Top 10 Kỳ thủ cờ vua nổi tiếng nhất làm rạng danh Việt Nam
Cờ vua trước kia còn được gọi là cờ quốc tế, là trò chơi quốc tế và là môn thể thao trí tuệ cho 2 người chơi. Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ ... xem thêm...biến nhất thế giới với hàng triệu người tại nhà riêng, trong câu lạc bộ, trực tuyến, từ xa và trong các giải đấu. Trò chơi này diễn ra trên một bàn cờ hình vuông gồm 8 hàng (đánh số từ 1 đến 8) và 8 cột (đánh các chữ cái từ a đến h), tạo ra 64 ô hình vuông với các màu đậm và nhạt xen kẽ nhau, với mỗi người chơi sẽ có ô màu nhạt ở hàng cuối cùng bên tay phải của mình khi ngồi vào bàn chơi cờ. Việt Nam luôn là cái nôi sản sinh ra những kỳ thủ cờ vua tài năng, gặt hái được rất nhiều thành công tại các giải đấu trong nước cũng như quốc tế. Cùng điểm qua danh sách các kỳ thủ hàng đầu làm rạng danh cờ vua Việt Nam.
-
Lê Quang Liêm
Lê Quang Liêm sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991 là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam. Quang Liêm là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á. Anh là nhà vô địch thế giới nội dung cờ chớp năm 2013, đương kim vô địch châu Á, Hai lần vô địch Giải cờ vua Aeroflot mở rộng, ba lần vô địch Giải cờ vua quốc tế HDBank. Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long hướng dẫn chơi cờ từ năm 7 tuổi. Anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), huy chương vàng giải vô địch cờ vua châu Á lứa tuổi dưới 16 năm 2006. Ngoài ra, Lê Quang Liêm còn đoạt một số huy chương vàng ở cấp khu vực Đông Nam Á. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế.
Năm 2008, năm 17 tuổi, Lê Quang Liêm đã tham dự Giải cờ vua thanh niên thế giới dành cho lứa tuổi dưới 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy thành tích không cao (8 điểm/13 ván, đồng hạng 15) nhưng đã giúp Liêm tích luỹ thêm kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2008, anh đạt 8 điểm/11 ván (6 thắng 4 hoà 1 thua, trong đó có ván thắng Smeets, hoà Karjakin, Bruzon, Nghê Hoa) góp phần đưa Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 trong một Olympiad cờ vua (9/154 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự), đồng thời hạng nhất nhóm B. Quang Liêm tham dự Giải vô địch cờ vua châu Á tại Hình Đài, Trung Quốc vào tháng 6. Sau 9 vòng đấu anh bất bại với 7 điểm (+5 =4) và lên ngôi vô địch, hơn nhóm tiếp theo nửa điểm. Đây là lần đầu tiên một kỳ thủ Việt Nam vô địch cá nhân nam châu Á. Sau đó anh tiếp tục giành huy chương bạc nội dung cờ chớp ở giải này.
-
Nguyễn Ngọc Trường Sơn
Nguyễn Ngọc Trường Sơn sinh 28 tháng 2 năm 1990 sinh ra và lớn lên ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang là một đại kiện tướng cờ vua Việt Nam. Theo xếp hạng hiện tại của FIDE, anh là kì thủ số 2 của Việt Nam. Sơn bắt đầu học đánh cờ vua từ năm lên 3 và tỏ ra có năng khiếu, năm 1999 tại giải đấu trẻ ở Ấn Độ anh giành được huy chương đồng. Tiếp theo, Sơn lại giành được huy chương vàng vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi không quá 11 năm sau đó tại Tây Ban Nha. Năm 2005, Sơn trở thành đại kiện tướng cờ vua khi mới 14 tuổi 10 tháng và là một trong số ít các kì thủ đạt được danh hiệu đại kiện tướng khi chưa tới 15 tuổi. Tại giải cờ vua trẻ thế giới 2008 tổ chức tại Vũng Tàu, Việt Nam, mặc dù dẫn đầu suốt gần hết giải nhưng cuối cùng Sơn chỉ về nhì ở lứa tuổi 18, bằng điểm (8 điểm/11 ván) nhưng kém chỉ số phụ với vận động viên vô địch. Ở Olympiad cờ vua 2008, Sơn góp phần giúp đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 đội mạnh nhất (hạng 9). Những thành tích trên giúp anh lần thứ ba có mặt trong danh sách Vận động viên tiêu biểu trong năm của Việt Nam.
Giải cờ vua Biel 2010 tập hợp 10 kỳ thủ trẻ hàng đầu, trong đó có Sơn. Sau 9 lượt đấu vòng tròn Sơn bất bại với 5½ điểm/9 ván (+2 =7), xếp hạng nhất, đồng điểm với Vachier-Lagrave và Caruana nhưng hơn hai kỳ thủ này chỉ số phụ. Ba kỳ thủ bước vào vòng đấu cờ nhanh trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Với chỉ số phụ cao nhất, Sơn vào thẳng chung kết gặp Caruana, người thắng Vachier-Lagrave 2-1 ở bán kết. Tại chung kết Sơn thua ½–1½ và nhận giải nhì. Tháng 1, Sơn cùng đội cờ Việt Nam tham dự Giải vô địch khu vực 3.3 châu Á. Là hạt giống số hai, sau 9 ván đấu bất bại đạt 7½ điểm (+6 =3), anh đã vượt lên trên hạt giống số một Wesley So, giành ngôi vô địch giải đấu, đồng thời giành một vé tham dự Cúp cờ vua thế giới 2013. Tháng 6, tại Giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới, Nguyễn Ngọc Trường Sơn là một trong hai kỳ thủ Việt Nam dự giải (cùng Lê Quang Liêm). Ở nội dung cờ chớp, dù chỉ đạt hạng 5 chung cuộc nhưng anh đã góp phần giúp đồng đội Lê Quang Liêm lên ngôi vô địch bằng việc đánh bại kỳ thủ cạnh tranh ngôi vô địch Ruslan Ponomariov.
-
Nguyễn Đức Hòa
Sinh năm 1989 tại Cần Thơ, với những thành tích nổi bật, Nguyễn Đức Hòa đã đạt danh hiệu đại kiện tướng năm 2014. Là tuyển thủ quốc gia cùng với Quang Liêm, Trường Sơn nhưng kỳ thủ Nguyễn Đức Hòa lại ít có điều kiện đi du đấu quốc tế để cọ xát cũng như phát triển nâng cao chuyên môn do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Mặc dù vậy, Đức Hòa vẫn không ngừng tự nỗ lực bản thân để tiếp tục nghiệp cờ. Năm 2014, Nguyễn Đức Hòa vô địch Cờ tướng Việt Nam. Anh là nhà vô địch nhiều Giải cờ vua Quốc tế bao gồm Penang, Bhubaneswar, Bhopal (2017), Mumbai (2017).
Năm 2010, tại bảng dự bị trong Thế vận hội Cờ vua lần thứ 39 ở Khanty-Mansiysk. Năm 2012, ở bàn thứ tư trong Thế vận hội Cờ vua lần thứ 40 ở Istanbul. Năm 2014, ở bàn thứ ba tại Olympic Cờ vua lần thứ 41 ở Tromsø (+5, = 3, -2). Nguyễn Đức Hòa thi đấu cho Việt Nam tại Giải vô địch cờ vua đồng đội châu Á. Năm 2012, về hạng ba tại Giải vô địch cờ vua đồng đội châu Á lần thứ 17 tại Zaozhuang (+5, = 1, -2) và giành huy chương đồng đồng đội. Năm 2014, về hạng ba tại Giải vô địch cờ vua đồng đội châu Á lần thứ 18 tại Tabriz (+4, = 1, -3) và giành huy chương đồng đồng đội. Năm 2011, anh được trao danh hiệu FIDE International Master (IM) và nhận danh hiệu FIDE Grandmaster (GM) ba năm sau đó.
-
Đào Thiên Hải
Đào Thiên Hải sinh 10 tháng 5 năm 1978 tại Sa Đéc, Đồng Tháp là đại kiện tướng cờ vua đầu tiên của Việt Nam, là người Việt đầu tiên thi đấu với vua cờ thế giới Garry Kasparov. Anh cũng là kỳ thủ Việt Nam đầu tiên lọt vào top 100 thế giới (tháng 7 năm 1993, khi mới 15 tuổi). Elo cao nhất của anh là 2609, Elo hiện tại của anh đứng thứ tư ở Việt Nam. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 ở nội dung cờ nhanh, Đào Thiên Hải luôn ở trong nhóm dẫn đầu, bỏ lỡ cơ hội giành huy chương vàng, cuối cùng giành được huy chương bạc. Tháng 10 năm 2008 Đào Thiên Hải giành huy chương bạc thể loại cờ vua đôi nam nữ cùng với Lê Kiều Thiên Kim tại giải Vô địch trí tuệ thế giới Mind Sports tổ chức tại Bắc Kinh. Đây cũng thành tích cao nhất của đội Việt Nam tại giải. Tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2008 anh ngồi bàn 3, đạt 6,5 điểm/9 ván góp phần đưa Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 trong một Olympiad cờ vua, đồng thời hạng nhất nhóm B.
Đầu năm 2009, anh xếp hạng nhì giải cờ vua hạng Nhất Việt Nam (tương đương giải vô địch quốc gia). Năm 2011, Đào Thiên Hải vô địch quốc gia. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2012, Hải giữ vị trí dự bị của đội tuyển Việt Nam tại Olympiad Cờ vua thứ 40. Anh góp phần đưa Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong lịch sử là hạng 7 đồng đội nam. Tháng 4 năm 2016, tại Giải đồng đội châu Á, anh cùng đồng đội giành 2 huy chương bạc ở nội dung nhanh và chớp, đều thất bại trước Trung Quốc ở chung kết. Ngày 5 tháng 8 năm 2017, ông Đào Thiên Hải đã thành lập Trường Cờ vua Đào Thiên Hải với Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo thế hệ trẻ em Việt Nam phát triển tư duy và đạt được tiềm năng cao nhất thông qua Cờ Vua. -
Nguyễn Anh Dũng
Sinh ra tại Cẩm Phả,với niềm đam mê cờ cháy bỏng và tài năng thiên bẩm, kỳ thủ cờ vua Nguyễn Anh Dũng đã sớm vươn lên trở thành một trong những kỳ thủ xuất sắc nhất của Việt Nam. Cùng với danh hiệu đại kiện tướng thế giới, anh đã gặt hái được rất nhiều thành tích cho quốc gia, góp phần đưa cờ vua Việt Nam vươn ra thế giới. Đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu của anh chính là chiếc huy chương vàng tại giải vô địch cờ vua U20 châu Á năm 1993. Ngoài ra, anh cũng xuất sắc với 3 chiếc huy chương vàng tại Sea Game 23. Và có lẽ điều đặc biệt, ít người biết rằng gia đình của Nguyễn Anh Dũng có đến 3 thế hệ: bố, con và cháu đều có đam mê và giành được nhiều thành tích với bộ môn cờ vua. Là niềm tự hào của cờ vua Việt Nam, cùng với những đóng góp cho nền thể thao nước nhà, anh đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng 3. Hiện tại với vai trò là một huấn luyện viên của đoàn cờ vua tỉnh Quảng Ninh, anh hy vọng bằng tài năng và kinh nghiệm thi đấu của mình sẽ truyền đạt cho thế hệ sau để tiếp tục làm rạng danh làng cờ.
Năm 1993, Nguyễn Anh Dũng vô địch thanh niên châu Á tại Qatar, được đặc cách phong danh hiệu kiện tướng quốc tế. Năm 1994 được Liên đoàn cờ vua thế giới xếp vào tốp 20 kỳ thủ trẻ có sức cờ mạnh nhất hành tinh. Năm 1998 được đi tập huấn tại Hungary và đến năm 2001 được phong danh hiệu đại kiện tướng, trở thành đại kiện tướng thứ ba của Việt Nam, sau Đào Thiên Hải và Từ Hoàng Thông. Năm 2000, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải First Saturday tháng 8 với 9,5/13 điểm, giành được một chuẩn đại kiện tướng. Năm 2001, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải khu vực 3.2a với 7/9 điểm và giành một suất tham dự Giải vô địch thế giới FIDE 2002. Tại giải vô địch thế giới FIDE vào cuối năm 2001 đầu năm 2002, Nguyễn Anh Dũng gây bất ngờ khi thắng đối thủ Elo cao hơn Rublevsky ở vòng đầu tiên với tỉ số 3-1. Tuy nhiên ở vòng hai anh thua Tkachiev. Năm 2003, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải Khối thịnh vượng chung ở Mumbai một cách thuyết phục với 8,5/10 điểm, hơn nhóm xếp sau 1 điểm, xếp trên những kỳ thủ mạnh thời điểm đó như Kasimdzhanov. Năm 2010, Nguyễn Anh Dũng giành ngôi á quân giải Kuala Lumpur mở rộng với 7/9 điểm, kém nhà vô địch Hầu Dật Phàm nửa điểm.
-
Nguyễn Huỳnh Minh Huy
Là kỳ thủ tài năng của Đồng Tháp, chàng trai sinh năm 1987 này đã từng giành chức vô địch giải U16 châu Á tại tại Brunei vào năm 2003. Dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của huấn luyện viên Hoàng Minh Chương, cùng với đó là chuyến đi tập huấn dài ngày tại Budapest, Hungary, Minh Huy đã kiên trì theo đuổi đam mê chơi cờ và chinh phục những thử thách. Phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của anh chính là danh hiệu đại kiện tướng vào năm 2014. Dự giải cờ vua tại Hungary, Minh Huy (ELO 2490) được xếp hạng hạt giống số hai sau kỳ thủ chủ nhà Mihok Oliver (Kiện tướng quốc tế - ELO 2458). Giải đấu kỳ đài First Saturday tại Hungary thi đấu vòng tròn hai lượt để chọn nhà vô địch.
Trên hành trình đến ngôi vô địch, kỳ thủ sinh năm 1987 không thất bại một ván đấu nào. Ở ván đấu thứ thứ bảy quyết định tấm Huy chương vàng, Minh Huy đánh bại Mihok Oliver sau khi cầm hòa đối thủ ở lượt đi. Kỳ thủ của Việt Nam lên ngôi vô địch với một điểm bỏ cách người về nhì Petrov Nikita. Đây là kết quả hoàn toàn xứng đáng với Minh Huy, khi kỳ thủ quê Đồng Tháp sang Hungary tập luyện ba năm vừa qua. Dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Minh Chương - người từng đào tạo Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn hay Đào Thiện Hải - Minh Huy tiến bộ nhanh chóng. Trước đó, anh từng gây tiếng vang với chức vô địch U16 châu Á vào năm 2003 tại Brunei. -
Cao Sang
Cao Sang được coi là một phát hiện khá thú vị và bất ngờ của cờ vua Lâm Đồng. Khi mới 11 tuổi, anh đã đứng thứ 10 tại giải trẻ cờ vua toàn quốc thi đấu tại Nha Trang. Liên tiếp các năm sau đó, anh liên tục đạt giải huy chương vàng tại các giải quốc gia. Trước những cố gắng của bản thân, Cao Sang đã chính thức đạt danh hiệu đại kiện tướng quốc tế năm 2003. Do bận rộn với gia đình, anh đã xin rút khỏi đội tuyển cờ vua quốc gia nhưng vẫn là một thành viên nòng cốt của đội tuyển cờ vua Lâm Đồng với vai trò huấn luyện cho lớp trẻ.
Ở nội dung cờ tiêu chuẩn, Cao Sang bất ngờ để thua kỳ thủ 8 tuổi Đầu Khương Duy (Hà Nội) đã khiến người hâm mộ thật sự ngỡ ngàng. Trong ván đấu này, Khương Duy (Elo 1.474) đã thắng bằng quân đen. Kết thúc ván đấu, kỳ thủ nhí cho biết: “Đến giờ em vẫn còn run. Em không nghĩ mình đã thắng được anh ấy”. Ở nội dung này, ngôi vô địch thuộc về Đại kiện tướng Nguyễn Đức Hòa (Quân Đội) - nhà đương kim vô địch của giải đấu năm 2018. Với phong độ ổn định, Đại kiện tướng của đoàn Quân đội đã có thành tích bất bại sau 9 ván đấu (5 thắng, 4 hòa), được cùng 7 điểm với Nguyễn Hoàng Đức (Quảng Ninh), nhưng xếp trên nhờ hơn chỉ số phụ.
-
Hoàng Thị Bảo Trâm
Đến với môn cờ vua từ rất sớm, nhưng Hoàng Thị Bảo Trâm không có nhiều thời gian hay sự đầu tư cho môn thể thao này. Người thầy đầu tiên dạy cho Trâm biết chơi cờ chính là chị gái, là thành viên của đội tuyển cờ vua trẻ Thừa Thiên Huế. Năm 1997, tài năng của Trâm mới thực sự nở rộ và được đông đảo người hâm mộ biết đến khi giành huy chương đồng tại giải trẻ thế giới lứa tuổi U10. Từ đó, Trâm liên tục gặt hái được những thành công mỗi khi tham dự giải trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là hai chiếc huy chương vàng tại giải vô địch châu Á năm 2001 và 2003. Hoàng Thị Bảo Trâm đã chính thức đạt danh hiệu đại kiện tướng quốc tế nữ năm 2006, xứng đáng là một trong những gương mặt nữ xuất sắc của làng thể thao Việt Nam.
Hoàng Thị Bảo Trâm kể lại: "Mỗi khi hoàn thành công việc phụ giúp cha, mẹ, thời gian rảnh rỗi Trâm thường lôi bàn cờ của chị gái ra và bắt đầu học cách nhận biết mặt quân và cách thức di chuyển của chúng. Nhiều lần, mải học Cờ trong nhà, Trâm đã quên mất việc được giao, một khâu trong mắt xích làm bún, thế là bị ba má mắng cho một trận. Người thầy đầu tiên dạy cho Trâm biết chơi cờ cũng chính là chị gái mình (khi ấy chị gái của Trâm đang là thành viên đội tuyển Cờ vua trẻ của tỉnh Thừa Thiên Huế). Được giới thiệu tới thầy Bảo Tài, Trâm đã thực sự gây chú ý đặc biệt về tài năng của mình, dù khi đó Trâm tập Cờ chưa lâu và lúc ấy có lẽ cô học trò nhỏ này không nghĩ rằng đây là một dấu mốc quan trọng, làm thay đổi cả cuộc đời mình.
-
Lê Thanh Tú
Lê Thanh Tú sinh ngày 27 tháng 11 năm 1985 là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam. Theo bảng xếp hạng, Tú là một trong bốn nữ đại kiện tướng Việt Nam. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cờ vua, ngay từ bé, Tú đã bắt đầu làm quen và tỏ ra có năng khiếu. Những thành tích của nữ kỳ thủ như huy chương vàng và bạc tại Sea Game 23, huy chương đồng giải vô địch Đông Nam Á năm 2010, vô địch quốc gia năm 2009 và đạt danh hiệu đại kiện tướng nữ năm 2008.
Kỳ thủ Lê Thanh Tú của Việt Nam đã được Liên đoàn cờ Vua Trung Quốc gửi thư mời đích danh tham dự thi đấu giải vô địch cờ vua hạng A Trung Quốc. Giải đấu này được tổ chức làm nhiều giai đoạn, bắt đầu từ ngày 16/4 và kết thúc vào cuối tháng 12/2010. Ngoài Tú, nước chủ nhà còn mời thêm một kỳ thủ nước ngoài khác là Alexander Motylev của Nga. Liên đoàn cờ Việt Nam đã đồng ý cử Tú tham gia. Như vậy, Thanh Tú sẽ là một trong những trường hợp xuất ngoại đầu tiên của làng cờ Việt Nam để tham dự các giải đấu đỉnh cao trong nước của bạn, điều đã quá quen thuôc với thế giới nhưng còn mới mẻ so với Việt Nam.
-
Phạm Lê Thảo Nguyên
Phạm Lê Thảo Nguyên sinh 7 tháng 12 năm 1987 là một nữ kỳ thủ cờ vua Việt Nam đạt chuẩn nữ đại kiện tướng. Hiện nay là kỳ thủ nữ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam. Trong giải vô địch nữ châu Á 2011 tại Mashhad, chị giành huy chương bạc. Là kỳ thủ nữ có hệ số Elo cao nhất Việt Nam, Phạm Lê Thảo Nguyên, đang từng ngày chinh phục thêm những thành tích làm rạng danh cờ vua Việt Nam. Năm 2012, Phạm Lê Thảo Nguyên từng lọt vào top 50 thế giới. Đây cũng là thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của chị. Trước đó chị đã xuất sắc đạt danh hiệu đại kiện tướng nữ năm 2011. Tháng 4 năm 2016, chị vô địch nội dung cờ nhanh và á quân cờ chớp tại giải vô địch quốc gia. Phạm Lê Thảo Nguyên được mệnh danh là cô gái vàng của thể thao Việt Nam, khi liên tục đạt đỉnh cao phong độ với các tấm huy chương vàng đóng góp vào thành tích của tuyển quốc gia.
Tháng 11 năm 2012, Phạm Lê Thảo Nguyên lọt vào top 50 thế giới. Đây cũng là thứ hạng thế giới cao nhất của chị trong sự nghiệp. Vào tháng 4 năm 2015, chị đã kết hôn với kỳ thủ nam Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Trước đó ít lâu, đôi vợ chồng này đã cùng với Lê Quang Liêm giành cả ba tấm vé đi dự Cúp cờ vua thế giới 2015 (nam) và Giải vô địch cờ vua thế giới nữ 2016 (nữ) của khu vực 3.3. Tháng 3 năm 2016 Phạm Lê Thảo Nguyên giành giải nhất nữ ở Giải cờ vua HDBank với 5/9 điểm. Tháng 4 năm 2016, chị vô địch nội dung cờ nhanh và á quân cờ chớp tại giải vô địch quốc gia. Tháng 2 năm 2017 Thảo Nguyên dự giải vô địch thế giới nữ. Tuy Elo thấp nhưng chị đã vượt qua hai đối thủ mạnh hơn ở hai vòng đầu là Javakhishvili và Goryachkina.