Top 10 Lưu ý cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất, đầy đủ nhất
Từ lâu, trong phong tục tập quán lâu đời của người Việt, cứ mỗi độ 23 tháng chạp hằng năm thì lễ cúng ông Công ông Táo lại được các gia đình bận rộn chuẩn bị. ... xem thêm...Dù vậy, không phải gia đình nào cũng thực hiện được nghi thức đưa ông Táo về trời một cách đầy đủ và chính xác. Vì thế, qua bài viết này, Toplist sẽ chia sẻ cho mọi người những điều cần lưu ý để có được một nghi lễ cúng ông Công ông Táo một cách hay và chuẩn nhất.
-
Nguồn gốc ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam thực ra có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão Giáo Trung Quốc. Về sau, được Việt hóa thành "sự tích hai ông, một bà" - vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Tuy nhiên, theo thói quen, người Việt vẫn thường gọi là Táo Quân hay ông Táo.
Sự tích ông Táo được truyền miệng từ lâu đời của người Việt như sau: "Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và ân hận, người này lên đường tìm kiếm vợ.
Nhiều ngày đi tìm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Trọng Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm thiết đãi người xưa. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa. Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa."
-
Vì sao lại cúng ông Công ông Táo?
Theo quan niệm của người Việt, ông Táo hay Táo Quân là vị thần gần gũi với mỗi gia đình, nắm rõ mọi chuyện xảy ra và là người định đoạt cát hung, phước đức cho họ. Ở đây, phước đức là những quy chuẩn đúng mực, cách hành xử giữa con người với nhau nhằm mang lại những điều tốt lành cho mọi người xung quanh. Đồng thời, ông Táo cũng là người trực tiếp bẩm báo với Ngọc Hoàng những điều việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm cũ và thay mặt cho gia chủ cầu xin những điều tốt lành sẽ đến trong năm sau.
Tương truyền cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Ngày ông Công ông Táo từ đó đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày Ông Công, ông Táo người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Vì thế, mọi gia đình người Việt thường có thói quen cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, với mong muốn cầu cho mọi thành viên được may mắn, tốt lành trong năm mới, bỏ qua mọi điều cũ. -
Thời điểm cúng ông Công ông Táo
Người Việt thường cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, đó là ngày ông Táo sẽ về trời để tấu với Ngọc Hoàng mọi chuyện xảy ra trong nhà gia chủ một năm qua. Lễ cúng đưa ông Công ông Táo chầu trời thường được diễn ra vào tối ngày 22 nếu gia đình nào không có thời gian chuẩn bị đúng ngày.
Trên thực tế, vì ngày ông Công ông Táo vẫn là ngày đi làm do vậy, nếu được hầu hết gia đình có thể cúng đúng ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm hoặc linh động hơn. Người dân thường truyền nhau nên cúng ông Công ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Tạo mọi điều kiện cho các ông đến bẩm báo thiên đình sớm nhất. Tránh ách tắc hay trễ giờ bẩm báo Ngọc Hoàng.
-
Lễ vật bắt buộc cúng ông Công - ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày lễ rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế, mâm cỗ cúng ông Táo thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng và cẩn thận. Tùy theo đặc trưng mỗi vùng miền mà mâm cúng ông Công ông Táo cũng thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những lễ vật cúng bắt buộc mà dường như ở đâu cũng có:
Ở miền Trung, người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.- 3 chiếc mũ Táo Quân: 2 chiếc có cánh chuồn dành cho hai ông, 1 chiếc không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Màu sắc của những chiếc nón có thể thay đổi theo mệnh ngũ hành của gia chủ, được trang trí vô cùng sặc sỡ và bắt mắt.
- Những đồ vàng mã (mũ, áo, hia, một số vàng thoi bằng giấy) cùng với bài vị cũ, với mong muốn có thể bỏ qua những chuyện cũ, bắt đầu những chuyện mới tốt đẹp. Sau đó, các gia đình sẽ tiến hành làm các bài vị mới để thỉnh ông Táo về lại với gia đình.
- Đối với những gia đình có trẻ em, thường cúng thêm gà luộc, với mong muốn cầu cho con mình được nhanh ăn chóng lớn, oai vệ và khỏe mạnh như những con gà.
- Đặc biệt, 3 con cá chép sống được xem là vật cúng quan trọng nhất cho ông Táo về trời. Theo tục xưa, "cá chép hóa rồng" sẽ là phương tiện giúp ông bà Táo về trời một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất, vì thế bên cạnh những vật trên, thường có sự xuất hiện của 3 con cá chép sống. Sau khi cúng xong, chúng sẽ được mang ra ao, hồ để phóng sinh.
-
Một số lễ vật nên có trong mâm cỗ cúng ông Táo
Ngoài những lễ vật chính đã được kể trên, tùy theo tính chất và văn hóa mỗi vùng miền mà có thêm những vật cúng phụ như: bánh kẹo, thèo lèo, hoa trưng,... Nhiều gia đình quan niệm rằng, ngoài những vật dụng cúng ông Công, ông Táo cần thiết trên, thì nên mua thêm đồ bánh kẹo. Từ đó mà ông Táo Quân thưởng thức để bẩm báo suôn sẻ, ngọt giọng với Ngọc Hoàng hơn, thuận lợi hơn. Với những gia đình cúng chay, lễ vật nên bổ sung thêm như hoa, quả,...cũng rất cần thiết.
Có thể bổ sung tùy theo phong tục mỗi nhà, mỗi vùng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, thời gian. Quan trọng nhất, cúng ông Công ông Táo cần phải có lòng thành. Do vậy, ngoài quan điểm chuẩn bị mọi thứ cho các ông lên chầu trời. Gia chủ cần thành kính và đặt cái tâm lên đầu. Mâm lễ dù ít hay nhiều cũng bày tỏ lòng tôn kính, chứng mình tâm đức lòng thành của gia chủ, biết ơn 3 vị Táo đã phù hộ cho gia đình an cư lạc nghiệp, sức khỏe bình an, tăng tài tiến lộc, gia đạo hưng vượng, công thành danh toại... và mong ước năm sau an khang thịnh vượng hơn năm trước.
-
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo
Ở mỗi vùng miền Việt Nam, việc cúng mâm cỗ mặn cũng rất đa dạng và nhiều màu sắc, phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm và đặc sản mỗi vùng miền. Tuy nhiên, những món mặn sau là những món cơ bản mà dường như miền nào cũng cúng: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả (cầu, dừa, đủ, xài), 1 ấm trà sen và ba chén rượu. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, các gia đình hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc có thể làm lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Theo tục xưa, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.
-
Tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời?
Theo quan niệm của người Việt, cứ mỗi độ 23 tháng Chạp, họ lại cúng cho ông Táo 3 con cá chép, đó chính là phương tiện để Táo Quân về trời. Cá chép là một loài cá sống ở nước ngọt, khá gần gũi với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Trong tiềm thức của người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được, do đó, họ chọn cá chép là "vật cưỡi" dành cho ông Táo thay vì ngựa hay trâu bò. Bên cạnh đó, theo một số người, cá chép có tính âm, đồng nhất với mặt trăng - linh khí của trời đất, nên chọn nó làm phương tiện cho ông Táo bay về trời bẩm chuyện cùng Thiên Đình.
Sau khi làm lễ xong thì các gia đình sẽ cúng cá chép rồi đem ra sông hoặc ao, hồ thả với ngụ ý “cá hóa long” (cá hóa rồng) vượt vũ môn và làm phương tiện để Táo Quân cưỡi về trời. Không chỉ vậy, trong tâm thức của người dân Việt thì “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa là sự thăng hoa, biểu tượng của sự vượt khó, sự kiên trì, bền chí để chinh phục tri thức đi tới thành công. Đây là một trong những ý nghĩa tượng trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt. Việc phóng sinh cá chép trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời không chỉ là một nét văn hóa đẹp mà nó còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
-
Có nên đốt giấy tiền vàng mã cho ông Táo không?
Ở một số nơi, có nhiều gia đình có thói quen cúng ông Táo và đốt giấy tiền vàng mã cho Táo Quân để làm lộ phí lên đường. Càng gửi nhiều, đốt nhiều, càng mong ông Công - Táo có điều kiện hơn, làm mọi việc trên thiên đường thuận lợi hơn.
Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Việc thả cá thả kèm cả việc thả cả túi ni lông xuống ao hồ vô tình khiến môi trường càng thêm ô nhiễm. Vì thế, để giữ cho môi trường trong sạch hơn, vào ngày cúng ông Táo, khuyến cáo người dân khi thả cá cần vứt rác vào thùng rác đúng quy định, không thả bừa bãi xuống sông. Bên cạnh đó việc đốt vàng mã, là dành cho người cõi âm, còn ông Công ông Táo là người của Thiên Đình, do vậy đốt sẽ không có công hiệu- đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia. Có nhiều gia đình còn bỏ ra hàng trăm, hàng triệu cho giấy tiền vàng mã với mong muốn cầu xin phước lành, đó là một điều hết sức lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Nếu có muốn đốt, thì hãy đốt loại vàng thoi bằng giấy, và cần lưu ý số lượng cần thiết để tránh những điều không đáng.
-
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Thông thường, người Việt Nam thường làm lễ đưa ông Táo về trời ở tại nhà mình. Thường họ sẽ chọn nhà bếp, vì với họ đây là nơi ông bà Táo sinh sống, đó là một quan niệm hết sức sai lầm cần tránh. Theo những chuyên gia nghiên cứu phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo nên được làm ở ngay bàn thờ của Táo Quân, hoặc nếu không thì nên cúng ở bàn thờ thần linh hay tổ tiên, hoặc ở ngoài trời, chứ không nên cúng ở bếp như vậy.
Nếu bạn ở nhà thuê hay chung nhà chủ, bạn không cần phải cúng vì nhà chủ sẽ làm việc này, còn nếu thuê riêng nhà không chung chủ, bạn nên làm lễ cúng để thể hiện lòng thành bạn nhé.
-
Bài khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất
Khi tổ chức lễ cúng Táo Quân, ngoài những vật cúng cần thiết ra, còn cần phải có một bài khấn thật hay và chuẩn để có thể nói lên nguyện vọng của gia chủ trong năm cũ và năm mới. Cần lưu ý, không niệm "Nam mô A Di Đà Phật" vào bài cúng, vì ông Táo là thần chứ không phải Phật, do đó cần phải có bài khấn riêng:
Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng Trung đàm thần tướng thiên thiên binh Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám.
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi điều may mắn. Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khỏe hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)
Sau khi cúng xong thì lại kính 9 lần. Sau đó, lùi bước rồi mới quay lưng đi.