Top 19 Trò chơi tập thể dành cho trẻ mầm non ngày khai giảng hay nhất

Phương Trinh 4253 0 Báo lỗi

Vào ngày khai giảng năm học mới tại các trường mầm non, ngoài các tiết mục văn nghệ múa, hát thì các trò chơi tập thể dành cho trẻ luôn được mong đợi. Và để ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trò chơi truyền tin

    Mục đích:

    • Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
    • Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ.

    Cách chơi: Chia trẻ thành 2-3 đội xếp thành các vòng tròn hoặc hàng dọc để để tạo tính thi đua xem đội nào truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví dụ: "Hôm nay là ngày khai trường". Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ hô to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.

    Lưu ý: Phải nói thầm với bạn bên cạnh.

    Trò chơi truyền tin
    Trò chơi truyền tin
    Trò chơi truyền tin
    Trò chơi truyền tin

  2. Top 2

    Trò chơi chuyền bóng

    Mục đích:

    • Nâng cao khả năng linh hoạt, khéo léo.
    • Nâng cao khả năng phối hợp vận động.

    Cách chơi: Chia trẻ thành 2-3 đội xếp thành các hàng dọc, đứng cách nhau 1 cánh tay. Đặt 1 rổ bóng ở đầu hàng và 1 rổ không ở cuối hàng. Giáo viên sẽ chỉ định 1 bài hát để các trẻ vừa hát vừa chuyền bóng. Khi bài hát vang lên, trẻ đứng đầu hàng cầm bóng chuyền bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Tiếp tục chuyền như vậy cho đến khi bài hát kết thúc, đội nào có nhiều bóng trong rổ hơn sẽ là đội thắng cuộc.

    Lưu ý: Đội nào làm rơi bóng phải chuyền lại từ đầu.

    Trò chơi chuyền bóng
    Trò chơi chuyền bóng
    Trò chơi chuyền bóng
    Trò chơi chuyền bóng
  3. Top 3

    Trò chơi cướp cờ

    Mục đích:

    • Nâng cao kỹ năng chạy, tránh, đuổi bắt, dừng, chuyển hướng hợp lý.
    • Rèn sức nhanh và khéo léo.
    • Nâng cao tinh thần tập thể, can đảm, tôn trọng kỷ luật chơi.

    Cách chơi:

    • Chia trẻ thành 2-4 đội đứng thành 2 hàng (đứng đối diện nhau) hoặc 4 hàng (đứng 4 góc thành hình vuông). Ở giữa vẽ 1 vòng tròn rộng khoảng 20-25cm đặt ở trong là cờ/ khăn/ cành lá/ quả bóng... để làm vật tranh cướp (cờ). Vẽ vạch xuất phát cho các đội cách vòng tròn 3-4m.
    • Từng thành viên trong đội điểm số từ 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ kỹ số của mình. Khi cô giáo gọi số nào thì bạn mang số đó ở trong các đội sẽ chạy nhanh lên cướp cờ. Ai cướp được cờ thì phải nhanh chóng quay về lại vạch xuất phát của đội mình. Ngược lại, ai bị cướp cờ thì phải đuổi theo và cố gắng đập vào người bạn đó trước khi bạn trở về vạch xuất phát. Nếu cướp được cờ về đội mình thì thắng, nếu bị đập trúng trong khi đem cờ về thì thua và đội đập được vào người cầm cờ sẽ chiến thắng. Cứ thế các lượt sau cho đến hết. Cuối cùng cộng điểm lại, bên nào nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng tuyệt đối.

    Lưu ý:

    • Cô giáo gọi 5-10 lượt/ 1 trận
    • Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.
    • Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm.
    • Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai, người bạn bên đối phương cầm cờ.
    • Khi người cầm cờ chạy về qua vạch đích thì không được đập nữa.
    • Nên chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng.
    Trò chơi cướp cờ
    Trò chơi cướp cờ
    Trò chơi cướp cờ
    Trò chơi cướp cờ
  4. Top 4

    Trò chơi chạy tiếp sức

    Mục đích:

    • Rèn luyện sức nhanh
    • Rèn luyện sự khéo léo và kỹ năng làm việc tập thể.

    Cách chơi:

    • Chia trẻ thành 3-4 đội bằng nhau, mỗi đội xếp thành hàng dọc cách nhau 1 sải tay. Cách đó khoảng 3-4m cắm 1 lá cờ. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng bắt đầu xuất phát, sau đó chạy vòng qua lá cờ chạy về rồi chạm tay với bạn kế tiếp. Thực hiện cho đến người cuối cùng. Đội nào về trước, ít phạm quy là đội thắng cuộc.

    Lưu ý:

    • Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
    • Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
    Trò chơi chạy tiếp sức
    Trò chơi chạy tiếp sức
    Trò chơi chạy tiếp sức
    Trò chơi chạy tiếp sức
  5. Top 5

    Trò chơi đập bóng

    Mục đích:

    • Luyện cho các em phát triển thể chất, sức bật và tác phong khẩn trương, hoạt bát.
    • Rèn luyện khả năng linh hoạt, khéo léo.

    Cách chơi: Chia trẻ thành nhiều đội bằng nhau đứng thành hàng dọc. Treo bóng (bóng chuyền/ bóng đá/ bong bóng...) với chiều cao thích hợp theo từng lứa tuổi của trẻ để khi nhảy lên tay chạm được vào bóng. Khi có lệnh bắt đầu, các trẻ đứng đầu hàng của mỗi đội nhanh chóng chạy về bóng và nhảy lên làm sao để tay chạm được vào bóng. Sau đó chạy về chạm tay với bạn tiếp theo. Thực hiện cho đến người cuối cùng. Trò chơi cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi đội nào xong trước thì đội đó là đội thắng cuộc.

      Lưu ý:

      • Khi nhảy lên, phải gắng chạm cho được vào bóng. Nếu không chạm vào được, thì em đó phải làm lại cho tới khi chạm được vào bóng.
      Trò chơi đập bóng
      Trò chơi đập bóng
      Trò chơi đập bóng
      Trò chơi đập bóng
    • Top 6

      Trò chơi đạp bóng

      Mục đích:

      • Nâng cao khả năng linh hoạt, nhạy bén.
      • Rèn luyện thể lực.

      Cách chơi: Chơi đạp bóng dựa theo trò cướp cựa gà. Cô giáo cột cho mỗi trẻ 2 quả bóng vào chân. Chia thành từng nhóm có phân chia ranh giới thành từng bầy gà, chia cô ra làm trọng tài. Khi có hiệu lệnh và nhạc bật lên các chú gà vừa nhảy vỗ cánh vừa nhảy lò cò tìm đạp bể bóng của bạn. Bạn cuối cùng còn bóng sẽ thắng. Hay hết bản nhạc bạn nào còn bóng thì thắng cuộc.

        Lưu ý:

        • Chọn sân chơi rộng rãi, bằng phẳng.
        • Không buộc bóng quá chặt vào chân trẻ.
        Trò chơi đạp bóng
        Trò chơi đạp bóng
        Trò chơi đạp bóng
        Trò chơi đạp bóng
      • Top 7

        Trò chơi kéo co

        Mục đích:

        • Rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng.
        • Rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí
        • Nâng cao khả năng hoạt động nhóm.

        Cách chơi: Chia trẻ thành 2 hoặc 4 đội. Mỗi lượt có 2 đội đấu với nhau. Dùng một sợi dây thừng hoặc sợi dây vải dài và thắt nút ở mỗi đầu. Ngay chính giữa sợi dây bạn buộc một dải ruy băng/ khăn. Chia trẻ thành hai đội cân bằng nhau về số người, thậm chí cân bằng cả ở vóc dáng. Mỗi đội đứng ở một đầu dây, đoạn ruy băng cột trên dây sẽ nằm ở ngay vạch ranh giới. Khi cô giáo phát tín hiệu bắt đầu thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

          Lưu ý: Trong quá trình thi đấu có thể bị sước da bàn tay, nên chuẩn bị bao tay cho các em.

          Trò chơi kéo co
          Trò chơi kéo co
          Trò chơi kéo co
          Trò chơi kéo co
        • Top 8

          Trò chơi mèo đuổi chuột

          Mục đích:

          • Nâng cao khả năng vận động.
          • Nâng cao khả năng khéo léo, nhanh nhẹn.

          Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.

            Lưu ý: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được thì mèo thua cuộc.

            Trò chơi mèo đuổi chuột
            Trò chơi mèo đuổi chuột
            Trò chơi mèo đuổi chuột
            Trò chơi mèo đuổi chuột
          • Top 9

            Trò chơi trời tối trời sáng

            Mục đích:

            • Phát triển khả năng vận động.
            • Xây dựng tính cách tốt, biết yêu thương động vật.

            Cách chơi: "Trời tối'', "trời sáng'' là câu lệnh của người hướng dẫn để trẻ làm động tác ngủ hoặc thức dậy. Tất cả nhắm mắt, ngồi xuống và ngả đầu sang 1 bên làm động tác ngủ.

            • Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay trẻ giơ sang ngang, làm động tác nghiêng bên này rồi ngả sang bên kia, vừa vẫy tay vừ kêu “chip, chip”. Khi nghe cô hướng dẫn ra lệnh “trời tối”’trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khoảng 30 giây. Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum 2 bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy: ‘Ò ó o o ….” .
            • Lượt 2, cô giáo cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi, 2 tay trẻ chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vưa nghiêng đầu qua bên này rồi ngả dấu sang bên kia, vừa đi vừa kêu “meo, meo”. Khi nghe cô ra lệnh trời tối,trẻ phải ngồi thụp xuống đất, nghiêng đầu, áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để cho trẻ nhắm mắt trong khỏang 30 giây. Sau đó cô ra lệnh “trời sáng”, trẻ khum hai bàn tay đưa lên miệng và bắt chước tiếng mèo con kêu: ''meo, meo, meo…”.

            Lưu ý: Cô giáo có thể sáng tác thêm động tác của những con vật khác cho trẻ bắt chước.

            Trò chơi trời tối trời sáng
            Trò chơi trời tối trời sáng
            Trò chơi trời tối trời sáng
            Trò chơi trời tối trời sáng
          • Top 10

            Trò chơi rồng rắn lên mây

            Mục đích:

            • Tăng tính đoàn kết.
            • Nâng cao sự linh hoạt, nhạy bén.

            Cách chơi:

            • Trước khi bắt đầu: Chọn 1 trẻ đóng vai thầy thuốc (có thể là cô giáo) và tất cả những người còn lại sẽ đóng vai là rồng rắn.
            • Bắt đầu chơi: Thầy thuốc sẽ là người đứng yên tại một vị trí sau. Sau đó, những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành đoàn rồng rắn đi vòng vèo trong sân. Vừa đi vừa hát bài đồng dao. Khi hát đến chữ cuối cùng cả đoàn rồng rắn khi đó sẽ dừng lại trước mặt thầy thuốc, để hỏi xem thầy có nhà không nếu và chăm chú xem thầy thuốc sẽ trả lời như thế nào, sau đó tiếp tục bài đồng dao.
              • Nếu thầy thuốc trả lời “không”: Thầy thuốc đi chợ rồi (hoặc một lý do gì đó đi chơi, đi thăm gia đình, đi mua đồ, đi ngủ… => Thì đoàn rồng rắn tiếp tục hát, cho đến khi nào thầy thuốc chịu trả lời là “có” thì lại hát tiếp tục những đoạn sau của bài đồng dao.
              • Nếu thầy thuốc trả lời “Có": Sẽ có một bài đồng dao giữa thầy thuốc và đang trong rắn khi này thầy thuốc và rồng rắn sẽ thay phiên nhau trả lời những câu hỏi mà đối phương đưa ra các bạn lưu ý theo dõi bài đồng dao để hiểu rõ hơn nhé. Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp (Ảnh).
              • Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Khi này người đứng đầu khi nãy sẽ bảo vệ cái đoạn đuôi phía sau. Thầy thuốc cần phải làm tất cả mọi thứ để chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn.
              • Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, thì người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Hay là những ai bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.
            • Bài đồng dao: Rồng rắn lên mây/ Có cây lúc lắc/ Có nhà hiển binh/ Thầy thuốc có nhà hay không?

            Lưu ý:

            • Để có thể thoải mái vui chơi chạy nhảy mà không bị xô đẩy dẫn đến chấn thương, cô giáo nên giới hạn số lượng từ 6-12 trẻ.
            • Nên chọn những địa điểm rộng, bằng phẳng, không có nhiều vật cản trở cũng như vật sắc nhọn có thể gây thương tích nguy hiểm.
            Trò chơi rồng rắn lên mây
            Trò chơi rồng rắn lên mây
            Trò chơi rồng rắn lên mây
            Trò chơi rồng rắn lên mây
          • Top 11

            Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc

            Mục đích:

            • Luyện tập phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt.
            • Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội.

            Cách chơi: Chuẩn bị cột cắm thành hàng dọc, kẻ vạch xuất phát. Chia trẻ thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát, trẻ đầu tiên lên lăn bóng theo đường dích dắc về đích rồi ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng về cuối hàng đứng. Các trẻ trong hàng tiếp tục thực hiện như trên. Đội nào thực hiện xong đầu tiên sẽ là đội chiến thắng.

              Lưu ý: Cô giáo có thể để cho các bạn ở trong hàng cổ vũ để tránh lộn xộn khi chưa tới lượt của mình.

                Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
                Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
                Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
                Trò chơi lăn bóng theo đường dích dắc
              • Top 12

                Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân

                Mục đích:

                • Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội.
                • Rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhạy bằng chân.

                Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Các trẻ cách 0,5 – 0,6 m theo chiều dọc. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì trẻ đầu tiên dùng 2 chân cắp lấy quả bóng chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn đằng sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyền tiếp cho đến hết. Trẻ cuối cùng lấy bóng bằng 2 tay đặt vào rổ phía sau mình. Đội nào xong trước là đội thắng cuộc.

                  Lưu ý: Cô giáo sắp xếp các trẻ cách nhau phù hợp tùy theo chiều cao.

                  Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
                  Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
                  Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
                  Trò chơi chuyền bóng bằng 2 chân
                • Top 13

                  Trò chơi ném bóng vào rổ

                  Mục đích:

                  • Tăng tính tư duy, nhạy bén của người chơi.
                  • Tăng sự gắn kết, hòa đồng giữa những cá nhân trong tập thể.

                    Cách chơi: Đặt rổ các vạch kẻ 2m. Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và rồi vòng về cuối hàng. Người chơi tiếp theo sẽ thực hiện tương tự cho đến khi các thành viên của 2 đội đều đã chơi hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào trúng rổ nhất sẽ là đội giành chiến thắng.

                      Lưu ý: Cô giáo có thể chuẩn bị những phần thưởng dành cho đội thắng để tăng thêm phần hứng khởi cho các bé.

                      Trò chơi ném bóng vào r
                      Trò chơi ném bóng vào r
                      Trò chơi ném bóng vào rổ
                      Trò chơi ném bóng vào rổ
                    • Top 14

                      Trò chơi thỏ tìm chuồng

                      Mục đích:

                      • Tăng tính tư duy, nhạy bén của người chơi.
                      • Rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhạy.

                      Cách chơi: Cho từng đôi nắm tay lại làm chuồng, 1 số trẻ làm thỏ (số thỏ nhiều hơn số chuồng). Các chú thỏ đi tìm thức ăn, vừa đi vừa hát hoặc đọc thơ về con thỏ ở bên ngoài các chuồng thỏ. Khi có hiệu lệnh như “Trời tối” hoặc “Trời mưa”, tất cả thỏ phải tìm chuồng chạy vào. Khi có hiệu lệnh là “Đổi chuồng”, tất cả thỏ phải đổi chuồng - nghĩa là phải chạy từ chuồng này sang chuồng khác. Trong lúc này những con "thỏ" chưa có chuồng phải nhanh chóng tìm lấy một chuồng mà vào. Thỏ nào chậm không có chuồng nghĩa là phải đứng ngoài, thì sẽ tiếp tục tìm chuồng mới (khác trong lần chơi sau) hoặc bị phạt.

                        Lưu ý:

                        • Khi có lệnh, bắt buộc các chú " thỏ" phải rời chuồng cũ để chuẩn bị tìm chuồng mới.
                        • Qua một thời gian, đổi những em làm "chuồng" thành "thỏ" và ngược lại.
                        Trò chơi thỏ tìm chuồng
                        Trò chơi thỏ tìm chuồng
                        Trò chơi thỏ tìm chuồng
                        Trò chơi thỏ tìm chuồng
                      • Top 15

                        Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết)

                        Mục đích:

                        • Tăng sự gắn kết, hòa đồng giữa những cá nhân trong tập thể.
                        • Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội.
                        • Tăng tính đoàn kết, nâng cao sự linh hoạt, nhạy bén, khéo léo.

                        Cách chơi: Dùng phấn, hoặc que gạch trên nền sân chơi một đường gọi là điểm xuất phát, có độ dài đủ rộng cho đủ cho các đội chơi. Kẻ thêm một đường vạch khác gọi là vạch đích, song song với vạch xuất phát và cách vạch xuất phát khoảng 5-8m hoặc có thể hơn tùy vào từng cách chơi. Cho trẻ xếp thành các hàng dọc tại vạch xuất phát. Cho trẻ trong đội ngồi bệt xuống đất tạo thành con thuyền bằng cách: trẻ phía sau lấy hai chân quàng vào hông của trẻ phía trước, thực hiện từ trẻ thứ 2 đến trẻ cuối cùng. Hai tay chống ra sau làm nhiệm vụ như tay chèo thuyền. Trông hình dạng lúc này của các đội chơi cũng rất giống hình chú rết nhiều chân, đó là lí do trò chơi này còn có tên gọi khác là đua rết. Khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ di chuyển bằng lực tạo đà ở tay, đồng thời dịch chuyển người và mông sao cho thật thật khéo léo để không bị mất thăng bằng, trong khi phần chân đã bị trói chặt với chân người đằng trước. Đội thắng cuộc là đội có thành viên chèo thuyền cuối cùng vượt qua vạch đích mà không bị phạm lỗi.

                          Lưu ý:

                          • Không gian chơi rộng rãi, thoáng mát; bề mặt sân chơi cần được dọn sạch sẽ, không có vật nhọn.
                          • Trong quá trình di chuyển, thuyền của mỗi đội không được phép đứt quãng. Nếu đội nào có thuyền bị đứt ra sẽ phải quay lại điểm xuất phát bạn đầu và thực hiện thi đấu lại.
                          • Các không gian chơi phù hợp nhất cho trò chơi là: Sân cỏ, sân trường, sân chơi, bãi biển…
                          Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết)
                          Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết)
                          Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết)
                          Trò chơi đua thuyền trên cạn (đua rết)
                        • Top 16

                          Trò chơi bịt mắt bắt dê

                          Mục đích:

                          • Rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán.
                          • Tăng thêm tính đoàn kết.

                          Cách chơi số 1:

                          Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác.


                          Cách chơi số 2:

                          Sau khi chơi trò “Tay trắng tay đen” và “Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, Những người chơi còn lại đều là dê chạy nhảy xung quanh và miệng liên tục kêu “ be be” thu hút người đi tìm nhưng đồng thời cũng tránh để bị chạm vào. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.

                            Lưu ý:

                            • Chọn sân chơi bằng phẳng, rộng rãi.
                            • Không gian chơi không nên quá rộng khiến trò chơi khó kết thúc.
                            Trò chơi bịt mắt bắt dê
                            Trò chơi bịt mắt bắt dê
                            Trò chơi bịt mắt bắt dê
                            Trò chơi bịt mắt bắt dê
                          • Top 17

                            Trò chơi ô tô vào bến

                            Mục đích:

                            • Rèn luyện cơ thể.
                            • Tăng khả năng nhận biết, phán đoán và tập trung.

                            Cách chơi: Cô giáo chuẩn bị khoảng 4-5 lá cờ màu sắc khác nhau. Sau đó, chia sân thành 4 – 5 khu vực tương ứng với các màu cờ khác nhau. Tiếp theo, cô giáo sẽ phát cho mỗi trẻ 1 lá cờ hoặc tờ giấy màu tương ứng với một trong những màu cờ trước đó. Trẻ sẽ làm ô tô và màu sắc của ô tô là màu cờ hoặc màu giấy mà bé được phát. Trò chơi bắt đầu, bé có thể chạy tự do, vừa chạy vừa để tay trước ngực như đang lái ô tô. Khi cô giáo hô to “ô tô chuẩn bị về bến” và đưa ra hiệu lệnh cờ màu nào thì ô tô đó sẽ chạy vào bến. Những ô tô còn lại sẽ chạy chậm lại.

                              Lưu ý:

                              • Các bé phải điều khiển ô tô vào đúng bến của mình. Bé nào đi nhầm bến thì sẽ phải rời khỏi lần chơi đó.
                              • Không gian chơi rộng rãi, thoáng mát.
                              Trò chơi ô tô vào bến
                              Trò chơi ô tô vào bến
                              Trò chơi ô tô vào bến
                              Trò chơi ô tô vào bến
                            • Top 18

                              Trò chơi trời nắng, trời mưa

                              Mục đích:

                              • Tăng các hoạt động thể chất.
                              • Rèn luyện được thói quen làm theo yêu cầu, hướng dẫn của những người xung quanh.

                              Cách chơi: Chuẩn bị những chiếc vòng tròn hoặc những kí hiệu để làm thành nơi trú mưa. Mỗi nơi trú mưa nên đặt cách nhau khoảng 40cm và số vòng trú mưa sẽ ít hơn số lượng người chơi (có thể ít hơn 1 đến 2 vòng cho từng lượt chơi). Trẻ đóng vai thành những chú chim nhỏ đang bay lượn trên bầu trời, vừa đi vừa hát líu lo. Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa, trời mưa” mỗi em sẽ phải nhanh chóng tìm kiếm nơi trú mưa cho mình, mỗi chỗ trú chỉ chứa được một người. Trẻ nào không tìm được nơi trú ẩn sẽ bị ướt và loại khỏi trò chơi. Trò chơi vẫn sẽ tiếp tục, số lượng vòng cũng dần được giảm đi để tương ứng với số người chơi. Khi quản trò nhận thấy số lượng người bị loại đã đủ thì bắt đầu cho hình phạt và kết thúc trò chơi.

                                Lưu ý:

                                • Khi người quản trò hô “Trời mưa”, nếu người chơi nào không tìm được chỗ trú mưa thì sẽ bị loại.
                                • Trò chơi “Trời nắng, trời mưa” sẽ trở nên vui nhộn hơn khi được chơi ngoài trời và có nhiều người tham gia.
                                Trò chơi trời nắng, trời mưa
                                Trò chơi trời nắng, trời mưa
                                Trò chơi trời nắng, trời mưa
                                Trò chơi trời nắng, trời mưa
                              • Top 19

                                Trò chơi cáo và thỏ

                                Mục đích:

                                • Tăng được sự kết nối với bạn bè xung quanh.
                                • Phát triển tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp.

                                Cách chơi: Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:

                                ''Trên bãi cỏ

                                Các chú thỏ

                                Tìm rau ăn

                                Rất vui vẻ

                                Thỏ nhớ nhé

                                Có cáo gian

                                Đang rình đấy

                                Thỏ nhớ nhé

                                Chạy cho nhanh

                                Kẻo cáo gian

                                Tha đi mất.''

                                Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

                                  Lưu ý:

                                  • Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.
                                  • Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
                                  Trò chơi cáo và thỏ
                                  Trò chơi cáo và thỏ
                                  Trò chơi cáo và thỏ
                                  Trò chơi cáo và thỏ




                                Công Ty cổ Phần Toplist
                                Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
                                Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
                                Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
                                Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
                                Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy