Top 10 Bí quyết để bắt đầu học một ngôn ngữ mới hiệu quả nhất
Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp hàng ngày, trao đổi các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa người với người. Cùng với xu thế phát triển của thế giới ... xem thêm...hiện đại ngày nay, ngôn ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động đối ngoại. Ngoài tiếng mẹ đẻ thì việc học một ngôn ngữ mới với nhiều người giống như một cực hình. Tuy nhiên, đừng quá vội lo lắng, với những bí quyết bổ ích dưới đây chắc chắn bạn sẽ sớm đam mê và thích thú trong việc tìm hiểu, học hỏi và dần thành thạo một thứ tiếng khác, ngoài tiếng mẹ đẻ.
-
Xác định động cơ học tập
Điều này nghe có vẻ mang tính lý thuyết nhưng thực tế nếu bạn không có một mục tiêu cụ thể cho việc học ngôn ngữ mới thì bạn sẽ khó kiên trì học tập lâu dài được. Việc học có thể giúp bạn hiểu về những bộ phim dùng thứ ngôn ngữ đó, những bản nhạc yêu thích từ quốc gia đó, bạn học để đi du học, học để có một công việc với mức lương mơ ước, học để đi du lịch hoặc kiếm người yêu,…
Cho dù động lực của bạn có là gì, hãy vạch ra và viết lên giấy nhớ, note trong điện thoại để nhắc nhở và giúp bạn có động lực học tập mỗi ngày.
-
Tìm một người bạn đồng hành
Một người đồng hành có chung đam mê chính là động lực để bạn nỗ lực học tập hơn. Bạn có thể thực hành bất cứ thứ gì đã học được với người đồng hành của mình. Cùng nhau sửa sai giúp đối phương, cùng vận dụng các lý thuyết vào thực tế, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhiệt huyết học tập sẽ thật tuyệt vời và phát huy những lợi thế sẵn có.
Giao tiếp bằng ngoại ngữ chính là bí quyết quan trọng để bạn diễn tả suy nghĩ một cách trôi chảy mà không cần phải tốn hết chất xám dịch từng câu từng chữ rồi mới nói được một từ. Hãy làm quen với những người bản xứ ở gần nơi bạn sống, hoặc lên mạng tìm những người bạn nước ngoài đang học tiếng mẹ đẻ của bạn. Hai bạn có thể trở thành đôi bạn cùng tiến giúp người kia luyện tập ngôn ngữ mà mỗi người đang cần học.
-
Ra khỏi vòng an toàn
Nếu bạn cứ lo sợ mắc lỗi, lo sợ người ta chê cười thì mãi mãi chẳng bao giờ thuần thực được thứ ngôn ngữ mà bạn đang học, dù vốn từ vựng của bạn có tốt đến đâu. Hãy can đảm lên, sẵn sàng mắc lỗi, chủ động trò chuyện với người bản xứ, bắt chuyện với họ, nói những câu đơn giản như bàn về một món ăn, hỏi đường, một bộ phim hay bất cứ những gì bạn thấy thích thú.
Người bản xứ vốn rất thân thiện và hoan nghênh những ai đang cố gắng học tập ngôn ngữ của quốc gia họ, họ sẽ nhiệt tình tiếp chuyện và sẽ chẳng chê cười bạn đâu. Nếu cứ yên tâm trong cái vùng an toàn của mình thì khả năng của bạn sẽ chẳng bao giờ khá lên được.
-
Vừa học vừa chơi
Nếu bạn coi việc học quá nặng nề và nghiêm trọng thì chắc chắn hiệu quả sẽ chẳng đến đâu, bạn học vì sở thích, vì đam mê nên hãy triển khai theo hướng tích cực nhất. Không nhất thiết phải là kiến thức trong sách vở, bạn có thể làm quen, tiếp cận với thứ ngôn ngữ đó thông qua phim ảnh để cải thiện vốn từ vựng và khả năng nghe, đọc những câu chuyện ngắn, nghe những bản nhạc yêu thích. Ngoài ra bạn có thể chủ động làm thơ, viết note hay sáng tạo bất cứ điều gì bạn nghĩ ra để tiếp thu hiệu quả ngôn ngữ đó. Học mà chơi, chơi mà học chắc chắn bạn sẽ thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều.
“Để có thể học nhanh chỉ cần chúng ta có một thái độ của đứa trẻ là đủ: thích lấy ví dụ, không quá tập trung, thích chơi đùa với ngôn ngữ và không ngại ngùng khi mắc lỗi.” – Matthew Youlden, người nói thành thạo 9 thứ tiếng.
-
Lắng nghe nhiều hơn
Chúng ta thường bắt đầu với bất kì ngôn ngữ nào bằng việc nghe trước khi có thể dùng chúng để giao tiếp hàng ngày. Những bỡ ngỡ lúc ban đầu là khó tránh khỏi nhưng dần rồi bạn sẽ bắt kịp thói quen này, ngôn ngữ sẽ trở nên thân thuộc hơn, việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể học cách lắng nghe bằng cách xem phim có phụ đề, nghe nhạc, nghe qua các kênh TV hoặc radio.
Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học ngoại ngữ của bạn. Bắt đầu nghe hàng ngày. Học với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Tại hầu hết các trường, bạn học ngoại ngữ với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp. Nhưng bây giờ bạn phải học với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt tiếng Anh.
-
Kiên trì học tập từng ngày
Buổi sáng là thời gian tốt nhất để bắt đầu việc ôn luyện nghiên cứu ngoại ngữ, không cần tốn quá nhiều thời gian của bạn cho việc này, chỉ cần tập trung tinh thần trong vòng 10 phút cũng đã có thể cho ra kết quả vượt mong đợi. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy là thời gian não chúng ta hoàn toàn thư giãn vì chưa bị xâm nhập bởi những tin tức hỗn loạn trong ngày, vì vậy chúng ta có thể tập trung học tốt mà không bị những tin tức hỗn loạn tác động trong khoảng thời gian này. Tương tự như vậy, học tập trước khi ngủ cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt, do sau đó không bị tác động của tin tức hỗn hợp.
Trí nhớ của con người tuân theo một cơ chế thời gian. Trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Một ví dụ cụ thể là nếu bạn dùng 10 phút mỗi ngày để học từ mới thì chắc chắn sẽ nhớ lâu hơn việc cách 3 ngày dùng 30 phút để học từ mới.
-
Thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức học
Nếu bạn thường xuyên làm một việc gì đó mang tính quy trình lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới, sự khác lạ thì bạn sẽ rất dễ chán nản, mệt mỏi. Việc học ngoại ngữ cũng tương tự, nếu thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, điều này đúng đối với cả những người có nghị lực.
Vì vậy cần thay đổi phương thức học ngay khi bản thân dần có dấu hiệu không tích cực. Một số phương thức học bạn có thể cân nhắc như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoại, xem băng hình… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
-
Cố gắng dịch thầm những gì bạn tiếp xúc
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc là một loại phương pháp học ngoại ngữ mang tính rèn luyện, trau dồi. Hãy tập cho mình thói quen dịch thầm mọi thứ có chữ ngoại ngữ xung quanh bạn, nếu không biết nghĩa từ nào thì nhanh chóng dùng các phương tiện có khả năng dịch mang theo bên mình để giải nghĩa, cách học này có thể tăng vốn từ vựng lên đáng kể.
Phương pháp này rất có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
-
Học chậm, học sâu là tốt nhất.
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói ngoại ngữ một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ – chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương 2. Bạn có thể nghe Chương 1 tầm 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
-
Tâm niệm rằng mỗi ngoại ngữ là cánh cửa mở ra những vùng đất mới
Học một ngôn ngữ mới luôn đồng nghĩa với những trải nghiệm mà nền văn hóa của ngôn ngữ ấy đem lại, từ việc thăm thú những công viên giải trí, tham dự những triển lãm máy bay, thưởng thức văn chương cao bồi và những nhạc hội folk-rock, cho đến học thêm về kỹ thuật chụp ảnh kể chuyện.
Nói cách khác, hãy nghĩ đến những trải nghiệm mà bạn muốn có và biến điều đó thành động lực học tập. Bạn đang cần tìm công thức làm bánh cà rốt nhưng trang web duy nhất đăng tải công thức đó lại viết bằng tiếng Anh? Vậy thì cơ hội học tiếng Anh của bạn đang nằm ngay trong sở thích của bạn rồi đấy!