Top 18 Bí quyết học giỏi toàn diện, điểm số cao tất cả các môn

Riaka Akira 80357 11 Báo lỗi

Học tốt các môn học cùng một lúc là ước mơ của học sinh, nhưng đó là ước mơ không phải là không có cách để hiện thực hóa nó. Với kinh nghiệm học tập của mình ... xem thêm...

  1. Top 1

    Xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân

    Điều đầu tiên, nếu bạn trở thành học sinh giỏi toàn diện thì việc xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân là vô cùng quan trọng. Lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu học tập là rất cần thiết, nó mang tính quyết định trong việc học tập để trở thành học sinh giỏi.


    Với mục đã đề ra như vậy, bạn sẽ tự thôi thúc bản thân phải quyết tâm hoàn thành nó, không cho phép mình mắc sai lầm để hoàn thành mục tiêu. Và khi đã hoàn thành mục tiêu học tập của bản thân thì việc trở thành học sinh giỏi toàn diện là kết quả cuối cùng mà bạn sẽ chắc chắn nhận được.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )

  2. Top 2

    Kiên trì và nhẫn nại

    Đặt ra một kế hoạch tuyệt vời cho việc học nhưng nếu thiếu sự kiên trì và nhẫn nại thì thứ nhận được cũng chính là sự thất bại ê chề. Kê hoạch đặt ra có hoàn hảo đến mấy thì cũng đều có những khó khăn cần phải vượt qua, Việc gì cũng vậy, cần đòi hỏi sự quyết tâm cao, kiên trì đến cùng thì chắc chắn sẽ gặt hái thành công.


    Yếu tố cần thiết được nói đến tiếp theo đó là việc phải kiên trì, nhẫn nại trong học tập. Người ta thường nói: “cần cù bù thông minh”, bằng sự cần cù, chăm chỉ trong học tập, sự nhẫn nại và kiên trì quyết tâm không bỏ cuộc cố gắng hoàn thành đạt mục tiêu đã đề ra cho tất cả các môn học thì việc giỏi toàn diện sẽ trở thành hiện thực trong nay mai.


    Nếu muốn trở thành học sinh giỏi, bạn không nên đặt mục tiêu chuyển từ điểm “C” sang thẳng điểm “A”. Thay vì thế, bạn nên chuyển dần dần đến điểm “C+” sau đó là “B-,” và cứ tiếp tục như thế để kiểm soát được sự tiến bộ và tránh bị thất vọng. Những học sinh thành công trong học tập biết rằng rất khó để cải thiện điểm số một cách thần kỳ, họ tập trung vào chi tiết thay vì lao đầu về phía trước và chỉ nhắm đến kết quả cuối cùng. Nếu muốn học giỏi, bạn sẽ phải bằng lòng với sự cải thiện dần dần từng chút một.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  3. Top 3

    Chọn thời điểm và không gian học tập phù hợp

    Không gian yên tĩnh sẽ giúp khả năng tập trung của bạn đạt mức cao nhất, không khí ngột ngạt, tăm tối sẽ làm cho bạn dễ buồn ngủ, chính vì vậy bạn nên chọn ngồi gần cửa sổ. Với ánh sáng vừa đủ, không khí thoáng đãng làm cho đầu óc bạn minh mẫn hẳn lên. Góc học tập là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn. Một góc học tập yên tĩnh giúp bạn tập trung, bạn không bị phân tán bởi những thứ xung quanh làm ảnh hưởng tới bạn. Bên cạnh đó bạn cũng nên có một góc học tập ngăn nắp, giúp cho bạn dễ tập trung và có hứng thú học tập hơn.


    Thời điểm tốt nhất để bạn có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng đó là vào sáng sớm, do vậy thay vì bạn phải thức khuya học bài, thì bạn nên ngủ sớm, để não nghỉ ngơi, và sáng hôm sau bạn nên dậy sớm để học bài. Như vậy khả năng tiếp thu của bạn sẽ cao hơn, học mau vào hơn. Không nên thức học bài sau 22h.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  4. Top 4

    Luôn đảm bảo sức khỏe để học tập

    Ngủ không đủ giấc sẽ làm bạn lúc nào cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Không tập trung được, ngoài ra còn dẫn đến nhiều bệnh khác nhau như giảm trí nhớ, dễ bị stress, năng suất học tập không cao, suy giảm miễn dịch. Nếu thiếu ngủ, khi vào lớp bạn sẽ có xu hướng ngủ bù, ngủ gật, thiếu tập trung, học không hiệu quả.


