Top 7 Cách chữa cước chân nhanh nhất

Mai Tuyet Nguyen 12942 0 Báo lỗi

Cước là một dạng tổn thương da do lạnh, thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, phổ biến vào mùa đông, biểu hiện tay chân sưng tấy, ngứa ngáy, da rộp hoặc nứt, ... xem thêm...

  1. Hiện tượng cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa. Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và rất nhiều người mắc phải. Cước là loại bệnh dễ xuất hiện ở mùa đông do nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá ảnh hưởng đến các vùng da khu vực này, cụ thể chính là các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân.


    Khi không được giữ ấm và phải tiếp xúc với cái lạnh lâu, các mạch máu này sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm dẫn đến không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho các tế bào ở đây. Lúc này, khi được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương và biểu hiện chính là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy, lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử. Cũng như nước đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống, tình trạng cước sẽ gây ngứa ở tay, chân, ngón chân, bàn chân, thậm chí ngay cả mũi và tai.


    • Bạn cần mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh. Vào mùa đông, việc đi tất, mang găng tay để giữ ấm cho cơ thể cũng là cách chữa bệnh ngứa chân vào mùa đông. Vì nếu để cơ thể bị lạnh thì rất dễ bị ngứa.
    • Ngoài ra, bạn nên hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.
    • Tuy nhiên với những người có tính chịu lạnh kém thì dù có đi tất hay đeo găng tay cũng không làm cơ thể ấm hơn được. Chính vì thế các bạn có thể sử dụng thêm thiết bị sưởi ấm hỗ trợ như túi chườm đa năng hay bồn massage ngâm chân để hỗ trợ thêm, giúp phòng tránh bệnh cước chân tay cực kỳ hiệu quả.
    Bạn cần mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh
    Bạn cần mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh
    Giữ ấm cho cơ thể
    Giữ ấm cho cơ thể

  2. Việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày là một điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe chúng ta. Hàng ngày, chúng ta đang nạp vào cơ thể một lượng thực phẩm độc hại, gây ra tình trạng tích tụ trong cơ thể dễ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta luyện tập thể dục mỗi ngày, chất độc sẽ được bài trừ một lượng nhất định, giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.


    Việc ngồi quá lâu hoặc không vận động cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Nó có thể gây ra một số vấn đề như bệnh đau khớp, đau lưng... Vậy nên, vào mùa đông hãy cố gắng luyện thập cơ thể để máu được tuần hoàn, lưu thông tốt, giảm bớt tình trạng phát sinh bệnh cước.


    Vào mùa đông cố gắng luyện tập thể dục để máu được lưu thông
    Vào mùa đông cố gắng luyện tập thể dục để máu được lưu thông
    Nên tập thể dục
    Nên tập thể dục
  3. Khi bị cước các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu. Khi bị như vậy, bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi sẽ khiến bạn càng cảm thấy ngứa và là tình trạng bệnh thêm nặng, thậm chí tổn thương và dễ viêm nhiễm.


    Không gãi khi bị cước, chỉ nên xoa nhẹ để tránh bong tróc, nhiễm trùng. Tránh làm ấm vùng da bị cước bằng cách mát-xa hay chà xát vì nó sẽ làm tăng cảm giác ngứa rát ở da. Khi vết cước dần hồi phục, bạn có thể bôi kem dưỡng nhẹ, không mùi để giữ ẩm cho da. Đặc biệt là khi da bị sưng phồng hay mưng mủ.

    Bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi sẽ khiến bạn càng cảm thấy ngứa và là tình trạng bệnh thêm nặng
    Bạn tuyệt đối không nên gãi vì càng gãi sẽ khiến bạn càng cảm thấy ngứa và là tình trạng bệnh thêm nặng
    Không nên gãi
    Không nên gãi
  4. Vào mùa đông nhiều người thường ngại uống nước, đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước dẫn đến khô da.

    • Vậy nên, dù mùa đông hay mùa hè bạn cũng nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, nên tăng cường ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh vừa bổ sung nước, lại cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể.
    • Khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn. Nên hạn chế tối đa uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein.
    • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.
    • Có thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…
    Bạn nên uống nhiều nước tránh mất nước trong cơ thể
    Bạn nên uống nhiều nước tránh mất nước trong cơ thể
    Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
    Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
  5. Khi bị cước hàng ngày trước khi đi ngủ nên dành khoảng 30 phút ngâm chân, tay vào nước muối ấm có đập vài lát gừng hoặc nhỏ vài giọt dầu nóng sẽ giúp cơ thể ấm áp, tránh được nhiều bệnh về da do lạnh gây nên. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn. Sau đó, cần lau khô và đi tất để giữ chân luôn ấm cả khi ngủ. Mọi người cần kiên trì thực hiện mới có kết quả tốt. Với những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít hoạt động thì tập thể dục giữa giờ làm bằng một số động tác tay chân và lưng là cần thiết để tăng cường tuần hoàn máu, giảm giá lạnh cho tay chân.


    Mọi người có thể áp dụng bài thuốc dân gian để chữa cước:

    • Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 5 – 15 phút.
    • Anh đào (500g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước nhiều lần sẽ đỡ, chân tay không còn lạnh.
    • Nhục quế: 12g, đinh hương: 6g, ngũ linh chi: 6g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với dầu gừng thành đám bột dẻo, ráo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị phát cước ở tay, chân kể cả những chỗ bị loét. Đắp như vậy 1 – 2 lần/ngày.
    • Gừng tươi: Dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng chân hoặc tay bị cước. Mỗi ngày làm 1-2 lần liên tục trong vòng một tuần sẽ giảm triệu chứng ngứa và nhanh khỏi.
    • Lá lốt: đem thái nhỏ, sau đó đun sôi với nước và cho thêm một chút muối. Ngâm chân và tay vào nước vừa đủ ấm khoảng 30 phút/ ngày. Cứ duy trì khoảng 5-6 ngày, sau một thời gian sẽ đỡ và khỏi dần.
    Ngâm chân bằng nước gừng
    Ngâm chân bằng nước gừng
    Quế chi
    Quế chi
  6. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy để hạn chế nguyên nhân gây ra căn bệnh này bằng một số biện pháp phòng tránh như:

    • Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da....
    • Không hút thuốc: Nên bỏ hút thuốc (nếu bạn đang hút thuốc) vì hút thuốc sẽ bị làm co mạch máu và giảm thời gian hồi phục cước.
    • Để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm..
    • Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà...
    • Đối với những người đang bị cước, khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa.
    • Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề...
    • Sử dụng các thiết bị sưởi ấm hỗ trợ cơ thể như túi chườm ấm đa năng, bồn massage để ngâm chân hoặc sử dụng ủng sưởi ấm chân để hỗ trợ thêm khi cơ thể bị lạnh, giúp phòng và tránh bệnh cước chân tay vô cùng hiệu quả.
    Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa bằng cách đeo găng tay
    Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa bằng cách đeo găng tay
    Túi chườm ấm đa năng
    Túi chườm ấm đa năng
  7. Tắm nước nóng làm tăng một protein có chức năng quan trọng trong não và tủy sống. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ 1 - 2 giờ, có thể cải thiện giấc ngủ. Tắm nước nóng có thể làm dịu các khớp cứng và mỏi cơ. Còn tắm nước lạnh có thể làm giảm viêm và giúp giảm đau.


    Việc sử dụng nước vừa đủ ấm để tắm sẽ giúp bạn xoa dịu cơn ngứa khi bị cước và nhanh hồi phục hơn. Sau khi tắm với nước ấm, bạn hãy chú ý ngâm tay chân vào nước đủ ấm đã được pha thêm gừng và muối từ khoảng 5-10 phút. Việc này giúp bạn vừa luôn giữ ấm được cơ thể, vừa hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tăng cường giúp lưu thông máu.

    Tắm bằng nước ấm
    Tắm bằng nước ấm
    Tắm bằng nước ấm
    Tắm bằng nước ấm




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy