Top 7 Cách tự nhiên giúp bạn giảm đau ngực trước kỳ kinh

Nguyễn Thu Hường 80 0 Báo lỗi

Đau ngực là hiện tượng bình thường diễn ra trước kỳ kinh nguyệt, xảy ra vào khoảng thời gian rụng trứng, đó là khi buồng trứng phóng thích trứng để thụ tinh. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Mặc áo ngực thoải mái

    Áo ngực độn có thể gây kích ứng da và không tốt khi bạn mặc lâu dài. Để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do đau ngực trước khi hành kinh, bạn nên mặc chiếc áo ngực hỗ trợ. Bạn cũng có thể mặc áo không gọng và có kích thước thoải mái một chút so với vòng ngực của bạn vào những ngày mệt mỏi.


    Nhiều chuyên gia cũng đề xuất bạn nên chọn kích thước áo ngực lớn hơn kích thước thông thường. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp bạn bị sưng ngực tại thời điểm trước ngày hành kinh. Bạn nên chọn những chiếc áo ngực với chất liệu mềm, có thể co giãn và dễ chịu để cơ thể được thoải mái nhất.


    Mặc áo ngực thoải mái
    Mặc áo ngực thoải mái
    Mặc áo ngực thoải mái
    Mặc áo ngực thoải mái

  2. Top 2

    Massage ngực giảm đau

    Bạn có thể massage ngực nhẹ nhàng để giúp ngực giảm đau bằng những tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, dầu mù tạt… Massage ngực sẽ làm tăng lượng bạch huyết và lưu lượng máu di chuyển tới ngực, giúp vùng ngực mềm mịn và đàn hồi hơn. Hơn nữa, thói quen massage ngực thường xuyên cũng sẽ giúp vòng ngực của bạn quyến rũ hơn.


    Bạn có thể massage ngực của mình bằng những bước sau:

    • Xoa hai bàn tay vào nhau để tay có độ ấm và mềm hơn vì bàn tay khô và lạnh có thể gây kích ứng da của bạn.
    • Nhẹ nhàng xòe các ngón tay của hai bàn tay và đặt lên hai ngực.
    • Massage ngực vào trong theo chuyển động tròn. Tay phải của bạn nên di chuyển theo chiều kim đồng hồ và tay trái nên di chuyển ngược chiều kim đồng hồ.
    • Bạn đưa tay chuyển động nhẹ nhàng massage ngực, mỗi lần xoa ngực sẽ kéo dài trong vài giây. Tránh chạm vào núm vú. Nếu bạn cảm thấy đau ở vú, thì hãy giảm áp lực lại.
    • Bạn massage ngực ít nhất năm phút và không quá 15 phút. Hãy thực hiện 2 lần massage ngực/1 ngày trong ít nhất một tháng nếu bạn muốn kết quả nhanh hơn.
    Massage ngực giảm đau
    Massage ngực giảm đau
    Massage ngực giảm đau
    Massage ngực giảm đau
  3. Top 3

    Chườm nóng hoặc lạnh

    Chườm nóng là một liệu pháp có thể giúp bạn cải thiện lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể khi nhiệt độ tăng. Chườm nóng vùng ngực có thể giúp làm dịu sự khó chịu và chữa lành những cơn đau.


    Bạn lấy khăn bông loại mềm thấm vào nước nóng và sau đó chườm lên bầu vú. Bạn cũng có thể cho nước ấm vào bình sữa rồi dùng khăn mỏng quấn quanh chai rồi chườm từ dưới bầu vú lên đầu ti. Tương tự như vậy, bạn có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô, túi sưởi ấm để chườm vào vùng ngực bị đau trong vòng 15 – 20 phút. Bạn lưu ý không nên sử dụng chườm nóng khi mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu hay đa xơ cứng. Nếu bị bệnh tim hoặc cao huyết áp, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp nhiệt.


    Bạn cũng có thể chườm lạnh để ngăn ngừa giảm đau ngực trước kỳ kinh bằng cách sử dụng túi nước đá hoặc gói gel đông lạnh bọc trong khăn và chườm lên ngực. Bạn chỉ nên sử dụng chườm lạnh trong tối đa 15 phút và không chườm trực tiếp lên da mà hãy quấn các sản phẩm này trong một tấm khăn để không làm tổn thương da, mô hay thần kinh.


    Chườm nóng hoặc lạnh
    Chườm nóng hoặc lạnh
    Chườm nóng hoặc lạnh
    Chườm nóng hoặc lạnh
  4. Top 4

    Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Để giảm tình trạng đau ngực, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa caffeine, xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng ngực sưng và đau.


    Trong giai đoạn hành kinh, bạn nên bổ sung cho cơ thể những sản phẩm từ cá. Đồng thời, bạn cũng nên ăn các loại đậu, các loại hạt, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, dầu ô liu. Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, đậu lăng…cũng có thể cân bằng estrogen được sản xuất trong cơ thể để điều trị chứng đau ngực cho chị em.


    Bạn cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung dưỡng chất có thể giúp ích cho tình trạng đau tức ngực. Tăng cường thêm vitamin và khoáng chất như vitamin E, vitamin B6 và magie sẽ làm giảm bất kỳ cơn đau nào mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng nên bổ sung sắt và axit folic (vitamin B9), do dự trữ sắt thấp vì bị mất máu trong các kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến thường xuyên mệt mỏi trong chu kỳ.

    Điều chỉnh chế độ ăn uống
    Điều chỉnh chế độ ăn uống
    Điều chỉnh chế độ ăn uống
    Điều chỉnh chế độ ăn uống
  5. Top 5

    Tập thể dục nhẹ nhàng

    Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao hoặc duy trì sự vừa vặn của cơ thể và sức khỏe nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm một vài lý do khác nhau. Những lý do này bao gồm sức mạnh cơ bắp, hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng thể thao, giảm và duy trì cân nặng, và sở thích.


    Để giảm tình trạng đau ngực trước kỳ kinh, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga hay hít thở. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.


    Bạn lưu ý không nên tập thể dục quá sức vào những ngày đau ngực như tập cardio cường độ cao, chạy bộ nhanh… Những hoạt động này sẽ làm gia tăng tình trạng mệt mỏi của cơ thể.

    Tập thể dục nhẹ nhàng
    Tập thể dục nhẹ nhàng
    Tập thể dục nhẹ nhàng
    Tập thể dục nhẹ nhàng
  6. Top 6

    Dành thời gian thư giãn toàn thân

    Khi mệt mỏi do sắp có kinh, bạn nên để cơ thể được thư giãn để tái tạo lại năng lượng. Những liệu pháp giúp thư giãn toàn thân là tắm nước ấm, xông hơi hoặc đi spa.


    Bạn cũng nên sắp xếp công việc để bản thân không bị stress và ngủ đủ giấc để cơ thể không bị quá kiệt sức vào những ngày sắp có kinh.

    Dành thời gian thư giãn toàn thân
    Dành thời gian thư giãn toàn thân
    Dành thời gian thư giãn toàn thân
    Dành thời gian thư giãn toàn thân
  7. Top 7

    Lưu ý khi sử dụng thuốc

    Trước đây, các loại thuốc như Danazol và Bromocriptine (hoạt động như một chất ức chế tuyến yên) được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau vú. Tuy nhiên, chúng có tác dụng phụ như làm thay đổi trong giọng nói (khàn tiếng), mọc lông bất thường trên cơ thể, tăng cân nhanh chóng… Vì vậy bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc này và đi khám khi thấy có những triệu chứng bất thường để được tư vấn từ bác sĩ.


    Đau vú hay đau ngực trước kỳ kinh là tình trạng thường gặp của các chị em phụ nữ. Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến đau vú đều là các nguyên nhân lành tính và không liên quan đến ung thư vú. Tuy nhiên, bạn nên gặp ngay bác sĩ, nếu có những dấu hiệu khác thường như: chỉ đau một bên ngực; phát hiện các khối cứng, cấn trong ngực; đầu nhũ sưng cứng, có khi chảy dịch. Đây là những hiện tượng liên quan đến ung thư vú hoặc viêm nhiễm hạch bạch huyết. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên được tư vấn chuyên môn ở bệnh viện càng sớm càng tốt để có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả.

    Lưu ý khi sử dụng thuốc
    Lưu ý khi sử dụng thuốc
    Lưu ý khi sử dụng thuốc
    Lưu ý khi sử dụng thuốc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy