Top 12 Cây cảnh độc hại được trồng phổ biến nhất hiện nay

Nguyễn Hữu Xuân Vy 25644 0 Báo lỗi

Không thể phủ nhận những ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người, nhất là trong thời đại 4.0 ngày nay. Rất nhiều cây đã được chúng ta đem vào ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cây trúc đào

    Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander thuộc chi Nerium. Cây có đặc tính chịu khô hạn, dễ chăm mà vẫn phát triển tốt. Hoa có màu sắc đẹp, tỏa hương thơm nên được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong công viên, dọc trên đường phố.

    Tuy nhiên, toàn bộ cây này đều có chất độc cao và tập trung nhiều nhất ở nhựa cây, gây ảnh hưởng đến đường ruột và tim mạch khi ăn phải. Thậm chí có thể gây tử vong nếu ăn phải 10- 20 lá ở người lớn hay chỉ 1 lá ở trẻ em. Các triệu chứng khi ăn phải bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy (có thể lẫn máu), đau bụng, tay chân run rẩy, hôn mê... Nhựa cây trúc đào gây rát, bỏng da, viêm dị ứng, nếu dính vào mắt gây rát nghiêm trọng.

    Toàn bộ cây này có chất độc cao, nhiều nhất ở nhựa cây
    Toàn bộ cây này có chất độc cao, nhiều nhất ở nhựa cây
    Cây trúc đào
    Cây trúc đào

  2. Top 2

    Cây ngô đồng

    Cây ngô đồng hay còn được gọi là ngô đồng cảnh, sen lục bình tên khoa học là Jatropha podagrica. Cây có dáng đẹp, hoa nở lâu, sinh trưởng nhanh nên được trồng nhiều trước sân nhà làm cảnh. Vỏ cây, lá cây được dùng đúng sẽ có tác dụng chữa bệnh, chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong cây ngô đồng cũng có chứa chất độc curcin. Đặc biệt là ở quả và củ có thể gây chóng mặt, buồn nôn khi ăn phải.


    Mặc dù thân, lá và nhựa là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa. Nười bị ngộ độc thường được truyền dịch, uống than hoạt tính, rửa dạ dày để loại bỏ độc tố và bù lại lượng nước đã mất do rối loạn điện giải, tiêu chảy, nôn ói.

    Cây ngô đồng
    Cây ngô đồng
    Cây ngô đồng
    Cây ngô đồng
  3. Top 3

    Vạn niên thanh

    Vạn niên thanh có tên khoa học là Rohdea japonica Rosh. Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt. Vào mùa Đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường. Loài cây này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt khi dùng cây vạn niên hanh trong ngày lễ Tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu. Vạn niên thanh lá đẹp, màu sắc trang nhã, thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt.


    Tuy nhiên, nếu nhai phải lá cây sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau rát, nôn mửa, sùi bọt mép do tinh thể calcium oxalate trong tế bào cây. Có một số trường hợp viêm da nhẹ khi tiếp xúc với lá cây. Ăn phải lá thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng… Trẻ em nếu không may hái phải lá này hoặc ăn lá sẽ bị ngộ độc. Các chuyên gia khuyên, nếu không may dính nhựa cây có thể bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm ngứa sẽ đỡ hơn.

    Vạn niên thanh
    Vạn niên thanh
    Vạn niên thanh
    Vạn niên thanh
  4. Top 4

    Xương rồng bát tiên

    Xương rồng bát tiên có tên khoa học là: Euphorbia milii splendens. Cây sống tốt trong điều kiện nhiều ánh sáng. Có hoa nở đẹp, lâu tàn và dễ nhân giống. Chúng ta thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế xương rồng còn có công dụng trong điều trị bệnh mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới. Là loài cây có tính hàn vị đắng, cây xương rồng có tác dụng trị bệnh đau lưng, nhức mỏi, và tiêu thủng.


    Tuy nhiên, đây là một loài cây độc và nguy hiểm. Nhiều trường hợp tử vong trên thế giới đã ghi nhận: Mủ và gai cây xương rồng có thể khiến cho người tiếp xúc bị dị ứng nặng. Nhất là mủ xương rồng, loại mủ này chứa rất nhiều chất độc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người nếu nuốt phải. Trong quá trình chăm sóc cắt tỉa cây, hoặc va chạm mạnh, nếu mủ xương rồng bắn vào mắt sẽ gây mù lòa hoặc giảm thị lực.

    Nhựa cây khi dính phải sẽ gây bỏng rát
    Nhựa cây khi dính phải sẽ gây bỏng rát
    Xương rồng bát tiên
    Xương rồng bát tiên
  5. Top 5

    Cẩm tú cầu

    Với màu sắc đa dạng, nhẹ nhàng, hình dáng đơn giản nhưng vẫn kiêu xa, hoa cẩm tú cầu thường được trồng rộng rãi trong các vườn hoa. Đặc biệt, loài hoa này thường được dùng làm hoa cưới. Cẩm tú cầu là loài cây thân mộc, hoa vô tính. Hoa thường có màu trắng, lam hay hồng nhạt biến đổi tùy theo độ pH trong đất. Cây ưa bóng râm nên phát triển tốt trong bóng mát.

    Tuy nhiên trong toàn bộ cây đều có chứa độc tố. Đặc biệt, nếu bạn ăn phải hoa hay lá cẩm tú cầu sẽ gây nôn mửa, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng khi ăn phải loại hoa này sẽ dẫn tới hôn mê, co giật.

    Nữ hoàng Cleopatra từng dùng cẩm tú cầu ép người hầu tự tử
    Nữ hoàng Cleopatra từng dùng cẩm tú cầu ép người hầu tự tử
    Cẩm tú cầu
    Cẩm tú cầu
  6. Top 6

    Hồng môn

    Hồng môn hay còn gọi là môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ có tên khoa học là Anthurium andraeanum. Hồng môn là loài cây sống lâu năm, có thân ngắn, thường mọc thành bụi. Lá có phiến xanh hình tim, dài từ 18- 30 cm và rộng từ 9- 15 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm. Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc. Hoa của cây hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc. Cây sinh trưởng nhanh và ưa khí hậu ẩm mát, lá cây có tác dụng lọc khí độc như toluene, amoniac...

    Tuy nhiên, toàn thân cây chứa chất độc saponin và các tinh thể oxalat canxi. Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.

    Hồng môn
    Hồng môn
    Hồng môn
    Hồng môn
  7. Top 7

    Đỗ quyên

    Đỗ quyên còn gọi là đỗ quyên đỏ, có tên khoa học là Rhododendron simsii Planch. Hoa đỗ quyên xếp thành tán từ 2 đến 6 đóa ở cành ngọn, màu sắc sặc sỡ. Đỗ quyên khi sử dụng đúng bài thuốc giúp giảm đau, tác dụng đối với hệ tim mạch, làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp.

    Tuy nhiên, trong cây có chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100- 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

    100- 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg
    100- 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg
    Đỗ quyên
    Đỗ quyên
  8. Top 8

    Vạn tuế

    Cây vạn tuế có tên khoa học là Cycas revoluta Thunb.Dòng cây này thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Nó phân bố ở nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây thường được trồng để làm cảnh trong nhà với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên, theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. Cụ thể các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư. Acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

    Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.

    Vạn tuế
    Vạn tuế
    Vạn tuế
    Vạn tuế
  9. Top 9

    Trầu bà

    Trầu bà là cây thân leo có lá hình tim, có thể sống cả trong môi trường nước và đất. Đặc điểm thân cây tròn mập, trên thân có rễ móc, chiều dài khoảng 0.5- 4m. Lá trầu bà dầy bóng, có vân, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây trầu bà có thân lá mền mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông ở cửa sổ hoặc ban công. Không chỉ vậy loại cây này còn có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá rất đẹp mắt.

    Tuy nhiên, bạn cần chú ý vì toàn bộ cây đều có chứa độc tố, nhất là phần cuống. Đối với gia đình có con nhỏ không nên để trẻ tiếp xúc, ăn, nhai hay nuốt lá cây. Nó sẽ gây bỏng rát, tổn thương nghiêm trọng đến vị trí các cơ quan nội tạng. Trường hợp nặng sẽ khiến nạn nhân bị hôn mê, sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Tốt hơn hết, cần đặt cây ở vị trí cao, xa tầm mắt của trẻ.

    Trầu bà
    Trầu bà
    Trầu bà
    Trầu bà
  10. Top 10

    Cây lưỡi hổ

    Với hình dáng đơn giản và thanh lịch, ưa nhiệt độ và ánh sáng trong phòng, đồng thời lại có khả năng thanh lọc không khí nên cây lưỡi hổ đã trở thành loài cây quen thuộc được trồng trong rất nhiều ngôi nhà, văn phòng làm việc. Mặt khác, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa phong thủy cho mỗi gia đình. Cây phong thủy có tác dụng trừ ta xua đuổi ma quỷ. Hình dáng lá cây lưỡi hổ như một chiếc gươm nhọn, tránh những điều thị phi cho gia chủ và ngôi nhà. Vì vậy nhiều gia đình và văn phòng đặt cây lưỡi hổ trong nhà, trên bàn làm việc với mong muốn đem lại may mắn và tài lộc trong công việc và cuộc sống.


    Cây lưỡi hổ cùng họ với nha đam, nhưng nó vẫn có độc tính. Không may nuốt hoặc nhai cây lưỡi hổ, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn và người nào nhạy cảm sẽ có kích ứng da. Vì vậy, đây là cây trang trí có tác dụng bên ngoài chứ không sử dụng như một liều thuốc uống hay dùng trực tiếp. Bạn nên lưu ý đối với nhà có trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ bẻ lá và nuốt phải.

    Cây lưỡi hổ.
    Cây lưỡi hổ.
    Cây lưỡi hổ
    Cây lưỡi hổ
  11. Top 11

    Cây lan ý

    Lan ý là một trong những loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết mà quý phái của bông hoa màu trắng mang đến sự thanh cao, tinh tế và sang trọng cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, lan ý còn có khả năng giữ ẩm, điều hòa không khí, giúp môi trường sống của bạn luôn trong lành và thoải mái.


    Tuy nhiên, ít ai biết được sự thật bên trong của loài hoa này. Các bộ phận của lan ý đều chứa chất độc gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chất độc khi vào da sẽ gây cảm giác bỏng rát, nếu nuốt phải sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, môi sưng… Đối với các loài động vật, nếu không phát hiện kịp thời, chất độc có thể khiến chúng bị biếng ăn, suy thận và dẫn đến tử vong.

    Cây lan ý.
    Cây lan ý.
    Cây lan ý
    Cây lan ý
  12. Top 12

    Cây thế kỷ

    Cây thế kỷ (cây thùa) là dạng cây mọng nước, sống lâu năm, lá nhọn, có nhiều răng cưa. Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có biện pháp phòng ngừa thích hợp, bạn vẫn có thể sử dụng chúng một cách an toàn trong vườn nhà và tận hưởng vẻ đẹp quanh năm của nó.


    Trong thành phần cây thế kỷ có tinh thể calcium oxalate, nó sản sinh ra một hợp chất gọi là saponin. Saponin cũng tìm thấy trong nhiều họ thực vật với một số biển thể rất độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu ăn phải. Ngoài ra, nếu người hoặc động vật vô tình hấp thụ saponin vào cơ thể sẽ rất khó tiêu hóa.

    Cây thế kỷ.
    Cây thế kỷ.
    Cây thế kỷ
    Cây thế kỷ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy