Sa bàng quang là bệnh gì?
Sa bàng quang hay còn gọi là bàng quang tăng sinh là hiện tượng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết thành trước của âm đạo, làm cho bàng quang phình ra và sa ra ngoài âm đạo. Tình trạng này thường gặp chủ yếu ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
Sa bàng quang được chia thành 4 mức độ dựa trên tình trạng bàng quang sa ra ngoài âm đạo:
- Độ 1: Đây là mức độ nhẹ, chỉ một phần nhỏ của bàng quang sa xuống âm đạo.
- Độ 2: Đây là mức độ vừa phải, bàng quang sa xuống có thể chạm đến lỗ âm đạo.
- Độ 3: Đây là mức độ nặng, bàng quang nhô ra khỏi âm đạo.
- Độ 4: Mức độ này là mức độ bà quang sa hoàn toàn qua lỗ âm đạo, thường liên quan đến các hình thức sa tạng vùng chậu khác như sa tử cung, sa trực tràng.
Sa bàng quang lúc mới khởi phát thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và khó chịu, chán nản. Nếu bệnh không được kiểm soát sẽ gây ra tình trạng rối loạn tình dục. Sa bàng quang còn gây ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và làm giảm chức năng hoạt động của thận. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, giảm khả năng thụ thai. Nguy hiểm hơn, biến chứng các loại bệnh khác đe dọa đến tính mạng người bệnh.