    Giữ gìn sức khỏe luôn đi cùng với việc ăn uống điều độ. Đúng và đủ bữa, đủ dinh dưỡng, đa dạng các chất. Đôi khi vì bài vở quá nhiều, thức dậy muộn, mà học sinh bỏ bữa. Lại có trường hợp ăn uống linh tinh, bỏ bữa chính, ăn nhiều đồ ăn nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nhiều em học sinh mới học cấp 2, cấp 3 đã có dấu hiệu đau dạ dày và đại tràng do thói quen ăn uống không lành mạnh.


    Nhiều bố mẹ nghĩ, con đi học đã mệt mỏi lắm rồi. Ăn bao nhiêu cũng chẳng béo lên. Vậy thì còn tập thể dục nữa làm gì. Tuy nhiên tư duy đó hoàn toàn sai. Việc tập luyện thể dục giúp cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ tốt hơn. Các cơ và khớp trơn tru hơn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn. Cấc chất thải và độc tố được đẩy ra ngoài. Đây là các giữ gìn sức khỏe hiệu quả được chứng minh từ lâu.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  5. Top 5

    Biết các tiếp thu kiến thực một các chủ động

    Ông bà ta hồi xưa thường nói ” Văn ôn, võ luyện” thật là không sai. Bạn nên tạo cho mình một thói quen học tập và duy trì thói quen đó. Không nên dồn bài vỡ lại rồi thức trắng đêm để giải quyết chúng, vì thật sự không thể nào tiếp thu được một lúc nhiều kiến thức. Luôn đặt cho mình mục tiêu hoàn thành một mức bài vở định ra hàng ngày để có nhiều thời gian ôn luyện.


    Thay vì học vẹt với những khái niệm trống rỗng, bạn nên biết liên tưởng giữa kiến thức và thực hành, như vậy bạn sẽ mau nhớ hơn, vì lúc đó bạn đã hiểu vấn đề rồi, nên bạn nắm bắt được nguyên lý hoạt động của nó. Thay vì học từng câu từng chữ, bạn hãy tóm tắt các ý chính, và học nó. Như vậy bạn sẽ rút ngắn được thời gian.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  6. Top 6

    Dùng các phương pháp ghi nhớ

    Có một số bí quyết từ các thầy cô để học những thứ quan trọng nhưng khó nhớ ví dụ như: Bảng tuần hoàn hóa học – Sẽ có bài thơ về tuần hoàn hóa học … Các lập sơ đồ kiến thức: Lập một sơ đồ, dàn bài gồm nhiều ý chính, sau đó nhẩm lại các ý chính này và thêm thắt các từ phụ vào để thành một câu có nghĩa.


    Những công thức, định lý học tốt nhất là quy chúng thành 1 câu thần chú. Dùng giấy note những bài quan trọng, vào những nơi bạn dễ thấy. Với cách tổng hợp kiến thức bằng phương pháp tạo các sơ đồ, bạn có thể dễ dang dung nạp vào trong đầu một cách rất nhanh và dễ dàng được ghi nhớ. Yêu tố ghi nhớ cũng khá quan trong để quyết định một người học sinh có học tập giỏi hay không. Vậy nên việc rèn luyện trí nhớ là thức sự cần thiết, hãy thực hiện ngay để sớm nâng cao thành tích học tập cho bản thân.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  7. Top 7

    Nên nắm rõ bản chất trước khi học thuộc lòng nó

    Hiểu rõ những thứ mình cần học trước tiên giúp chúng ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Nếu các em không hiểu mình đang học thuộc cái gì thì sẽ chỉ là “học vẹt”. Khi không rõ bản chất của sự việc, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hành làm bài tập.

    Vì thế, khi cần học thuộc lòng một nội dung nào đó, học sinh nên đọc lướt từ đầu đến cuối. Hãy đọc từ đề mục lớn đến đề mục nhỏ trước để biết được thông tin tổng quát mà bài hướng tới.


    Tận dụng cả 2 bán cầu não để việc học tốt hơn. Từ trước tới giờ đa số các bạn học tập bằng não trái, là não chịu trách nhiệm xử lý những thông tin mà bạn nghe được, giúp bạn giải quyết các vấn đề đó theo logic, theo những gì bạn được học.Não phải chủ yếu giúp bạn tưởng tượng về vấn đề một cách cụ thể hơn. Nếu bạn kết hợp giữa việc tiếp thu, phân tích thông tin để tưởng tượng thành một cái gì đó hữu hình thì chắc chắn bạn sẽ nhớ kỹ hơn.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  8. Top 8

    Đọc thành tiếng

    Thay thói quen đọc thầm ở trường, khi về nhà bạn nên đọc thành tiếng, nhưng không nên đọc quá to, vì lúc đó não bạn chỉ tập trung vào việc đọc to mà quên mất việc ghi nhớ.


    Đọc thành tiếng là một phương pháp khá tốt để có thể nhớ lâu những kiến thức bạn đã học trên lớp. Vì khi đọc não bộ của bạn đã ghi nhớ một lần, tai bạn nghe cũng giúp bạn nhớ lần nữa. Các nhà khoa học cho rằng, việc đọc to mọi thứ khiến cho hoạt động này trở nên sinh động và thu hút chúng ta nhiều hơn là đọc bằng mắt. Vì vậy tốt nhất bạn nên đọc thành tiếng khi có thể.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Than Phong Đẹp Trai 2018-11-16 12:59:52
    tuyệt cảm ơn ngừi viết
  9. Top 9

    Chuẩn bị bài trước khi đi lớp

    Đọc trước bài, ghi chép những kiến thức đáng chú ý, đặt những câu hỏi xung quanh những vấn đề bạn chưa hiểu sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, hiểu nhanh hơn khi được giáo viên cung cấp kiến thức. Nếu bạn đã đọc bài trước khi đến lớp, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, bạn sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế.


    Nếu bạn đã chuẩn bị bài trước, bạn sẽ dễ dàng tham gia đóng góp vào bài giảng của giáo viên, vừa có ích cho việc tiếp thu bài, vừa tạo ấn tượng với thầy cô rằng bạn là người chăm chỉ và thông minh.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  10. Top 10

    Tổng kết lại kiến thức

    Sau khi học xong các môn ở trường, thay vì về nhà học ngay những môn học chuẩn bị cho ngày mai, thì bạn nên dành một ít thời gian để xem xét, tổng kết lại kiến thức của ngày hôm nay, điều đó sẽ làm bạn nhớ được lâu hơn. Kể cả khi bài tập về nhà của bạn không đạt điểm cao, việc làm bài đúng hạn cũng sẽ duy trì điểm số của bạn cao hết mức có thể. Bạn nên đặt mục tiêu đạt điểm bài tập về nhà cao nhất lớp, nếu không bạn vẫn chưa thực sự cố gắng trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Ngoài ra, hãy tập trung vào chất lượng bài làm. Khi không hiểu bất kỳ vấn đề gì, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ! Thầy cô có thể tìm kiếm gia sư giúp bạn hoặc thậm chí là trực tiếp giúp đỡ bạn.


    Nếu có điều kiện bạn hãy tổng kết ngắn gọn kiến thức mình học vào một tờ giấy, sau đó tích góp lại cho đến khi thi, bạn chỉ cần xem lại những tờ giấy ngắn gọn đó là có thể nắm lại kiến thức đã học.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  11. Top 11

    Học một cách có chọn lọc

    Không phải ai cũng có thể nắm bắt được tất cả thông tin có trong sách. Chính vì vậy, đối với các bạn học sinh, khi đọc sách giáo khoa , học sinh phải học một kỹ năng quan trọng, đó là chọn lọc những phần kiến thức trọng tâm. Kiến thức trong sách giáo khoa khá nhiều rất khó để nắm vững hết tất cả trong đầu. Vì vậy, bạn nên cần học có chọn lọc, hãy lựa chọn những kiến thức trọng tâm, những cái tinh túy nhất của bài học để ghi nhớ nắm chắc ở trong trí óc.


    Về cơ bản, những kiến thức thực sự trọng điểm mà chỉ là khoảng 20% nội dung của cả bài học, và bạn cần chọn lọc thông minh lượng kiến thức đó để học là đủ. Điều này sẽ giúp giảm tải áp lực và tiết kiệm thời gian trong việc học tập và ôn luyện.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  12. Top 12

    Tìm hiểu những nguồn kiến thức mới

    Tiếp thu những kiến thức ngoài chương trình học có thể giúp bạn hiểu thêm bài học trên lớp và gây ấn tượng với giáo viên. Nghiên cứu những nội dung mà bạn hứng thú cũng hỗ trợ bạn tập trung hơn trong lớp học. Việc tìm kiếm thêm những nguồn kiến thức mới cho từng môn học sẽ khiến bạn thấy trường học thú vị hơn và bạn cũng sẽ thành công hơn trong học tập.Ví dụ, nếu đang học về lịch sử nước Mỹ, bạn có thể xem phim tài liệu trên mạng để biết thêm nhiều thông tin về giai đoạn lịch sử này.


    Bạn có thể học qua sách vở mượn từ thư viện hoặc học trực tuyến. Wikipedia là trang thông tin khá tốt mặc dù không phải lúc nào cũng chính xác. Bạn cũng có thể tìm thêm phim tài liệu và các video giáo dục trên YouTube, ví dụ như chương trình Crash Course và TedTalks. Những tài liệu này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin mà giáo viên hay giảng viên của bạn không có thời gian giải thích kỹ càng.


    Học cả khi bạn không phải tới trường. Hãy học trong thời gian nghỉ hè, vào cuối tuần, cũng như chuẩn bị cho năm học mới sớm nhất có thể bằng cách tìm hiểu về những môn học trong năm tới. Trong kỳ nghỉ hè, bạn chỉ cần ôn lại kiến thức đã học từ 3-4 lần, mỗi lần từ 2-3 tiếng là đủ để sẵn sàng cho năm học mới.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  13. Top 13

    Trung thực trong học tập.

    Điều này nghĩa là bạn phải tự làm bài, tránh quay cóp và không dùng mánh khóe bằng mọi giá. Quay cóp sẽ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho bạn. Hành động này có thể đem lại rắc rối cho bạn về sau, cho dù nó là cứu cánh của bạn trong một ngày. Gian lận trong thi cử không bao giờ xứng đáng để bạn mạo hiểm. Thà rằng bạn làm bài không tốt vì không chuẩn bị kỹ thì điều đó vẫn còn tốt hơn nhiều so với việc bị bắt quả tang gian lận.


    Và cho dù bạn không bị bắt quả tang, việc quay cóp sẽ khiến bạn nghĩ rằng có thể “đi đường tắt” trong cuộc sống và học tập, từ đó sẽ dẫn đến một thói quen tai hại về sau. Bạn cũng đừng để bạn bè gây áp lực. Ở một số trường, gian lận được xem là hành vi bình thường, và dường như nhiều học sinh làm việc này đến nỗi bạn cũng muốn tham gia. Lối suy nghĩ tập thể này rất nguy hiểm và có thể khiến bạn không hiện thực hóa được tiềm năng của mình.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  14. Top 14

    Không so sánh mình với bất kỳ ai khác

    Những học sinh giỏi thành công theo cách riêng của họ. Họ không cần biết anh chị em trong nhà, người hàng xóm hay bạn bè của họ học như thế nào khi ở trường, bởi họ biết rằng đích đến cuối cùng là thành công của chính họ.


    Nếu cứ mãi suy nghĩ về những điều người khác làm, bạn sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân hoặc trở nên quá ganh đua đến mức khiến đầu óc vẩn đục. Hãy học cách gạt những người khác qua một bên và tập trung làm tốt nhất công việc của mình trong khả năng có thể.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  15. Top 15

    Tập trung chú ý ngay từ trên lớp

    Nếu muốn trở thành học sinh giỏi, việc tập trung chú ý trong lớp là điều hết sức cần thiết. Bạn không cần phải yêu thích tất cả các môn học, nhưng bạn nên có lòng nhiệt tình để lắng nghe giáo viên giảng bài, không nhắn tin cho bạn bè để thực sự nghe được những gì thầy cô đang nói và hiểu được những phần quan trọng nhất trong từng bài học.Để thực sự tập trung, điều quan trọng là nhìn vào thầy cô giáo.

    Nếu thực sự muốn thành công trong lớp học, bạn cần đặt câu hỏi với giáo viên vào những lúc thích hợp để hiểu bài kỹ hơn. Bạn không nên làm gián đoạn bài học, nhưng nên hỏi nếu bạn thực sự thắc mắc để tránh nhầm lẫn và để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra. Việc đặt câu hỏi cũng sẽ giúp bạn tích cực trong khi thảo luận và học nội dung các bài học.


    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  16. Top 16

    Xây dựng mối quan hệ tích cực với thầy cô giáo

    Một cách nữa giúp bạn thực sự thành công trong lớp học là xây dựng sự kết nối với giáo viên. Mặc dù bạn không muốn nịnh nọt hoặc cố tỏ ra mình là học sinh giỏi nhất lớp, nhưng việc tạo mối quan hệ tốt với giáo viên có thể giúp ích khi bạn cần hỏi thêm điều gì đó, đồng thời giúp bạn có sự hứng thú hơn với bài học. Cố gắng đến lớp đúng giờ và tuân thủ quy định của thầy cô giáo để có thể có biểu hiện tốt nhất trong lớp. Đừng lo mọi người nghĩ rằng bạn là “con cưng” của thầy cô nếu bạn tỏ ra ngoan ngoãn với giáo viên. Bạn chỉ đang cố gắng làm một học sinh tốt.


    Nếu các thầy cô giáo quý mến bạn hơn, họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ và trả lời các thắc mắc của bạn, hơn nữa họ sẽ thông cảm hơn với bạn nếu có sự cố gì xảy ra.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  17. Top 17

    Tìm một phương pháp phù hợp với phong cách học của bạn

    Có nhiều kiểu người học khác nhau, và không phải mọi cách học (chẳng hạn như dùng thể học hoặc xem lại các ghi chép) đều tốt cho mọi người. Điều quan trọng là bạn phải biết phong cách học của mình để thiết kế phương pháp học sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Thực ra có nhiều người là sự kết hợp của các kiểu người học khác nhau, vì vậy bạn có thể bị cuốn hút bởi nhiều phong cách. Sau đây là một vài phong cách học phổ biến nhất và vài mẹo học bài:


    • Người học bằng thị giác. Nếu thuộc mẫu người học này, bạn nên học qua các hình ảnh, nét vẽ và kiến thức về không gian. Các biểu đồ, đồ thị và các ghi chú được đánh dấu bằng màu sắc sẽ thích hợp nhất đối với bạn. Khi bạn ghi chú, các biểu đồ hoặc thậm chí các hình vẽ liên tưởng có thể sẽ hiệu quả hơn từ ngữ.
    • Người học bằng thính giác. Kiểu người học này sẽ học tốt nhất bằng thính giác. Bạn có thể thử thu âm bài giảng và lặp lại, hoặc hết sức chăm chú nghe giáo viên giảng bài và ghi chép sau đó. Bạn cũng có thể đọc lại ghi chú của mình hoặc tài liệu học, nói chuyện với các chuyên gia hay tham gia thảo luận nhóm để học có hiệu quả hơn.
    • Người học bằng xúc giác. Những người học thuộc kiểu này sẽ học tốt nhất khi họ sử dụng cơ thể, bàn tay và xúc giác. Bạn có thể học bằng cách dò theo các từ ngữ để củng cố nội dung bài học, ghi nhớ các ghi chép bằng cách đi đi lại lại hoặc bằng các hoạt động khiến bạn di chuyển hoặc chạm vào đồ vật trong khi học.
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
  18. Top 18

    Tìm một bạn cùng học hoặc một nhóm học tập

    Một số học sinh còn học tốt hơn nếu học cùng bạn học hoặc học nhóm. Khi học cùng những người khác, bạn có thể được tiếp thêm động lực và cảm thấy mình không đơn độc trong các nỗ lực học tập. Bạn cũng có thể học từ những người khác, thậm chí có thể học bằng cách dạy cho người khác những điều bạn biết. Mặc dù cách học này không phải có hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng bạn vẫn nên thử để tìm ra phương pháp học tốt nhất. Không phải ai cũng là người học có tính xã hội. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách học với một người bạn, sau đó mời thêm học sinh khác cùng tham gia.


    Đảm bảo nhóm học tập phải được hướng dẫn và có tổ chức để khỏi đi lạc đề quá xa. Nếu cảm thấy nhóm bắt đầu đi lạc đề, bạn đừng ngại lên tiếng một cách thân tình.

    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )
    Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy