Top 15 Điều sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Với những bà mẹ trẻ, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ; chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự là việc rất khó khăn. Thật khó không phạm phải những sai lầm. ... xem thêm...Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu thì sẽ tự tin hơn trong việc chăm con. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sai lầm cơ bản khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhé.
-
Băng rốn kín
Bình thường rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng vào máu gây nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiều người nghĩ băng rốn sẽ giúp bảo vệ rốn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn. Nhưng thực tế không như vậy. Băng rốn quá kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi nảy nở, làm cho rốn lâu khô, thậm chí bị nhiễm trùng.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên băng kín rốn trẻ sơ sinh. Do vậy, bạn nên để hở rốn cho con. Bên cạnh đó, bạn có thể vệ sinh rốn cho trẻ bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng hàng ngày.
-
Mẹ ăn kiêng quá mức
Tâm lý chung của nhiều bà mẹ trẻ sau sinh là mong muốn giảm cân nhanh chóng. Vì thế nhiều người áp dụng chế độ ăn kiêng để ép cân. Tuy nhiên, điều này lại không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là đối với những bà mẹ đang cho con bú.
Điều này nghe có vẻ hơi phi lý nhưng trên thực tế các chuyên gia cho biết, nuôi con bằng sữa mẹ là liệu pháp giảm cân an toàn và hiệu quả dành cho những bà mẹ muốn giảm cân sau sinh. Nguyên nhân khi em bé bú, cơ thể người mẹ sẽ tiêu tốn khoảng 500 calories. Và thực tế đã chứng minh rằng, những bà mẹ cho con bú thường xuyên giảm cân nhanh hơn so với những bà mẹ nuôi con bằng sữa ngoài.
Các mẹ nên ăn uống lành mạnh, đủ nhóm dinh dưỡng thịt cá, rau củ quả, uống nhiều nước và nghỉ ngơi để có nhiều sữa cho con bú.
-
Sưởi ấm bằng than củi
Dùng than củi đốt dưới sàn giường là phương pháp giữ ấm sau sinh không còn quá xa lạ đối với phụ nữ thời xưa. Thế nhưng, theo nghiên cứu chuẩn mực của khoa học, than tre có chứa thành phần là cacbonic, có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé khi chúng hòa lẫn vào bên trong không khí, đôi khi gây gạt thở, viêm nhiễm đường hô hấp. Một tác hại quá xấu mà chúng ta cần tuyệt đối tránh.
Thay vào đó, phương pháp giữ ấm và cải thiện tinh thần, sức khỏe mà ngày nay vẫn được khuyên tận dụng của các chuyên gia hàng đầu đó chính là ngâm chân và tắm thuốc ấm. Đây là một cách hiệu quả để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân trở về tim, làm cho cơ thể thông kinh hoạt lạc, tác động chính lên tĩnh mạch, làm giãn nở, qua đó kích thích các đầu mút thần kinh, làm giảm đi hiện tượng lạnh cóng tay chân, tê cứng hiệu quả.
-
Cho trẻ uống sữa bình thay cho sữa mẹ quá sớm
Nhiều bà mẹ trẻ vì muốn giữ dáng hoặc tin vào lời quảng cáo của các hãng sữa công thức nên hạn chế hoặc không cho con bú mẹ. Đó là quan điểm sai lầm các mẹ cần tránh.
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ những năm tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết và kháng thể để chống lại bệnh tật. Con bạn sẽ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn khi bú mẹ. Hãy cho con được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, nếu có thể hãy cho con bú đến khi con 2 tuổi.
-
Không rửa tay trước khi chăm sóc trẻ
Rửa tay sạch sẽ là biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng tránh nhiễm trùng sơ sinh. Vì vậy, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi bồng bế, chăm sóc trẻ các bạn nhé.
Dù việc rửa tay là điều hết sức đơn giản và bình thường nhưng khi chăm sóc trẻ lại là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Theo các nghiên cứu thì có đến hàng triệu các loại vi-rút hay vi khuẩn độc hại thường lưu khu trú trên bàn tay của người lớn, dễ dàng lây truyền sang da trẻ chỉ qua các tiếp xúc thông thường. Chính vì thế việc không rửa tay hoặc quên rửa tay tưởng chừng chỉ là một hành động bất cẩn vô hại nhưng thực tế thì lại chứa đựng nhiều mầm mống bệnh tật hết sức nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ trẻ nhỏ mà cả những người xung quanh.
-
Kiêng tắm vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Đây là giai đoạn kháng thể của trẻ còn non yếu, trẻ cần được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Sau khi tắm trẻ cần được ủ ấm ngay các mẹ nhé!
Đối với những ngày thời tiết se lạnh, có thể dùng khăn ấm lau rửa cơ thể bé. Chú ý vệ sinh những khe, nếp gấp của da và bộ phận sinh dục. Với trẻ sơ sinh, bé có thể bị nhiễm lạnh và khô da nếu tắm quá nhiều. Có thể tắm cho trẻ vào mùa hè nhiều hơn mùa đông vì trong điều kiện thời tiết nóng, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều, rất dễ mắc các bệnh về da nếu không được vệ sinh cơ thể cẩn thận.
Ngoài ra, cha mẹ cần lựa chọn sữa tắm có tính kiềm cho trẻ vì sử dụng sữa tắm sẽ khiến độ pH trên da thay đổi, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào trong cơ thể bé. -
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong
Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi con bị tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng mật ong an toàn và có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ vì trong mật ong có nhiều độc tố botulinum và chứa những bào tử. Các độc tố này có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt. Nếu ngộ độc nặng còn có thể khiến trẻ tử vong.
Trẻ dưới một tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho trẻ dùng mật ong cũng như đánh tưa lưỡi bằng mật ong.
-
Quấn và ủ trẻ quá chặt
Nhiều bà mẹ vẫn quan niệm là ở trong bụng mẹ, trẻ được bó chặt. Vì thế khi bé được sinh ra, mẹ vẫn cố gắng dùng vải, khăn quấn chặt chân tay bé vì sợ bé bị giật mình.
Nếu mẹ thường xuyên quấn khăn trẻ mọi thời điểm thì vô tình làm trẻ mất cơ hội được vận động, điều đó sẽ làm các cơ tay, chân của trẻ trở nên thụ động và mềm yếu hơn. Nếu mẹ quấn chặt toàn bộ cơ thể thì ở phần chân bắt buộc phải ép thẳng, thì tret sẽ bị kém phát triển ở phần hông. Ngoài ra việc quấn chặt sẽ làm ảnh hưởng đến việc trao đổi chất ở da, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của hệ thống thần kinh của trẻ.
Việc quấn khăn làm cho thân nhiệt của bé tăng lên khiến bé bị đổ mồ hôi. Nếu mồ hôi bị thấm ngược lại vào cơ thể bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ quấn khăn rất dễ bị viêm phổi hoặc mắc những bệnh liên quan đến hô hấp. Tại Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp do cha mẹ quấn khăn trẻ sai cách, dẫn đến hậu quả là trẻ bị viêm phổi nặng.
Nếu mẹ muốn sử dụng khăn quấn cho trẻ thì nên tìm hiểu các loại khăn quấn phần thân trên và phần chân thì được tự do thoải mái vận động, cũng giúp việc thay tã cho trẻ trở nên dễ dàng hơn. Mẹ chỉ nên dùng khăn quấn khi bé chuẩn bị đi ngủ để tạo cảm giác ngủ ngon giấc, tránh giật mình do chân tay bé hay khua khoắng. Còn những lúc bé thức nằm chơi, mẹ nên để chân tay bé được tự do thoải mái. Như vậy sẽ hình thành cho bé phản xạ ở tay và chân tốt hơn để bé sớm biết cầm nắm chính xác.
-
Để nhiều người ôm hôn trẻ
Được yêu thương, âu yếm là 1 điều hạnh phúc, tuy nhiên với trẻ sơ sinh các mẹ nên tế nhị; đừng để nhiều người lớn ôm hôn trẻ. Vì lúc này sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, khi được âu yếm trẻ dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp từ người lớn.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế cho người lạ, kể cả người thân trong gia đình bế và hôn trẻ trong khoảng 1-2 tháng sau khi chào đời, vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh. Khi muốn bế hoặc hôn trẻ, người lớn cần phải rửa tay sạch sẽ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm hoặc các bệnh ngoài da, bệnh răng miệng… Trong trường hợp sau khi được người lớn hôn, trẻ có các triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi, bú kém, quấy khóc, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
-
Thường xuyên cắt tóc cho trẻ
Tóc non hay còn gọi là tóc máu ở trẻ sơ sinh là lớp tóc có sẵn trên đầu em bé ngay từ khi sinh ra. Chúng được hình thành từ trong thai kỳ, khi trẻ còn là bào thai ở tuần 24 và cứ thế phát triển dài ra cho đến khi em bé chào đời.
Nhiều người cho rằng cắt tóc máu đi sẽ làm tóc bé cứng và đẹp hơn, tuy nhiên lúc này da đầu của bé còn rất non yêu; khi cắt dễ làm tổn thương trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da. Ngoài ra, lớp tóc này có chức năng bảo vệ thóp non nớt của trẻ, giữ ẩm phần đầu đồng thời sẽ rụng dần đi để chuẩn bị cho một thời kỳ tóc thực thụ sau này. Da đầu bé sơ sinh rất mỏng, nếu có chút bất cẩn, việc cắt tóc cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng da.
Từ góc nhìn y khoa thì việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là việc làm không an toàn. Thường thì phải ngoài 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền, khi đó mới có thể cắt tóc máu an toàn cho trẻ. Nếu chúng ta tiến hành sớm hơn, các động tác cắt tóc có thể làm tổn thương da đầu bé. Mặt khác, khi thóp chưa liền, sự làm mỏng tóc đi không có lợi cho việc giữ ấm thóp. Thực tế tóc máu sẽ tự rụng đi sau một thời gian để cho lớp tóc khác mọc lên vì vậy không cần thiết cắt tóc máu. Trừ trường hợp một số em bé tóc quá rậm và dày, hạn chế tầm nhìn hay gây ngứa ngáy, khó chịu cho da khi thời tiết nóng bức.
-
Rung lắc con
Khi trẻ nhỏ quấy khóc, cha mẹ thường có thói quen dỗ bằng cách rung lắc. Điều này thực sự sai lầm. Bạn nên nhớ rằng, não bộ và phần cổ của trẻ sơ sinh rất mềm và yếu. Vì vậy, việc rung lắc mạnh có thể gây chấn thương, thậm chí dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh là một thuật ngữ y học được định nghĩa liên quan đến các thương tổn gây ra bởi việc lắc mạnh trẻ. Hội chứng này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ hơn hai tuổi, nhiều nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Do trẻ có cơ cổ rất yếu nên không thể giữ cho đầu được ổn định. Rung lắc mạnh khiến đầu trẻ di chuyển dữ dội qua lại dẫn đến chấn thương não. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy đến não và có thể gây tử vong.
Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu cha mẹ tìm hiểu kĩ trước khi chào đón trẻ ra đời. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn đối xử với trẻ một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
-
Để trẻ nằm sấp
Nhiều mẹ nghĩ rằng, đặt bé nằm sấp có thể giúp trẻ không bị nghẹn. Nhưng các bác sĩ cho biết tư thế này rất nguy hiểm vì nó có thể gây tắc nghẽn đường thở.
Chỉ cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi thực sự kiểm soát được trẻ. Trong 2 tháng đầu, nên để trẻ nằm sấp khoảng 20 phút mỗi ngày, chia thành nhiều lần, mỗi lần vài phút. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, có thể để trẻ nằm sấp 1 giờ mỗi ngày và chia làm nhiều lần. Không được để trẻ sơ sinh nằm sấp quá lâu.
Khi nằm sấp, bé bị rất nhiều áp lực lên bụng và cơ hoành ngực. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên đặt bé nằm ngửa và quay đầu sang một bên.
-
Cho con ăn quá nhiều
Em bé khóc không có nghĩa là bé thấy đói. Đó có thể là do bé bị đau hoặc chỉ vì muốn nhìn thấy mẹ. Nhưng đôi khi, nhiều mẹ cố gắng dỗ trẻ nín bằng cách cho bé ăn. Nhưng nếu trẻ không bị đói, việc ép ăn quá nhiều so với nhu cầu của bé có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày, đầy bụng và nôn trớ.
Vì vậy, đừng bắt ép nếu con không muốn ăn. Nếu nghĩ rằng con ăn chưa đủ no, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
-
Cho trẻ nằm gối
Kê gối ngủ cho bé giống như việc làm hiển nhiên của các bà mẹ, thế nhưng ít ai biết rằng điều này có thể khiến bé gặp không ít nguy cơ như nghẹt thở, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), bong gân cổ, phẳng đầu hoặc làm con nóng sốt,... Đó là vì đầu bé sơ sinh rất mềm nên dễ chìm sâu vào trong gối gây ngạt thở; nếu chọn chất liệu gối không tốt có thể làm tăng nhiệt độ dưới đầu bé, khiến bé tăng thân nhiệt và ra mồ hôi, dễ dẫn đến sốt cao và nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, cổ bé sơ sinh rất yếu, nếu trượt từ gối cao xuống giường có thể gây bong gân cổ.
Vì vậy, mẹ nhớ nhé, trong 2 năm đầu đời không cần kê gối cho bé đâu. Nếu muốn, mẹ chỉ nên dùng khăn xô gập lại vài lần cho bé gối đầu là đủ. Dù những chiếc gối rất xinh xắn, đáng yêu và mẹ có lỡ mua về khá nhiều thì cũng nên... vứt chúng qua một bên để đảm bảo an toàn cho con nhé!
-
Đội mũ che thóp
Tương tự như gối đầu, đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh cũng được coi là việc cần thiết và... hiển nhiên, vì xưa nay bé sơ sinh nào cũng được đội mũ. Tuy nhiên, những chiếc mũ che thóp này cũng chẳng mang lại lợi ích gì nhiều, thậm chí có thể gây hại nên mẹ không cần mua về nhiều đâu nhé! Chỉ khi ra ngoài trời lạnh mẹ mới cần che thóp cho con thôi, còn khi ở trong nhà, hãy để đầu bé được thoáng.
Cơ thể trẻ luôn có chế độ điều hòa thân nhiệt, nên mẹ đừng nghĩ phần thóp của bé sẽ lạnh hơn các phần cơ thể khác nhé. Nếu cứ đội mũ "kín mít" ngay cả khi trời nóng, ấm không chỉ khiến bé ngứa ngáy khó chịu, ra mồ hôi nhiều mà còn làm tăng thân nhiệt - dễ khiến con bị sốt/sốt cao gây nguy hiểm.
Do đó, mẹ chỉ nên đội mũ cho con khi nhiệt độ thấp, cho bé ra ngoài trời hoặc đối với bé sinh non, nhẹ cân; trường hợp bé khỏe mạnh bình thường thì hoàn toàn không cần đội mũ chụp đầu 24/24, nhất là khi trời nắng nóng.