Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vắn, xếp chồng khít lên nhau, mà không cần chất kết dính. Chiều dài trung bình của các phiến đá là 1,5m, độ dày từ 15-20 tấn. Lâu đài gần như hình vuông. Chiều dài bắc nam là 870,5m, chiều đông tây là 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m (ba cửa còn lại chỉ có một cửa). Chiều cao trung bình của tường thành là 5-6 mét, điểm cao nhất là cổng thành cao 10 mét.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 - 1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận.
Vị trí: Địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa