Top 9 Cách bảo vệ giọng nói và làm giọng hết khàn

Looper 5090 0 Báo lỗi

Giọng nói là một phần cuộc sống của chúng ta. Với những người làm nghề liên quan đến việc phải nói hằng ngày, nói nhiều như giáo viên, diễn giả hay ca sĩ,... ... xem thêm...

  1. Muối có chứa những thành phần chủ yếu là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vì, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước.

    Sử dụng nước muối
    để súc miệng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn. Ngoài ra, xông mũi họng cũng rất tốt cho giọng nói của bạn. Bạn nên thường xuyên súc họng và rửa mũi bằng nước muối. Các nhà thanh học khuyên khi súc họng cho thêm ít sô-đa vào dung dịch muối. Hãy thực hiện thói quen này hằng ngày để bảo vệ giọng nói của mình nhé!

    Súc miệng bằng nước muối
    Súc miệng bằng nước muối
    Súc miệng bằng nước muối
    Súc miệng bằng nước muối

  2. Không có thứ gì dễ gây bất lợi cho giọng nói của bạn bằng việc thay đổi âm lượng một cách đột ngột. Khi bạn kêu la hay hét lên quá nhiều, lớp niêm mạc của dây thanh quản có thể bị tổn hại, các cơ ở cổ họng của bạn cũng thắt chặt và hơi thở trở nên yếu hơn. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn phải nỗ lực rất nhiều mới có thể khôi phục lại giọng nói của mình.

    Đây là lý do tại sao các huấn luyện viên, những người thường xuyên la hét thường bị mất tiếng nói và gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày. "Thông thường, đó chỉ là một điều tạm thời nhưng lại có thể kéo dài", tiến sĩ Michael Pitman thuộc trung tâm y tế Mount Sinai nói. "Khi các dây thanh âm đang cố gắng để khôi phục lại, bạn lại kéo căng nó ra và la hét dù nó có khó khăn thế nào chăng nữa. Cứ như vậy, nó trở thành một vòng luẩn quẩn của sự mất - bù. Bạn càng cố gắng, giọng nói của bạn càng tệ hơn.

    Tránh thay đổi âm lượng khi không cần thiết
    Tránh thay đổi âm lượng khi không cần thiết
    Tránh thay đổi âm lượng khi không cần thiết
    Tránh thay đổi âm lượng khi không cần thiết
  3. Làm ấm thanh quản trước khi thuyết trình là một trong những cách bảo vệ giọng nói hiệu quả, tránh gây ra tình trạng khàn giọng mà chúng ta e ngại. Bất cứ lúc nào bạn chuẩn bị thuyết trình, hoặc phải nói to trong một khoảng thời gian khá lâu, hãy làm ấm thanh quản của bạn.


    Có nhiều phương pháp để làm ấm, ví dụ như: các bài tập thở, kỹ thuật giải phóng sức ép của hàm và môi, tập lưỡi, cân quãng tám, và các bài tập hạ nhiệt. Sau khi thực hiện các phương pháp trên, bạn sẽ có cảm giác cổ họng của mình nóng lên. Hãy nhớ rằng cổ họng của bạn cũng giống như bất kỳ một phần nào khác trên cơ thể, cần phải được luyện tập và chuẩn bị để có thể hoạt động thật tốt.

    Làm ấm thanh quản trước khi thuyết trình
    Làm ấm thanh quản trước khi thuyết trình
    Làm ấm thanh quản trước khi thuyết trình
    Làm ấm thanh quản trước khi thuyết trình
  4. Hầu hết mọi người đều đi khám sức khoẻ định kì hoặc ít nhất đi kiểm tra khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bạn cũng nên trân trọng và chăm sóc giọng nói của mình giống như vậy. "Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ có thể sẽ không tiết lộ vấn đề về dây thanh quản của bạn," - tiến sĩ Inna Husain, giám đốc The Voice, Airway và Chương trình Swallowing tại Trung tâm Y tế Đại học Rush nói. "Cách tốt nhất để nhận biết những gì đang xảy ra với giọng nói của bạn là cho một ai đó hoà hợp với các sắc thái của âm thanh, nghe giọng nói của bạn. Sau đó, hãy xem xét dây thanh quản của mình."


    Nếu tình trạng khàn giọng kéo dài và mãn tính rất có thể bắt nguồn từ một căn bệnh nghiêm trọng nào đó đang tiềm ẩn trong bạn. Việc xác định sớm nguyên nhân khàn tiếng kéo dài của bạn có thể ngăn chặn tình trạng của bạn và tránh trường hợp bệnh tình tồi tệ hơn. Chính vì thế, việc kiểm tra giọng nói thường xuyên là vô cùng cần thiết.

    Thường xuyên kiểm tra giọng nói
    Thường xuyên kiểm tra giọng nói
    Thường xuyên kiểm tra giọng nói
    Thường xuyên kiểm tra giọng nói
  5. Để bảo vệ giọng nói của mình, hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất. Hắng giọng là thói quen của rất nhiều người. Hành động này tưởng chừng vô hại nhưng về lâu dài sẽ khiến giọng nói của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Có lẽ bạn không biết rằng việc hắng giọng thực sự có thể làm hại đến cổ họng của bạn.


    Càng cố gắng ho và hắng giọng mạnh, càng dễ dẫn đến tổn thương thanh quản. Cụ thể, khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Thay vì hắng giọng trước khi nói, hãy thử vài cách khác như uống một ngụm nước chẳng hạn. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.

    Đừng nên hắng giọng quá nhiều
    Đừng nên hắng giọng quá nhiều
    Đừng nên hắng giọng quá nhiều
    Đừng nên hắng giọng quá nhiều
  6. Ai cũng từng gặp phải chứng trào ngược axit (hay còn gọi là chứng ợ nóng). Hầu hết, chứng axit trào ngược thường do ăn quá nhiều, vừa đi vừa ăn,… Đối với những người khác, nó gần như là một “căn bệnh kinh niên”. Bất kể tần suất của nó thế nào, chứng trào ngược axit phải được xử lý một cách phù hợp. Bạn cần giữ được trạng thái tốt nhất của mình và ngăn chặn acid dạ dày dư thừa làm hỏng giọng nói của bạn.


    Nghiên cứu đã chỉ ra, người bị trào ngược dạ dày có thể giảm thiểu đáng kể cơn đau bằng cách nhai kẹo cao su trong vòng 30 phút sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống trà gừng. Uống 1 ly nhỏ trước các bữa ăn để đạt được lợi ích tối đa, giúp xoa dịu các cơn đau ở khu vực thượng vị, đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.

    Đối phó với chứng trào ngược axit
    Đối phó với chứng trào ngược axit
    Đối phó với chứng trào ngược axit
    Đối phó với chứng trào ngược axit
  7. Hút thuốc có hại đến sức khỏe là điều ai cũng biết. Nhưng hút thuốc khiến bạn mất đi giọng nói hay, trong trẻo có lẽ chưa được quan tâm! Đối với những ai có thói quen hút thuốc lá, việc cai thuốc chính là cách tốt nhất để bảo vệ giọng nói của bạn. Bởi lẽ, khi hút thuốc, luồng khói độc hại của thuốc lá sẽ khiến cho dây thanh quản bị kích thích nhiều dẫn đến mệt mỏi, cổ họng phát âm ra không còn độ trong như trước nữa.


    Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một sự tăng trưởng nhỏ, nhưng không phải là ung thư được gọi là polyp trên dây thanh âm của bạn. Điều này có thể làm cho giọng nói của bạn thấp, khó thở và khàn. Nghiêm trọng hơn, khi hút thuốc quá lâu cũng sẽ dễ dẫn đến ung thư thanh quản.

    Không nên hút thuốc
    Không nên hút thuốc
    Không nên hút thuốc
    Không nên hút thuốc
  8. Giọng nói rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Giọng nói là một trong những công cụ tốt nhất để giúp chúng ta giao tiếp. Một số ngành nghề dùng giọng nói nhiều như: ca sĩ, giáo viên, bán hàng, luật sư... Bên cạnh những bí quyết trên, hạn chế sử dụng các sản phẩm của aspirin cũng là cách để giữ gìn giọng nói tiếp theo mà Toplist muốn gợi ý đến bạn.


    Những người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều không nên dùng các sản phẩm của aspirin, vitamin E cũng sử dụng vừa phải. Những thuốc này làm máu loãng và gây ra xuất huyết vùng dây thanh, đặc biệt hay gặp ở người đang trong thời kỳ luyện giọng. Có thể sử dụng paracetamol thay thế aspirin.

    Không nên dùng các sản phẩm của aspirin
    Không nên dùng các sản phẩm của aspirin
    Không nên dùng các sản phẩm của aspirin
    Không nên dùng các sản phẩm của aspirin
  9. Cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thường do virus, làm cho dây thanh bị sưng phồng, giọng trở nên nhỏ, rè và khàn. Những lúc bị như vậy nên hạn chế tán gẫu, tốt nhất là sử dụng viết hoặc email để giao tiếp. Nếu cần phải nói thì nói thật nhỏ, tránh nói lớn hoặc la hét.


    Khi nói nhiều, niêm mạc của vùng hầu họng bị khô, rát mà bạn lại sẵn có bệnh viêm họng mạn tính nên vùng họng miệng của bạn càng dễ bị kích thích hơn và gây ho. Để khắc phục tình trạng này, cần phải uống nước thường xuyên để giảm ngứa rát họng. Thông thường những triệu chứng như: khàn tiếng, nói đau hoặc thay đổi giọng nói do cảm cúm gây ra sẽ mất đi trong khoảng 1 - 2 tuần. Nếu những triệu chứng này tồn tại hơn 2 tuần nên đi khám bác sĩ.

    Hạn chế nói khi bị viêm họng
    Hạn chế nói khi bị viêm họng
    Hạn chế nói khi bị viêm họng
    Hạn chế nói khi bị viêm họng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy