Top 10 Cách để dậy sớm vào mỗi buổi sáng hiệu quả nhất

Vũ Việt 582 0 Báo lỗi

Dậy sớm vào buổi sáng hẳn là không hề dễ dàng với rất nhiều người đặc biệt là những người hay ngủ nướng, nhất là khi trời đang trở đông thì việc dậy sớm lại là ... xem thêm...

  1. Top 1

    Giữ đầu óc thoải mái trước khi đi ngủ

    Bạn cần phải tập cho mình thói quen không làm việc, không xem phim trước khi ngủ từ 30 đến 40 phút, bạn có thể lên giường nằm nhắm mắt lại có như thế đầu óc bạn mới thảnh thơi không phải suy nghĩ căng thẳng về công việc hay bất cứ gì khác nữa, lúc đó bạn ngủ sẽ ngon và sâu giấc hơn, khi hôm sau dậy không bị mệt mỏi. Làm cho nó trở thành một thói quen thiền định hoặc nghỉ ngơi 20-30 phút trước khi đi ngủ.


    Bạn không nên làm việc hoặc xem tivi trước khi đi ngủ. Bởi nếu bạn làm việc hoặc xem tivi như thế, đầu óc của bạn vẫn tiếp tục hoạt động, nó sẽ làm bạn khó ngủ, giấc ngủ của bạn sẽ không sâu và thoải mái nhất có thể và bạn sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi căng thẳng, khi bạn chú tâm vào quá nhiều thứ cùng một lúc, bạn luôn có cảm giác mình thiếu thời gian. Đó là lúc đầu óc đang thở hồng hộc, đang bị vắt kiệt sức. Song nếu bạn để thả lỏng đầu óc, để nó tập trung vào một thứ gì đó ở hiện tại như là hơi thở, nó sẽ được thư giãn, được nạp lại năng lượng.

    Bạn sống mỗi ngày 24h, giống như đầu óc chạy bộ 24km vậy. Chưa kể là cứ gặp thêm một vấn đề nào đó khiến bạn lo lắng, thì đầu óc sẽ phải gánh thêm một cục tạ 1kg. Giống như đi đường dài, thi thoảng chúng ta phải ghé vào quán nước (hoặc bờ ruộng nào đó) nghỉ chân để trở nên tỉnh táo. Đầu óc bạn cũng cần có những chặng nghỉ, những giây phút tĩnh lặng nhất sẽ làm cho bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn và đó là cách bạn sẽ dậy được sớm hơn mỗi ngày.

    Giữ đầu óc thoải mái trước khi đi ngủ
    Giữ đầu óc thoải mái trước khi đi ngủ
    Giữ đầu óc thoải mái trước khi đi ngủ
    Giữ đầu óc thoải mái trước khi đi ngủ

  2. Top 2

    Hãy nghĩ về những điều đặc biệt đang chờ đợi bạn ở sáng mai

    Đây chính là động lực thúc đẩy bạn dậy sớm, có thể ngày mai là ngày bạn hẹn hò với người ấy, hoặc là ngày mai bạn có hẹn đi chơi với bạn bè chẳng hạn,... trước khi đi ngủ bạn hãy nhớ tới những điều đang chờ đợi bạn, chắc chắn rằng bạn sẽ chủ động dậy sớm mà không cần báo thức. "Làm sạch tâm trí cho một giấc ngủ ngon là rất quan trọng đối với nhiều người thành công. Thường thì họ sẽ dành thời gian để viết ra một danh sách bất kỳ những việc cần giải quyết vào ngày hôm sau. Vì vậy tâm trí của họ sẽ được thư giãn và không phải bận tâm suy nghĩ những điều đó vào ban đêm nữa", Kerr nói.

    Kenneth Chenault, cựu CEO của American Express, cũng đã áp dụng cách thức này. Ông có thói quen viết ra ba điều ông muốn hoàn thành vào ngày hôm sau, mỗi tối trước khi đi ngủ. Mục tiêu là việc bạn cần làm và nỗ lực làm để hoàn thành. Chúng vừa là áp lực vừa là động lực. Chẳng hạn, hãy nghĩ tới việc dậy sớm chạy bộ để giảm cân và quyết tâm tháng tới có thể diện những chiếc váy bó sát người hay đến phòng tập gym để trong vòng vài tháng sẽ sở hữu được cơ thể cường tráng.

    Khi thoải mái, bạn cũng sẽ ngủ ngon giấc hơn, không còn phiền muộn bởi công việc nữa. Hãy để những việc lựa chọn trang phục, chuẩn bị sổ sách… trước khi đi làm được lên kế hoạch sẵn từ tối hôm trước. Buổi sáng là khoảng thời gian bạn cần tập thể dục, khởi động lại bản thân với một tách cà phê chứ không phải lo nghĩ hôm nay mình sẽ mặc gì hay phải đem theo những gì khi ra ngoài. Có thói quen chuẩn bị trước những thứ cần thiết vào sáng mai giúp bạn dễ ngủ hơn vì chẳng phải lo âu quá nhiều. Hãy nghĩ điều đặc biệt đang đợi bạn hay bất cứ một điều nào đó khiến bạn hào hứng vào ngày mai.

    Hãy nghĩ về những điều đặc biệt đang chờ đợi bạn ở sáng mai
    Hãy nghĩ về những điều đặc biệt đang chờ đợi bạn ở sáng mai
    Hãy nghĩ về những điều đặc biệt đang chờ đợi bạn ở sáng mai
    Hãy nghĩ về những điều đặc biệt đang chờ đợi bạn ở sáng mai
  3. Top 3

    Không ăn trước khi đi ngủ

    Bạn biết đấy có nhiều người dù có cố gắng thế nào cũng không dậy sớm được, nhưng ai cũng có những điểm yếu nhất định, đa số mọi người sẽ chỉ chịu khuất phục bởi "bao tử" của mình. Mục đích các bạn không ăn trước lúc ngủ để khi sáng nếu bạn lười không dậy thì chính "bao tử" của bạn sẽ đánh thức được bạn dậy. Ngược lại nếu bạn ăn khi ngủ thì hôm sau bạn không cảm thấy đói rất khó để đánh thức được bạn.


    Thay vào đó bạn có thể uống một cốc nước sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đã từng đi ngủ với cảm giác quá no, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn ăn thức ăn nặng hoặc cay, vì cả hai đều làm tăng nguy cơ trào ngược a xít và chứng ợ nóng. Nếu bạn phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn. Ăn nhẹ trước lúc đi ngủ có thể kích thích chứng hồi lưu các thức ăn từ bao tử lên thực quản. Đó cũng là nguyên nhân của chứng ợ nóng trong khi ngủ.


    Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Không nên ăn bất cứ thứ gì sau 7 giờ tối. Đồng thời, tránh uống cafe, trà đen hoặc thức uống có cồn 6-7 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn ăn trước khi đi ngủ, năng lượng tăng thêm sẽ cần cho hệ thống tiêu hóa của bạn, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ giảm đi và bạn sẽ thức dậy mệt mỏi vào buổi sáng hôm sau. Bởi vậy cần tránh ăn trước khi đi ngủ, để có một giấc ngủ ngon lành và bạn sẽ thấy thoải mái khi dậy vào buổi sáng hôm sau nhé.

    Không ăn trước khi đi ngủ
    Không ăn trước khi đi ngủ
    Không ăn trước khi đi ngủ
    Không ăn trước khi đi ngủ
  4. Top 4

    Thay đổi niềm tin về việc dậy sớm

    Nhiều người vẫn đang có quan niệm sai lầm là càng ngủ nhiều thì càng tốt cho sức khỏe, nhưng các bạn biết đấy thực tế thì không phải như vậy, thậm chí ngủ nhiều còn có hại hơn là lời, làm cơ thể uể oải, mệt mỏi hơn... chính vì thế mỗi ngày ngủ khoảng 6 giờ là đủ cơ thể sẽ thoải mái hơn đặc biệt thời gian thừa bạn có thể làm được nhiều việc hữu ích hơn như rèn luyện thể thao, thư giãn nghe nhạc.


    Chúng ta vốn không muốn dậy sớm mà chỉ muốn có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, việc dậy sớm không tự nhiên tạo ra thêm vài giờ đồng hồ trong ngày. Lượng thời gian này phải bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, thường là nhờ bạn đi ngủ sớm. Hầu hết mọi người tin rằng họ cần ngủ từ 8 đến 9 giờ để ngủ mỗi ngày để “thực hiện chức năng” một cách đúng đắn. Quên con số ấy đi. Thay đổi suy nghĩ của bạn và nói với bản thân sau một thời gian ngắn để thích nghi bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy khỏe khoắn với 6 giờ để ngủ mỗi ngày và đó không phải vấn đề lớn để thức dậy lúc 5 giờ sáng.


    Thói quen ngủ quá ít có thể để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không có nghĩa là bạn ngủ nhiều thì sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Ngủ nhiều có tốt không? Thực tế, hiện tượng ngủ nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ của bạn mà còn khiến bạn gặp vấn đề về tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Bạn nên biết những tác hại của ngủ nhiều để điều chỉnh lại thời gian ngủ hàng ngày nhằm có sức khỏe tốt hơn nhé.

    Thay đổi niềm tin về việc dậy sớm
    Thay đổi niềm tin về việc dậy sớm
    Thay đổi niềm tin về việc dậy sớm
    Thay đổi niềm tin về việc dậy sớm
  5. Top 5

    Bật đèn tỏa ra mùi thơm

    Phòng ngủ là nơi bạn nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đó cũng là nơi giúp bạn tái tạo năng lượng để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Bởi vậy, phòng ngủ cần phải có một không gian thoáng đãng, có một mùi thơm dịu nhẹ. Việc kết hợp hương thơm mà bạn thích vừa giúp cho gian phòng được ngập tràn trong hương thơm dễ chịu, vừa giúp bạn thấy thoải mái, thư giãn hơn, khi đó bạn sẽ chìm vào giấc ngủ ngon, sâu hơn và thức dậy với tâm trạng thoải mái nhất có thể.


    Hiện nay có rất nhiều những loại thảo dược có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu và tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tận dụng vỏ cam, quýt có sẵn trong nhà hoặc các loại lá dễ tìm, dễ mua như lá xả, lá bạc hà,… để làm túi thơm. Quế cũng là một hương liệu rất thơm thường được sử dụng trong các món ăn. Ngoài ra, quế cũng là nguyên liệu rất hiệu quả làm thơm và khử mùi ẩm mốc phòng kín. Bạn hãy cuộn những thanh quế nhỏ xung quanh cây nến. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy đốt nến tầm 5 phút. Nến cháy, hương quế cũng tỏa ra rất thơm và dễ chịu.


    Bạn cũng có thể sử dụng một vài mảnh quế nhỏ cùng quả thông trong một cái lọ thủy tinh và để nắp mở. Hương thơm từ đó sẽ bay ra, mùi hôi trong phòng ngủ cũng dần biến mất. Sử dụng sáp thơm là một cách phổ biến mà nhiều người hay dùng để làm thơm phòng ngủ tự nhiên. Bạn nên sử dụng những lọ sáp có mùi hương nhẹ nhàng. Mùi thơm từ sáp tỏa ra sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Hiện nay có nhiều loại đèn ngủ như vậy chẳng hạn như đèn tinh dầu, bạn có thể tự lựa chọn theo sở thích của mình nhé.

    Bật đèn tỏa ra mùi thơm
    Bật đèn tỏa ra mùi thơm
    Bật đèn tỏa ra mùi thơm
    Bật đèn tỏa ra mùi thơm
  6. Top 6

    Để cửa sổ mở khi ngủ

    Mục đích là khi ngủ để thuận tiện cho việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều so với ngủ ở trong phòng kín. Hơn nữa mỗi buổi sáng khi mặt trời xuất hiện từng ánh nắng len qua cửa sổ đến với bạn là lời mời gọi hết sức quấn hút để bạn bắt đầu ngày mới. Các nhà khoa học cho rằng một căn phòng ngủ được thông gió có thể làm giảm lượng carbon dioxide (CO2) và giúp bạn ngủ ngon hơn.


    Cùng với nhiệt độ phòng ngủ, đây là một nhân tố giúp ta có giấc ngủ sâu hơn. Các tác giả cũng nhận thấy sự giảm của carbon dioxide khi cửa sổ và cửa ra vào được mở ra góp phần giảm số lần bị đánh thức và tăng hiệu quả của giấc ngủ. Không có gì thích thú bằng việc chìm vào giấc ngủ trong một khung cảnh mát mẻ và sảng khoái. Tuy nhiên, tác dụng thư giãn của không khí trong lành này không chỉ có trong đầu bạn. Một số nhà khoa học tin rằng có thể có mối liên hệ giữa không khí mát mẻ trong lành và sự thư thái giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn.


    Trong các nghiên cứu này, carbon dioxide được sử dụng như là một chỉ số báo về mức độ thông gió. Từ mức CO2 chúng ta có thể có một cái nhìn khá rõ ràng về mức độ thông gió và nếu mức độ thông gió không đủ tốt thì sẽ chỉ ra rằng có thể có những nguy cơ gây ô nhiễm khác trong nhà. Thường xuyên mở cửa sổ sẽ giúp thông gió, đón không khí tự nhiên, hữu ích cho sức khỏe. Giữ cho cửa sổ của bạn luôn mở là cách tuyệt vời để đưa lịch ngủ tự nhiên của bạn trở lại đúng hướng. Bạn chọn giờ ngủ, khi ánh nắng tràn vào cửa sổ, bạn dễ thức dậy khỏe mạnh và tỉnh táo.

    Để cửa sổ mở khi ngủ
    Để cửa sổ mở khi ngủ
    Để cửa sổ mở khi ngủ
    Để cửa sổ mở khi ngủ
  7. Top 7

    Đặt đồng hồ báo thức ra xa giường ngủ

    Khi đi ngủ bạn biết mình rất dễ ngủ quên vì thế đồng hồ báo thức là công cụ hết sức hữu ích, tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của nó bạn cần đặt đồng hồ ra xa giường ngủ của bạn miễn bạn vẫn nghe thấy chuông báo là được, bởi lẽ khi bạn đã thèm ngủ đồng hồ bên cạnh bạn sẽ với tay tắt luôn không do dự, để ở xa bạn buộc phải dậy để tắt khi đó đồng hồ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.


    Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bị đồng hồ báo thức làm giật mình tỉnh dậy, nhất là ở khoảng cách gần, chuông báo thức lớn, có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, gây căng thẳng, giảm chất lượng giấc ngủ, huyết áp cao. Tốt nhất, bạn nên để đồng hồ báo thức cách xa giường ít nhất 1.8m, vừa an toàn, vừa có động lực để dậy tắt báo thức đi dễ dàng hơn. Để không gây hại cho sức khỏe vì tiếng chuông báo thức, chúng ta cần "bỏ túi" những mẹo thức dậy bằng đồng hồ sinh học của cơ thể.

