Top 9 Hiểu biết cơ bản nhất về bệnh chàm

Nhật Hoàng 435 0 Báo lỗi

Chàm là một bệnh phổ biến về da, căn bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong đó tỉ lệ bệnh tăng cao ở vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta hoặc vào ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thông tin cơ bản nhất

    Bệnh chàm còn có tên gọi là bệnh eczema, hai từ "viêm da" và "chàm" được dùng đồng nghĩa với nhau. Tất cả các dạng bệnh chàm đều là viêm da, nhưng không phải tất cả các bệnh viêm da đều là bệnh chàm. Chàm là một bệnh da không lây truyền nhưng gây ngứa và viêm. Nó có thể là cấp, bán hay mạn/mãn tính.


    Bệnh có các triệu chứng rất đa dạng, nhưng nhìn chung thì có các đặc tính sau:

    • Lâm sàng: Gây ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng, tiến triển thành từng đợt dai dẳng và hay tái phát.
    • Giải phẫu bệnh lý: Có thương tổn thuộc loại xốp bào.
    • Sinh bệnh học: Chàm là một loại phản ứng của da với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Trong điều kiện có một địa tạng đặc biệt, địa tạng dị ứng.

    Việc phân loại bệnh chàm rất khó khăn vì danh pháp không thống nhất và nguyên nhân bệnh rất đa dạng. Chính vì thế, khi đứng trước một bệnh chàm cần phải phân tích thuộc thể nào, khu trú về đâu, điều tra về tiền sử, tìm kiếm các tác nhân về vật lý, hóa học, vi khuẩn,... để đi đến việc chẩn đoán chính xác.

    Bệnh chàm không nguy hiểm nhưng gây viêm và ngứa rất khó chịu
    Bệnh chàm không nguy hiểm nhưng gây viêm và ngứa rất khó chịu
    Bệnh chàm không nguy hiểm nhưng gây viêm và ngứa rất khó chịu
    Bệnh chàm không nguy hiểm nhưng gây viêm và ngứa rất khó chịu

  2. Top 2

    Nguyên nhân gây bệnh

    Cơ địa:

    • Có tính chất gia đình, di truyền hoặc tiền sử trong gia đình từng có người mắc bệnh chàm, hen suyễn.
    • Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận,...

    Dị ứng nguyên:

    • Quần áo, giày dép cao su, nilon, khăn len, phấn sáp, bút máy, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.
    • Thức ăn: Đặc biệt các loại như tôm, cua, nhộng.
    • Yếu tố vật lý: Ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi ngứa và các tổn thương khác.
    • Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, cloroxit, penicillin, streptomycin.
    • Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm siêu vi.
    • Hóa chất do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su - sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, axit, kiềm,...
    • Một số cây: cúc tùng, rau đay, tía tô dại, sơn, cỏ hoang.
    • Ngoài một số yếu tố ngoại lai, nguyên nhân gây ra bệnh chàm là do nhiều bệnh nhân mắc bệnh chàm cấp tính hoặc mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội.
    Môi trường làm việc ô nhiễm kèm theo hóa chất độc hại như xi măng là nguyên nhân gây bệnh chàm
    Môi trường làm việc ô nhiễm kèm theo hóa chất độc hại như xi măng là nguyên nhân gây bệnh chàm
    Chàm da
    Chàm da
  3. Top 3

    Triệu chứng của bệnh

    Giai đoạn cơ bản: Mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh tiến triển theo 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài từ một vài ngày tới một vài tuần.

    • Giai đoạn đỏ tấy: Bắt đầu ngứa hay nóng rát, rồi trở thành phù đỏ và nóng. Trên bề mặt xuất hiện những mụn nhỏ mà sau này sẽ trở thành mụn nước.
    • Giai đoạn mụn nước: Mụn nước thường phát sớm trên nền da đỏ, có khi lan ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh. Mụn nước thường nông, có dịch bên trong, sắp xếp thành mảng chi chít dày đặc.
    • Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể chảy ra do bệnh nhân gãi hoặc do dập, vỡ tự nhiên, nước vàng chảy ra. Giai đoạn này, miếng chàm lỗ chỗ, nhiều vết trợt hình tròn gọi là giếng chàm (dễ bị bội nhiễm), huyết thanh thấm ra ngoài nếu băng lại thì sau một thời gian sẽ tạo thành mảng dày.
    • Giai đoạn da nhẵn: Khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên bề mặt da, sau một thời gian vảy tiết khô đọng rồi bong ra để lại lớp da mỏng bóng như vỏ hành. (giai đoạn này xảy trong thời gian ra ngắn).
    • Giai đoạn bong vảy da: Lớp da mới tái tạo bị rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hay vụn như cám hoặc da dày lên tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa. Sau một thời gian khá lâu, nếu không có lớp mụn nước tái phát da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, vì tổn thương ở lớp thượng bì.


    Triệu chứng ngứa: Xuất hiện từ thời kỳ da đỏ tấy đến cuối giai đoạn, cường độ rất dữ dội. Khi bệnh nhân gãi sẽ làm vỡ các dưỡng bào, sẽ phóng thích ra các histamin gây ngứa thêm.

    Giai đoạn đỏ tấy của bệnh chàm
    Giai đoạn đỏ tấy của bệnh chàm
    Giai đoạn đỏ tấy của bệnh chàm
    Giai đoạn đỏ tấy của bệnh chàm
  4. Top 4

    Tính chất thương tổn

    Chàm đỏ: Da đỏ sẫm, gần giống với xuất huyết, xuất hiện ở cẳng chân, có một vài mụn nước nhỏ, chảy nước vàng.

    Chàm dạng bọng nước: Khi thương tổn chứa hơn 1 mm thì gọi là bọng nước, mụn nước sẽ to và sâu hơn khi ở vùng da như lòng bàn tay, chân.


    Chàm có sẩn:
    Các vết sẩn nền nổi cao, như sẩn huyết thanh và tập trung thành từng đám.

    Chàm dạng bọng nước ở trẻ em
    Chàm dạng bọng nước ở trẻ em
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  5. Top 5

    Tiến triển của bệnh

    Chàm da đỏ: Da đỏ tấy, bị phù nề và chảy nước vàng.
    Chàm cấp tính:
    Da còn đỏ, ít phù nề và hết chảy nước.
    Chàm mạn/mãn tính:
    Bệnh dai dẳng, nếu không khỏi thì trở thành bệnh chàm mãn tính, da đỏ, có vảy ngứa, nếu tồn tại lâu và do gãi nhiều thì da sẽ dày lên, lớp da bị liken hóa tức là nếp da sâu xuống.
    Chàm bội nhiễm:
    Do nhiễm tạp khuẩn, có các mụn nước, mụn mũ, loét trợt.
    Chàm hóa:
    Những bệnh về da do bôi thuốc không hợp gây kích thích da biến sang bệnh chàm.

    Chàm bội nhiễm ở trẻ em
    Chàm bội nhiễm ở trẻ em
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  6. Top 6

    Căn nguyên

    Chàm thể tạng: Chiếm khoảng 2-3 % dân số trẻ em và 1 % dân số người lớn. Số bệnh nhân tăng ở các vùng ấm áp và bùng phát theo mùa, thường vào mùa thu và mùa xuân. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng.


    Chàm vi trùng: Do kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn. Thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ, ngoài mụn nước còn có sự liên quan đến các ổ nhiễm trùng như: chốc, nhọt, lẹo, viêm quanh móng, vết đĩa cắn, vết mổ bẩn, các ổ nhiễm trùng da, hoặc các ổ nhiễm khuẩn như: viêm xoang, viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm tử cung,...


    Chàm tiếp xúc: Gây ngứa ở thượng bì và bì, do các chất gây dị ứng hoặc chất gây kích thích từ môi trường gây dị ứng với da. Là bệnh cấp tính, thương tổn xuất hiện ở vùng da hở, khi loại trừ nguyên nhân thì khỏi, khi tiếp xúc thì bị lại. Về sau, phát ban dị ứng có thể lan ra đến các vùng da khác, thường gặp ở phần da lộ sáng của thân thể. Tuy vậy, bất cứ vùng nào của da khi đã tiếp xúc với chất gây nhạy cảm hoặc gây kích thích đều có thể bị tổn thương. Các nơi da dày như lòng bàn tay, chân, da đầu không bị tổn thương. Viêm da tiếp xúc kích thích thường gây tổn thương ở lưng bàn tay và kẽ các ngón nhiều hơn so với lòng bàn tay. Các tác nhân theo đường không khí (thuốc trừ sâu, thuốc trừ vật hại (chuột bọ), formaldehyde, phấn hoa...) thường gây bệnh ở khuôn mặt, cổ và cánh tay.


    Chàm da mỡ (chàm tiết bã): Là dạng thông thường của chàm, xảy ra ở người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã ở mức tối đa như: da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai, có thể ở vùng bẹn, nách và dưới vú. Xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, thường ở tuổi từ 18-40 tuổi và trẻ con. Chàm mỡ thường xấu đi vào mùa đông ở các xứ lạnh.


    Tổ đỉa: Là một dạng chàm viêm da mạn tính, tái phát. Xuất hiện ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân. Tổ đỉa có thể là phản ứng của nhiều yếu tố, như ổ nhiễm khuẩn (viêm hạch hạnh nhân mạn tính, viêm phế quản mạn tính...), cơ địa dị ứng, sang chấn tình cảm, nhiễm nấm, các dị ứng như các chất kích thích hay chất dị ứng từ bên ngoài. Các dị ứng nguyên như : nickel, cobalt, phấn hoa, phomát, bia, rượu vang trắng, gia vị, penicilline và neomycin. Tổ đỉa là chứng bệnh thường gặp ở xứ nóng.

    Chàm vi trùng ở trẻ
    Chàm vi trùng ở trẻ
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Top 7

    Cách phòng bệnh

    Đối với những người mà trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm cần chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo cơ thể tránh xa những nguyên nhân gây bệnh như: các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm nguyên liệu cao su, sơn xe,…

    • Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà rất hiệu quả. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước nhé.
    • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh,…), trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh.
    • Cần cẩn thận trước những thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, gà, vịt xiêm, các loại mắm (mắm nêm, mắm cái), mực,…
    • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
    • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng.
    • Khi có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm nhé.
    Uống đủ nước để phòng bệnh chàm
    Uống đủ nước để phòng bệnh chàm
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  8. Top 8

    Điều trị

    Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn cần có biện pháp để hạn chế bệnh thêm trầm trọng, cụ thể:

    • Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh chàm cần tích cực chữa căn bệnh đó song song với điều trị bệnh chàm.
    • Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay một số thú vật thì nên hạn chế ăn và tiếp xúc càng ít càng tốt.
    • Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ thể bị nhiệt gây ra bệnh thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các thực phẩm có tính nóng, các loại gia vị cay nóng,...

    Về sử dụng thuốc:

    • Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang lại kết quả cao.
    • Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp uống thêm viên uống vitamin E, tinh chất lô hội, mật ong pha nước ấm có tác dụng tái tạo tế bào da, kháng khuẩn, tiêu trừ viêm nhiễm rất hiệu quả.

    Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối. Tránh dùng các thực phẩm: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, đồ hộp, thức ăn sống – lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng.


    Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi, sát chanh, xà phòng, nó sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Không nên chích, lễ, thoa đắp nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
    Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (atiso, hoa hòe, hoa cúc,...), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin (nước chanh, cam, bưởi,...) để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.


    Bạn có thể tắm bằng nước lá chè xanh, nước lá cau có pha chút muối loãng để làm dịu cơn ngứa giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

    Uống mật ong pha nước ấm có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh chàm
    Uống mật ong pha nước ấm có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh chàm
    Mật ong
    Mật ong
  9. Top 9

    Bệnh eczema có lây không?

    Các nghiên cứu thực nghiệm về bệnh chàm cho thấy, bệnh khởi phát do tình trạng đột biến gen có chức năng tại ra Filaggrin – một loại Protein có công dụng chính là tạo thành hàng rào bảo vệ lớp da trên cùng của cơ thể. Khi gen tạo ra Filaggrin gặp vấn đề thì hàng rào này tự nhiên bị phá vỡ, độ ẩm trên ra dễ dàng thoát ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây ra chàm.


    Nguyên nhân gây ra chàm là do gen và tác động động của môi trường sống nên các bác sĩ khẳng định bác chàm sẽ không thể lây lan từ người bệnh sang người khác được. Do vậy, người mắc bệnh chàm có thể yên tâm sinh hoạt bình thường cùng với các thành viên khác.


    Dù không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng bệnh chàm có thể lây lan từ vùng da này qua vùng da khác trên cơ thể. Do vậy, ngay khi bệnh khởi phát người bệnh nên thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn bệnh lây lan cũng như điều trị bệnh tận gốc bệnh nhanh chóng, kịp thời.

    Bệnh eczema có lây không?
    Bệnh eczema có lây không?
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy