Top 10 Ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc
Tuấn Ngọc (sinh năm 1947) tên thật là Lữ Anh Tuấn, là một ca sĩ người Việt Nam. Tuấn Ngọc nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và được coi là "tượng ... xem thêm...đài" của dòng nhạc trữ tình Việt Nam ở hải ngoại. Ông còn được xem là nam ca sĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ đồng nghiệp chung thể loại nhạc với bản thân mình. Bài viết này hãy cùng Toplist đến với những ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Ngọc.
-
Mắt lệ cho người
Nhạc sĩ Từ Công Phụng từng tâm sự: “Với tôi, tình ca vẫn là con đường đẹp nhất dẫn mọi người đến gần nhau hơn, chia sẻ được với nhau nhiều hơn vì cùng chung một hơi thở”. Có lẽ chính vì vậy mà suốt trong sự nghiệp sáng tác của mình ông luôn chọn con đường sáng tác tình ca. Nhạc sĩ họ Từ cũng quan niệm làm âm nhạc là phải chú trọng cả nhạc và lời: Nhạc phải hay, cuốn hút. Lời phải đẹp và ý nghĩa. Nhạc và lời phải hoà quyện vào nhau cho tương xứng, nhịp nhàng và dễ đi vào lòng người. Mắt Lệ Cho Người là một ca khúc như vậy, bởi chất nhạc lả lướt, truyền cảm, lời ca mới lạ và sâu sắc.
“Mắt lệ” là những giọt nước mắt của cuộc tình khóc chuyện ly tan, theo dòng hoài tưởng những giọt mưa ở ngoài đời, “mắt lệ” là dòng nước mắt chảy hoài trong trái tim chung tình biết thuở nào nguôi, thành những giai điệu tình yêu để lại cho đời.
Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức
Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên
Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở
Em thấy không cõi đời vô vọng.
Tuy hát lời có chút khác so với bản gốc, nhưng nhiều người vẫn công nhận rằng Tuấn Ngọc là người hát thành công nhất Mắt Lệ Cho Người, đưa ca khúc này đến gần được với công chúng yêu nhạc tình ca.
-
Chuyện tình buồn
Nếu nghe lại Tuấn Ngọc hát bài này sau đây, có thể bạn sẽ thấy giọng hát của ông có đôi chút khác lạ so với các bài hát khác. Đều đó cũng dễ hiểu, bởi vì bản thu âm này được thực hiện năm 1989 trong CD Lời Gọi Chân Mây đã nhắc đến ở trên, là lần đầu tiên mà Tuấn Ngọc thu âm nhạc Việt sau một thời gian dài chỉ hát nhạc ngoại quốc.
Bài hát Chuyện tình buồn được nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ của thi sĩ Phạm Văn Bình, và câu chuyện tình buồn trong bài cũng là chuyện của thật. Đó là thời điểm năm 1966, sau khi người yêu đi lấy chồng, Phạm Văn Bình bỏ đi biệt và ôm nỗi đau cho riêng mình mà không một lời oán hận:
Ngày nhà em pháo nổ,
Anh cuộn mình trong chăn,
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn…
Bài hát được danh ca Thái Thanh hát lần đầu từ thập niên 1960, nhưng sau này người ta nhớ nhất là bản thu âm của Sĩ Phú và Tuấn Ngọc.
-
Ai về sông Tương
“Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của Thông Đạt, một bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát được sáng tác năm 1949 ở Huế và được nhạc sĩ Mạnh Phát hát lần đầu trên đài Pháp Á. Lúc bấy giờ, Mạnh Phát là một trong những ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng nhất thập niên 1940 – 1950.
Hơn 70 năm trôi qua, nhưng Ai Về Sông Tương vẫn được nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ là bởi lời hát tha thiết, êm đềm như lời tình tự mà những người yêu nhau muốn gửi đến cho nhau:
Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài hình bóng không quên
Hương tình mộng say dịu êm…
Bản “Ai Về Sông Tương” được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon. Bản nhạc được phát trên đài phát thanh khắp cả nước, rồi nhanh chóng trở nên được yêu thích bởi những ca từ đậm chất thơ, mềm mại và dịu êm.
Trước Tuấn Ngọc, đã có rất nhiều danh ca nổi tiếng trình bày, nhưng tiếng hát Tuấn Ngọc đã ghi được dấu ấn sâu đậm và mang đến cho bài hát một nỗi buồn miên man, như cánh thuyền hờ hững lướt trôi vô định, chơi vơi trên sông dài.
-
Cây đàn bỏ quên
Trong đời sống âm nhạc của mỗi người nghệ sĩ, cây đàn có lẽ là một trong những nhạc cụ gắn liền với sự nghiệp âm nhạc và là nguồn sức mạnh tinh thần cho người nghệ sĩ sáng tác ra những nhạc khúc đi vào lòng người. Trong gia tài âm nhạc khổng lồ của nhạc sĩ Phạm Duy với hơn 1000 ca khúc thì “Cây Đàn Bỏ Quên” luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng.
Nó không xuất hiện với những ca khúc mang âm hưởng dân ca quen thuộc trong tuyển tập những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy, mà nó là dòng ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng. Đây là một trong những ca khúc được sáng tác khi nhạc sĩ Phạm Duy còn rất trẻ và vẫn đang là một chàng trai thao thức với những rung động đầu đời. Ca khúc này đã được hầu hết các nam ca sĩ trình bày, nhưng được yêu mến nhiều nhất có lẽ là giọng hát Duy Trác trước 75 và Tuấn Ngọc sau 75.
-
Rong rêu
Khi cuộc tὶnh đã xa, người tὶnh đã bỏ ta mà đi, chύng ta chỉ biết nе́n nỗi đau âm thầm của từng vết kỷ niệm sẽ trở thành vết xước đằm thắm khi hồi tưởng lại. Các nhạc sῖ thὶ khác, khi tὶnh yêu tan vỡ, họ đã cό những nốt nhạc thất tὶnh như cό sẵn ở đâu đό để sẵn sàng gảy vang lên những giai điệu trύt nỗi lὸng mὶnh. Nhạc sῖ Nguyễn Tâm đã cό một khύc tὶnh ca nổi tiếng trong số những sáng tác ίt ὀi cὐa ông. Đó là ca khúc Rong rêu.
Thà là rong rêu, thà là chim bay, thà là mây trôi…Vὶ rong rêu cὸn cό biển để lênh đênh bầu bạn, chim bay cὸn nύi cῦ để tὶm về, mây trôi cὸn cό bầu trời để kể nhau nghe chuyện mưa nguồn chớp biển. “Lang thang một mὶnh giữa cuộc đời mà vui”… Dὸng nhạc mở đầu cho tâm trạng đσn lẻ với những giai điệu chậm buồn buốt giá và những ca từ mênh mang lơ lửng như mây ngàn.
Để khi nghe điệp khύc sau, chύng ta mới vỡ ra, thὶ ra một loạt điệp từ “Thà là” ở đầu cὐa những câu trên để dẫn dắt đến bài thất tὶnh ca “thưσng nhớ một mὶnh lẻ loi” cὐa tác giả. Một ngày bên em tưởng là cho em hết cả cuộc đời, không ai nghῖ đến một ngày “con tim tan vỡ”. Một mὶnh với bόng đêm nhớ nhung ngày cῦ đᾶ trở thành mộng mị trăng sao ngoài khung căn gác xе́p lạnh lὺng.
Ca khύc “Rong Rêu” được nhᾳc sῖ Nguyễn Tâm sáng tác khoảng thập niên 1980, và nhanh chόng được công chύng đόn nhận, yêu mến. Trong 2 thập niên 1980, 1990, rất nhiều nam ca sῖ nổi tiếng hải ngoại đã hát Rong Rêu, như cố ca nhạc sῖ Duy Khάnh, Vῦ Khanh, Duy Quang, Elvis Phưσng, Thάi Châu, Anh Khoa, Tuấn Anh, Nguyễn Hưng, Kenny Thάi, Đức Huy… sau này cὸn cό thêm Đan Nguyên, Nguyên Khang… nhưng cό thể nόi chỉ cό Tuấn Ngọc mới lột tả được sự bơ vơ, cô đσn cὐa một chàng trai vừa bị “mất cả” trong tὶnh yêu.
-
Đời đá vàng
Sau năm 1975, nhạᴄ sĩ Vũ Thành An viết thêm nhiều ᴄa khúᴄ không tên kháᴄ nữa, trᴏng đó nổi tiếng nhất là bài số 12 (Bên Nhau ᴄhiều Gió Lộng), bài số 37 (Rưng Rưng Lệ), và đặᴄ biệt là bài số 40, đượᴄ mang tên Đời Đá Vàng.
Ca khúᴄ này đượᴄ Vũ Thành An hᴏàn thành năm 1993 tại Hᴏa Kỳ, nhưng trᴏng hồi ký ᴄủa mình, ông kể rằng những lời hát đầu tiên ᴄủa Đời Đá Vàng đã đượᴄ hình thành từ năm 1974. Khi đó ông ᴄhỉ mới 31 tuổi nhưng đã đạt đượᴄ những thành tựu lớn về danh vọng mà nhiều người phải mơ ướᴄ.
Trướᴄ đó không lâu, Vũ Thành An đã là Trưởng Ty Thông Tin Gia Định. Năm 31 tuổi, ông nhậm ᴄhứᴄ Vụ trưởng Vụ văn hóa, trải qua nhiều vị trí như Giám đốᴄ báᴏ ᴄhí, ᴄhánh sở ᴄhương trình kiêm ᴄhánh sở kế hᴏạᴄh ᴄủa Đài phát thanh Sài Gòn, đồng thời đã là một nhạᴄ sĩ nổi tiếng đã gần 10 năm. Đường ᴄông danh rựᴄ rỡ như vậy, nhưng ᴄũng ᴄhính thời điểm đó, một đôi lần ông vẫn ᴄảm thấy đời mình ᴄhông ᴄhênh như là bị mất phương hướng.
Về ý nghĩa ᴄủa tựa đề bài hát “Đời Đá Vàng”, nhạᴄ sĩ Vũ Thành An giải thíᴄh rằng Đá nghĩa là sự buồn tủi, nỗi đau khổ, ᴄòn Vàng là niềm hân hᴏan hạnh phúᴄ. Đời Đá Vàng ᴄó nghĩa là ᴄuộᴄ sống ᴄủa bất kỳ ai ᴄũng luôn tồn tại sᴏng sᴏng nỗi khổ đau và niềm hạnh phúᴄ. Vì vậy ai ᴄũng nên mở lòng để đón nhận những yêu thương hạnh phúᴄ lúᴄ nàᴏ ᴄũng ở ᴄạnh bên mà ᴄó thể ᴄhúng ta không nhận thấy, từ đó ᴄó thể vơi đi đượᴄ những nỗi khổ đau ᴄủa một kiếp người. Bài hát Đời đá vàng đã được thực hiện rất thành công dưới giọng hát của ca sĩ Tuấn Ngọc.
-
Đêm nhớ về Sài Gòn
Đêm nhớ về Sài Gòn là ca khúc buồn nhất, nhưng cũng là hay nhất viết về đô thành Sài Gòn sau năm 1975, là những hoài niệm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng về một thời hoa lệ, cùng với nỗi buồn chia ly và những thân phận ẩn trong đêm tối… Bài hát này được biết đến nhiều nhất qua tiếng hát Khánh Ly, sau đó là Tuấn Ngọc.
Lời bài hát:
"Đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi
Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi
Đường im nghe quá khứ trong sấu
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau
Tình lẻ loi canh thâu
Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng..." -
Riêng một góc trời
Nhắc đến Tuấn Ngọc, không thể không nhắc đến ca khúc Riêng Một Góc Trời của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Đây là một trường hợp khá đặc biệt vì ca khúc này được sáng tác sau năm 75, cụ thể là năm 1997, khi ca sĩ Tuấn Ngọc và Ngô Thụy Miên (sinh năm 1948) cùng ở độ tuổi 50. Ca khúc này thành công rực rỡ, được xem như là 1 trong những bài hát hay nhất của ca sĩ Tuấn Ngọc và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, điều này cho thấy sức lao động và sáng tạo không ngừng nghỉ, không giới hạn tuổi tác của các nghệ sĩ Việt ở hải ngoại.
Lời bài hát:
"Tình yêu như nắng...
Nắng đưa em về
Bên dòng suối mơ
Nhẹ vương theo gió
Gió mang câu thề
Xa rời chốn xưa
Tình như lá uá
Rơi buồn....
Trong nỗi nhớ
Mưa vẫn mưa rơi
Mây vẫn mây trôi
Hắt hiu tình tôi.
Người vui bên ấy
Xót xa nơi này
Thương hình dáng ai
Vòng tay tiếc nuối ...
Bước chân âm thầm
Nghe giọt nắng phai
Đời như sương khói ....
Mơ hồ...." -
Căn nhà xưa
Trong những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, có một nhạc phẩm vô cùng giản dị và xúc động là Căn Nhà Xưa, được nhạc sĩ viết tặng cho người vợ duy nhất trong đời là bà Thu Hồng. Ông quen biết bà từ khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Chị Em Hải (1961). Trong mắt nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và những người thân cận với gia đình ông, bà Thu Hồng chính là một bà “vợ Tú Xương” nhất mực tần tảo, vun vén chăm lo cho gia đình, chồng con.
Bà nhỏ hơn ông 6 tuổi, mang đôi mắt biết cười và khuôn mặt rạng rỡ. Cả đời bà đã sát cánh bên chồng trong những quãng thời gian khốn khó nhất của cuộc đời: khi ông bị bệnh lao phổi nặng phải chữa trị tốn kém, khi ông tù tội hết lần này đến lần khác trong suốt gần 10 năm trời cố gắng vượt biên,… Về sau này, bà bị bệnh mất trí nhớ lúc nhớ lúc quên, ông đi đâu cũng đưa bà theo cùng, không bao giờ để bà ở nhà một mình.
Nhạc phẩm Căn Nhà Xưa ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1991 trong băng Ai Trở Về Xứ Việt của Khánh Ly. Tròn 10 năm sau đó, bài hát một lần nữa làm được công chúng đón nhận qua giọng ca trầm ấm, da diết của nam danh ca Tuấn Ngọc.
-
Có những niềm riêng
Có những niềm riêng là một ca khúc nổi tiếng của người nữ nhạc sĩ hiếm hoi của dòng nhạc trữ tình Việt. Câu hát mở đầu của bài hát này là: “Có những niềm riêng làm sao nói hết” cũng đã trở thành câu nói cửa miệng có nhiều người khi muốn than thở về những nỗi buồn chất chứa ở trong lòng. Bài hát này cũng gần như chỉ được biết đến qua giọng hát của Tuấn Ngọc.
Lời bài hát:
"Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợi.
Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười.
Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất...."