỏm đá, xung quanh trang trại, các cửa hàng hạt. Màu sắc trên cơ thể chúng thường là màu cam hoặc màu vàng nâu, đen và có mảng màu đỏ xuống giữa lưng là loại động vật sống ban ngày. Món ăn yêu thích của chúng là loài động vật gặm nhấm như chuột, chim, trứng chim và cả thằn lằn. Đặc biệt loài rắn này không có nọc độc và thân thiện với con người, có thể làm vật cảnh nuôi.
Rắn ngô thanh mảnh với chiều dài 61 - 182 cm, chúng thường màu cam hoặc màu vàng nâu, đen và có mảng màu đỏ xuống giữa lưng. Trên bụng được luân phiên bằng các hoa văn màu đen và trắng, giống như một bàn cờ vua. Rắn ngô Corn Snake rất hiền và ngoan ngoãn, dễ thuần hóa. Chúng rất tò mò mọi thứ xung quanh và hoạt động tích cực để "tìm hiểu". Vì vậy bạn sẽ rất thích thú khi xem chúng bò quanh hồ để xem mọi thứ. Rắn ngô rất ít khi cắn, và rất an toàn cho trẻ em.
-
Rắn san hô xanh
Rắn san hô là một trong những loài có nọc độc rất cao được tìm thấy trong tất cả các khu rừng nhiệt đới tại Đông Nam Á và phân bố rộng rãi khắp Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Borneo, loài này có đầu và đuôi đỏ trong khi phần thân lại là màu xanh, đây là một trong những loài rắn đẹp và nguy hiểm nhất thế giới, tuyến nọc độc nằm khắp cơ thể chúng, thậm chí kéo dài đến tận đuôi ở một số loài. Chúng thường ẩn mình dưới lá, rác hay các mảnh vụn của cây, hoạt động nhiều khi về đêm.
Chúng thường ẩn mình dưới lá, rác hay các mảnh vụn của cây và thường liều mạng săn mồi khi đêm đến. Tuyến nọc độc nằm khắp cơ thể chúng, thậm chí kéo dài đến tận đuôi ở một số loài. Rắn san hô xanh có đầu và đuôi đỏ trong khi phần thân lại màu xanh, đây là một trong những loài rắn đẹp và nguy hiểm nhất thế giới. Rắn san hô không hung dữ, hầu hết những người bị cắn là do vô tình đụng đến chúng như khi đang làm vườn. Nếu bị kích động, chúng chui đầu xuống đất và quẫy đuôi ở trên.
Răng nanh của chúng nhỏ nên các vết cắn thường không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, khi bị rắn cắn có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải điều trị y tế. Những triệu chứng ban đầu có thể là vết mờ, sau đó nhìn rõ hơn và ít sưng nhưng có thể gây chứng liệt cơ hay suy hô hấp hoặc suy tim nếu không được điều trị.