    Tuy nhiên, trước khi từ bỏ hoàn toàn tiếng chuông báo thức thì bạn vẫn cần sử dụng chúng trong một thời gian. Thứ nhất, ngủ sớm và ngủ đủ. Chẳng hạn nên ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng, vì trạng thái muốn ngủ sau khi báo thức reo chứng tỏ ngủ không đủ giấc. Thứ hai, cần đặt chuông báo thức vào một giờ cố định với âm lượng vừa đủ nghe và đặt đồng hồ càng xa càng tốt, miễn bạn nghe được tiếng chuông. Như vậy, bạn sẽ phải ra khỏi giường để tắt chuông báo thức và sẽ rất khó ngủ trở lại. Thủ thuật đơn giản này sẽ đảm bảo rằng bạn không bị mắt nhắm mắt mở tắt báo thức và quay lại ngủ tiếp.

    Đặt đồng hồ báo thức ra xa giường ngủ
    Đặt đồng hồ báo thức ra xa giường ngủ
    Đặt đồng hồ báo thức ra xa giường ngủ
    Đặt đồng hồ báo thức ra xa giường ngủ
  8. Top 8

    Đặt báo thức bằng bản nhạc yêu thích

    Nghiên cứu chỉ ra rằng những âm điệu chói tai, gay gắt bạn sử dụng để đánh thức mình có thể chống lại bạn và làm bạn mệt mỏi hơn. Ngược lại, tiếng chuông báo thức du dương hơn có thể giúp bạn tỉnh táo hơn. Thức dậy vào sáng sớm để chuẩn bị cho một ngày mới chưa bao giờ là một trong những kĩ năng được nhiều người yêu thích trong lịch sử nhân loại. Điều này sẽ tạo ra một sức hút cho bạn thức dậy nhanh chóng, khi bản nhạc vang lên có thể bạn sẽ bật dạy nhảy nhót theo điệu nhạc chẳng hạn, nhưng bạn lưu ý khi chọn lựa bài hát, nên chọn những bài sôi động mạnh mẽ, tránh lựa những bài nhẹ nhàng rất dễ làm cho bạn buồn ngủ thêm.


    Tiến sỹ Stuart McFarlane, Đại học RMIT, Úc cho biết nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng những âm thanh có giai điệu du dương hơn giúp cho mọi người tỉnh táo hơn. Giai điệu du dương được coi là giai điệu có ít nhất 2 nốt, thời gian và trình tự các nốt kết nối với nhau. Nó tương tự như phần giới thiệu, intro của nhiều bản nhạc hiện nay. Các tiếng chuông báo thức mặc định thường giống như tiếng chuông đồng hồ, lặp đi lặp lại một nốt nhạc.

    Tiến sỹ McFarlane đưa ra giả thuyết rằng chính sự thăng trầm của các nốt khác nhau trong các điệu nhạc du dương giúp tập trung sự chú ý của chúng ta. Đặt chuông báo thức bằng một đoạn bài hát du dương theo nghiên cứu có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn khi ngủ dậy. Bởi vậy bạn hãy chọn những bản nhạc yêu thích, nhẹ nhàng đặt làm chuông báo thức đảm bảo rằng bạn sẽ rất thoải mái khi thức dậy cùng nó. Hãy thử thực hiện cách này nhé.

    Đặt báo thức bằng bản nhạc yêu thích
    Đặt báo thức bằng bản nhạc yêu thích
    Đặt báo thức bằng bản nhạc yêu thích
    Đặt báo thức bằng bản nhạc yêu thích
  9. Top 9

    Không ngủ nướng

    Ngủ dậy quá muộn sẽ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học của mỗi người. Đồng thời cũng sẽ phá vỡ nhịp sinh học của những cơ quan trong cơ thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thậm chí có thể gây trầm cảm. Ngủ nướng đang là thói quen xấu của rất nhiều người, khi báo thức vang lên bạn ngay lập tức tắt và ngủ thêm một chút, có thể lúc đó bạn sẽ nghĩ rằng ngủ thêm một chút rồi dậy cũng chẳng sao, nhưng bạn biết đấy bạn làm thế được một lần thì lần sau bạn sẽ làm thế tiếp cứ như vậy nhiều lần gộp lại kết quả bạn cũng đoán ra được rồi đó.


    Bạn biết đấy ngủ nướng sẽ khiến não phải tiêu hao rất nhiều oxy, khiến tổ chức não xuất hiện triệu chứng “thiếu dinh dưỡng” tạm thời. Triệu chứng này kéo dài có thể làm tổn thương trí nhớ và thính lực. Ngủ nướng mùa Đông thường gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy do nhịp sinh học bị phá vỡ, các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cùng với đó, việc nằm một chỗ quá lâu, nhất là vào buổi sáng, quãng thời gian cơ thể cần vận động sẽ gây đau nhức các cơ bắp. Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho...


    Các nhà khoa học tin rằng điều này là do sự tác động của việc ngủ lên chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một chất có khả năng giữ cho đầu óc thăng bằng và thư giãn. Tác động gây rối loạn giấc ngủ ban đêm dẫn đến đau đầu vào buổi sáng.
    Bạn cần tự mình luyện tập khắc phục thói quen này hàng ngày, chắc chắn sẽ có kết quả nếu bạn quyết tâm.

    Không ngủ nướng
    Không ngủ nướng
    Không ngủ nướng
    Không ngủ nướng
  10. Top 10

    Không thức khuya, khi buồn ngủ bạn hãy đi ngủ

    Bạn cần sắp xếp công việc của mình một cách phù hợp nhất tránh tình trạng thức khuya kéo dài làm cho bạn mệt mỏi, thì sớm hôm sau bạn khó có thể dậy sớm được. Tốt nhất là khi bạn cảm thấy buồn ngủ bạn có thể đi ngủ ngay, vì khi đó nếu bạn có cố làm cũng không hiệu quả, ngược lại bạn đi ngủ sẽ ngủ rất sâu, sáng dậy là một ngày tươi sáng với tâm trạng thoải mái đợi bạn. Hãy cố gắng kết thúc công việc trước 11 giờ đêm để lên giường tận hưởng giấc ngủ ngon lành, chắc chắn bạn sẽ thấy khỏe mạnh và hạnh phúc, yêu đời hơn rất nhiều.


    Nếu thức quá khuya thì cho dù dậy muộn vào sáng hôm sau bạn cũng vẫn không thể tỉnh táo và tràn đẩy năng lượng như khi bạn ngủ sớm và dậy sớm. Bởi khoảng thời gian ngủ ban đêm rất quan trọng cho việc "tái tạo" và "sửa chữa" cơ thể. Hơn nữa, thói quen làm việc hoặc thức đêm có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Và khi đã bị khó ngủ thì bạn cũng sẽ khó có được một giấc ngủ sâu. Một giấc ngủ sớm hơn và đủ giấc sẽ giúp bạn không cần phải dùng đến cà phê để giữ cho tinh thần minh mẫn nữa.


    Duy trì thói quen ngủ sớm sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, tinh thần tỉnh táo vào sáng sớm hôm sau. Khi cơ thể đã quen với thói quen ngủ lành mạnh, việc ngủ và thức dậy sớm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các thói quen có lợi cho đồng hồ sinh học giúp bạn sảng khoái tràn đầy năng lượng khi thức dậy. Hãy tập ngủ sớm để khi đồng hồ báo thức, bạn không còn ngái ngủ. Tập thói quen ra khỏi phòng ngủ ngay sau khi thức dậy để không bị cám dỗ trở lại giấc ngủ.

    Không thức khuya, khi buồn ngủ bạn hãy đi ngủ
    Không thức khuya, khi buồn ngủ bạn hãy đi ngủ
    Không thức khuya, khi buồn ngủ bạn hãy đi ngủ
    Không thức khuya, khi buồn ngủ bạn hãy đi ngủ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy