Top 10 Tác hại khi trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng

Kem Lạnh 1190 1 Báo lỗi

Ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin, các bậc cha mẹ lợi dụng điều này để áp dụng với con cái thay vì dành thời gian chơi với con, các bậc cha mẹ chỉ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tạo khoảng cách giữa cha, mẹ với con trẻ

    Trong độ tuổi từ 0 - 2 tuổi não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần kích thước. Sự gắn kết giữa cha, mẹ với con cái trong thời gian cùng chơi với trẻ không chỉ giúp não của trẻ phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm. Trong thời gian này sự quan tâm của cha mẹ chỉ cần bằng những cái chạm nhẹ và chơi đùa cùng con sẽ giúp xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.


    Nhưng với những trẻ dành quá nhiều thời gian tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng quá nhiều lại khác. "Liên kết thần kinh của trẻ thay đổi và thay vào đó là một yếu tố khác" - bà Denise Daniels, một y tá khoa nhi nói "Nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra ngăn cách giữa cha mẹ chúng".

    Sử dụng điện thoại làm giảm sự liên kết giữa cha mẹ và con cái.
    Sử dụng điện thoại làm giảm sự liên kết giữa cha mẹ và con cái.

  2. Top 2

    Gây nghiện

    Điện thoại và máy tính bảng cho phép đứa trẻ có thể làm được bất cứ điều gì mà chúng muốn chỉ bằng những cái chạm tay, lướt nhẹ. Quá nhiều trò chơi, thông tin hấp dẫn và mới lạ xuất hiện - điều này khiến cho trẻ dễ dàng bị “nghiện”. Theo các chuyên gia tâm lý, nghiện máy tính bảng, smart phone có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến các kỹ năng sống của trẻ. Nghiêm trọng hơn, nghiện máy tính bảng, smart phone cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trường hợp trẻ chậm phát triển, giảm khả năng tư duy và trừu tượng.


    Thế giới công nghệ luôn là một thế giới đầy cuốn hút và thú vị với mọi lứa tuổi. Điện thoại thông minh, máy tính bảng cho phép bạn hay một đứa trẻ có được bất kỳ điều gì chúng muốn chỉ với vài cú chạm. Nó không dạy chúng ta điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm như thế nào để thử thách chính mình, và đó là một trong những đặc điểm dễ gây nghiện.

    Dễ gây nghiện
    Dễ gây nghiện
  3. Top 3

    Hạn chế khả năng giao tiếp

    Khi nói chuyện với một người, bạn có thể thấy những biểu hiện trên khuôn mặt họ như: nỗi đau, niềm vui, những trăn trở... Lúc bạn nói xấu một ai đó sau lưng và khi nhìn thấy khuôn mặt họ, có thể bạn sẽ phải suy nghĩ và cảm thấy hối hận. Nhưng nếu bạn nói chuyện trực tuyến qua điện thoại, máy tính bảng, bạn chẳng thể nhận ra được âm vực, ngôn ngữ cơ thể, những biểu hiện trên khuôn mặt và thậm chí cả những kích thích tốt phát ra trong khi giao tiếp mặt đối mặt.


    Khả năng giao tiếp của trẻ chỉ được rèn luyện và bồi đắp khi chúng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp và trò chuyện với người khác. Nhưng bạn để trẻ tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhiều thì trẻ sẽ không để ý tới thế giới xung quanh nữa. Trẻ không muốn giao tiếp và nói chuyện cùng ai, trẻ trở nên vô cảm và không hứng thú với mọi thứ mà chỉ quan tâm đến thế giới trong màn hình điện thoại, máy tính. Lâu dần trẻ mất đi khả năng giao tiếp.

    Làm giảm khả năng giao tiếp của trẻ.
    Làm giảm khả năng giao tiếp của trẻ.
  4. Top 4

    Ảnh hưởng đến giấc ngủ

    Dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình gây ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng máy tính bảng trước khi đi ngủ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ ngay cả người lớn, hoặc chính những đứa trẻ đang nằm cạnh bạn. Với bộ não non nớt của trẻ lại tiếp xúc trực tiếp với máy tính bảng trước khi đi ngủ quá lâu chắc chắn điều này sẽ có hại vô cùng cho giấc ngủ của chúng.


    Một nghiên cứu của đại học Boston cho thấy 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của trẻ, 75% trẻ từ 9 - 10 tuổi thiếu ngủ và điểm số đi xuống. Đương nhiên mức độ gây hại không chỉ ở điểm số mà còn ở chính ở bộ não theo cả cuộc đời của con bạn. Vì vậy bạn hãy cân nhắc về việc cho con bạn sử dụng máy tính bảng trước khi đi ngủ nha!

    Làm trẻ khó vào giấc ngủ.
    Làm trẻ khó vào giấc ngủ.
  5. Top 5

    Dễ bạo lực và cáu kỉnh

    Các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu cha mẹ cứ tiếp tục dùng điện thoại, máy tính để xoa dịu cơn bực tức, mè nheo của trẻ thì nó sẽ trở nên hư hơn, thường xuyên cáu kỉnh và dễ thịnh nộ. Khi sử dụng điện thoại, máy tính nhiều trẻ sẽ dễ thay đổi hành vi của mình và khó dạy bảo hơn. Điều nguy hiểm hơn là khi trẻ bực tức, khó chịu chúng ta lại cho trẻ xem các video, mà không biết rằng các thông tin bạo lực cũng ảnh hưởng đến trẻ, trẻ bớt nhạy cảm với bạo lực. Khi trẻ gây ra hành vi bạo lực với những bạn khác trẻ thấy bình thường và hậu quả việc này rất nguy hiểm.


    Đã có không ít những trường hợp trên thế giới vì quá nghiện điện thoại, máy tính bảng do xem quá nhiều hành vi bạo lực mà đã gây nên ảo giác, cầm súng, dao sát hại người thân của chính mình. Trẻ em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó điều gì là do chính người lớn chúng ta. Thế giới, không gian mạng thật bao la, rộng lớn, ở đó có không ít những thứ đen tối vẽ lên trang giấy trắng kia. Hãy hành động đúng đắn hơn trước khi quá muộn các bạn nhé!

    Trẻ dễ cáu ghét, bướng bỉnh.
    Trẻ dễ cáu ghét, bướng bỉnh.
  6. Top 6

    Dễ bị cận thị

    Ngày nay trẻ bị cận thị ngày càng tăng và độ tuổi bị cận thị giảm xuống. Một đứa trẻ chưa đi học đã bị cận thị là một trong những nguyên nhân là do trẻ sử dụng điện thoại, máy tính quá sớm và thời gian quá nhiều. Thay vì thời gian trẻ chơi với bạn bè, người thân thì trẻ lại dành toàn bộ thời gian vào thế giới trong điện thoại, máy tính bảng. Ánh sáng từ các thiết bị này vô cùng hại cho mắt. Các hình ảnh và chữ quá nhỏ hay dùng chúng trong không gian không đủ ánh sáng, đôi mắt trẻ phải điều tiết liên tục gây ra chứng cận thị ở trẻ.


    Nếu con bạn bị cận thị, con bạn có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng các vật ở xa lọt ra ngoài vòng tiêu điểm. Con bạn có thể phải nheo mắt để nhìn rõ hơn. Cận thị có thể bị nhẹ hoặc nặng, và dễ dàng điều trị bằng các loại kính cận hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên dù nặng hay nhẹ nó đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy lưu ý chăm sóc tốt cho đôi mắt của con mình và hạn chế cho con tiếp xúc điện thoại, máy tính bảng.

    Bện cận thị ngày càng tăng.
    Bện cận thị ngày càng tăng.
  7. Top 7

    Dễ béo phì

    Nếu một đứa trẻ bị nghiện điện thoại, máy tính trẻ sẽ không di chuyển. Hoạt động bị hạn chế, lượng năng lượng nạp vào cơ thể không được tiêu thụ hết sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng lên 30% khả năng bị béo phì, bị tiểu đường, có nguy cơ bị đột quỵ cao và đau tim.


    Việc dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại luôn đi kèm với việc ăn nhiều đồ ăn vặt không có lợi cho sức khỏe như bim bim, khoai tây chiên, bắp rang bơ…. Bởi khi tập trung vào màn hình điện tử có thể khiến trẻ không kiểm soát được cơn đói. Có thể là quên ăn nhưng cũng có thể là ăn rất nhiều mà không kiểm soát được số lượng và chất lượng của thực phẩm. Nguyên nhân mấu chốt gây ra tình trạng thừa cân còn là cách lựa chọn đồ ăn của trẻ dựa theo các quảng cáo đồ ăn vặt không có lợi trên ti vi, điện thoại, máy tính bảng.

    Dễ béo phì.
    Dễ béo phì.
  8. Top 8

    Làm tăng lo lắng về mặt xã hội

    Trẻ em nên được tiếp xúc và giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ nhiều hơn là dùng các thiết bị số như điện thoại, máy tính bảng. Bởi vì khi dùng các thiết bị đó trẻ sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, sống một cuộc sống đơn giản, vắn tắt, khá đơn điệu và nhàm chán. Một xã hội sẽ như thế nào khi mầm non tương lai của đất nước sống một cuộc sống duy ý chí, trì trệ, hèn nhát và lười biếng? Nếu cứ như vậy sẽ mãi là gánh nặng của gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta phải hành động quyết liệt ngay từ hôm nay để ngăn chặn điều đó.


    Lúc đầu trẻ sẽ phản ứng tiêu cực nhưng bạn phải kiên quyết bảo chúng bỏ chiếc máy tính bảng xuống để tiếp xúc với mọi người, với những đứa trẻ bằng tuổi mình. Khi làm việc đó, trẻ sẽ nhận ra và hiểu được những cảm xúc, tâm tư của mọi người, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, học cách biết cảm thông và cảm thấy dễ chịu, hòa hợp với mọi người xung quanh hơn. Trau dồi kỹ năng xã hội là bắt buộc cho sự thành công chung của một đứa trẻ. Nếu chúng lo lắng trong việc tương tác với người khác, nó có thể làm giảm năng lực của trẻ và sự thành công trong tương lai.

    Làm tăng lo lắng về mặt xã hội nếu cứ vùi đầu vào thiết bị điện tử
    Làm tăng lo lắng về mặt xã hội nếu cứ vùi đầu vào thiết bị điện tử
  9. Top 9

    Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần

    Nếu để trẻ tiếp xúc nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề. Theo một nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng quá nhiều sẽ có khả năng phát triển khối u lành tính trong não và tai. Tất cả những thứ đó sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, lâu dần sinh ra tự kỉ, thần kinh...


    Có nhiều bậc cha mẹ cũng "nghiện" mạng xã hội, thường xuyên dán mắt vào điện thoại, máy tính bảng khiến trẻ bắt chước làm theo. Muốn con không bị "nghiện" công nghệ số, thì trước hết cha mẹ phải làm gương, dành thời gian tiếp xúc với con nhiều hơn. Cần định hướng cho con tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, để trẻ có cơ hội giao tiếp, trải nghiệm, qua đó hoàn thiện các kỹ năng. Cha mẹ gần gũi với con cái sẽ tạo không khí gia đình ấm áp, con trẻ không còn cảm giác cô đơn để tìm đến mạng xã hội như một cách để tìm kiếm các mối quan hệ hay giải trí thiếu lành mạnh.

    Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần
    Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần
  10. Top 10

    Gây mất tập trung

    Một số cha mẹ thường xuyên để bé sử dụng các thiết bị công nghệ như: iPad, smartphone...mà không giới hạn thời gian dùng. Các bậc phụ huynh không biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính...có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.


    Biểu hiện của việc không tập trung của trẻ do sử dụng quá nhiều thiết bị điển tử trong đó có máy tính bảng đó là: Không thể tập trung lâu vào 1 việc. Trẻ sẽ khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng. Trẻ dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh. Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng có những biện pháp để tình trạng này không xảy ra đối với con mình nha!

    Gây mất tập trung
    Gây mất tập trung




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy