Top 8 Cách xử lý khi bị điện giật, những nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng bình nóng lạnh

Hoàng Thu Thuỷ 24 0 Báo lỗi

Để không còn những tai nạn thương tâm vì điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn khi sử dụng bình nóng ... xem thêm...

  1. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh, và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người dân về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những "họa" lớn cho chính mình.


    Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc đang tắm. Thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước.


    Chính việc cắm điện liên tục khiến cho dây may so, dây dẫn... có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây máy so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn, bong tróc hoặc bị hỏng sẽ dẫn đến hiện tượng rò điện.


    Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng "hồn nhiên" tắm nóng, tắm lạnh mà không để ý đến sự "già nua" của bình nóng lạnh. Thực tế, trong quá trình sử dụng, các thiết bị đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây ra rò điện ví dụ dây điện được lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu ngày nên vỏ dây giòn, rỉ và gây rò điện.

    Một trường hợp nữa là chiếc gioăng cao su cách điện nối giữa dây may so, vỏ bình và dây dẫn điện có thể bị nứt, bong tróc gây thấm nước dẫn điện ra bên ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng... Bạn cũng nên biết nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn so với sử dụng nước sạch.

    Những quan niệm sai lầm trong sử dụng bình nóng lạnh
    Những quan niệm sai lầm trong sử dụng bình nóng lạnh
    Những quan niệm sai lầm trong sử dụng bình nóng lạnh
    Những quan niệm sai lầm trong sử dụng bình nóng lạnh

  2. Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở (dây mayso). Thường các bình nóng lạnh hiện nay có cảm biến bên trong nên người dùng có thể xoay nút để đặt nhiệt độ làm nóng và bình sẽ tự ngắt khi đạt đến nhiệt độ nhất định.


    Ngoài ra, tai nạn xảy ra cũng có thể do bình sử dụng đã lâu khiến lớp vỏ bên ngoài của dây dẫn bị nứt, nước thấm vào trong nên nhiễm điện.Những tai nạn bị điện giật do bình nóng lạnh thường xảy ra khi bình có hiện tượng bị rò điện: Đó là khi dây điện trở chạm vỏ bên ngoài khiến điện bị rò ra vỏ rồi truyền vào nước.


    Lý do dẫn đến hiện tượng rò điện này có thể tại lỗi của nhà chế tạo đã đặt dây mayso không ở vị trí trung tâm, quá gần vỏ hoặc do quá trình sử dụng lâu dây bị biến dạng, lớp bột cách điện giữa dây và vỏ bị biến dạng, làm cho dây mayso bị chạm ra vỏ, hoặc đệm cách điện ở đầu dây bị hỏng.

    Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
    Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
    Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
    Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
  3. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh:

    • TUYỆT ĐỐI phải tắt bình nóng lạnh trước khi tắm kể cả gia đình bạn đã trang bị bộ chống giật hay bình nóng lạnh mới mua
    • Không nên sử dụng bình nóng lạnh đã cũ, nếu muốn mua cũ cần gọi thợ kiểm tra bình trước khi mang về.
    • Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh bình nóng lạnh
    • Không bật bình nóng lạnh 24/24
    • Trước khi tắm nên bật từ 15p, sau đó ngắt đi để dùng
    • Thường xuyên dùng bút thử điện để kiểm tra các vật dụng có khả năng dẫn điện trong phòng tắm
    • Giữ nhà tắm luôn khô ráo, không để chân tiếp đất trực tiếp với nền gạch
    • Ngắt cầu dao điện trong trường hợp khẩn cấp, tuyệt đối không tự ý sửa chữa điện
    Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
    Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
    Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
    Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
  4. Các bác sĩ cho biết, khi thấy người bị giật điện trong nhà tắm, không nên lao vào cứu ngay mà phải ngắt cầu dao điện trước. Bởi nếu ngay lúc đó mà xông tới, chạm vào người nạn nhân thì có thể nguồn điện vẫn tiếp xúc với nạn nhân sẽ gây giật cho người đến cứu.


    Sau khi đã ngắt cầu dao nhà tắm hoặc cầu dao tổng, hãy dùng những vật liệu không dẫn điện như gậy tre, gỗ, nhựa khô để kéo nạn nhân ra khỏi nơi tiếp xúc với nước đang nhiễm điện. Đưa được nạn nhân ra nơi khô ráo, kiểm tra xem nạn nhân còn thở, cử động hay không. Nếu không thấy các dấu hiệu này, nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi cho nạn nhân.


    Cụ thể, đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nạn nhân thấp hơn so với chân rồi hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực (dùng 2 bàn tay chồng lên nhau đặt vào vị trí 1/3 dưới xương ức rồi ấn mạnh lồng ngực kịp thời). Cứ thổi một lần thì bóp tim 4 lần, làm cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở trở lại. Khi thấy nạn nhân thở trở lại thì lập tức đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

    Cách xử trí khi bị điện giật trong nhà tắm
    Cách xử trí khi bị điện giật trong nhà tắm
    Cách xử trí khi bị điện giật trong nhà tắm
    Cách xử trí khi bị điện giật trong nhà tắm
  5. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình vì tắm vòi hoa sen mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên để phòng tránh các yếu tố rủi ro do bình nóng lạnh, bạn nên tập thói quen xả nước nóng vào xô, chậu rồi mới sử dụng nhất là khi tắm cho trẻ nhỏ.


    Thực tế vòi hoa sen thường kết nối trực tiếp với bình nóng lạnh, với vị trí ở trên cao và rất khó điều chỉnh nhiệt độ, việc vô tình gạt tay vào cần điều chỉnh có thể gây bỏng cho người sử dụng. Mặt khác, nếu bình nóng lạnh bị rò rỉ điện thì việc tắm bắng chậu cũng hạn chế tối đa tai nạn.


    Việc tắm nước nóng đúng cách vào mùa đông có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên cần chú ý những mẹo sau đây để việc tắm vào mùa lạnh an toàn hơn:

    • Chú ý đến nhiệt độ của nước
    • Giảm thời gian tắm
    • Tránh xa những loại xà phòng có tính tẩy mạnh
    • Chọn thời điểm tắm thích hợp và an toàn
    Không nên tắm nước nóng bằng vòi sen
    Không nên tắm nước nóng bằng vòi sen
    Không nên tắm nước nóng bằng vòi sen
    Không nên tắm nước nóng bằng vòi sen
  6. Bình nóng lạnh khi sản xuất đa số đều có bộ phận chống giật và tự động ngắt điện khi nhiệt độ đủ nóng. Tuy nhiên nhiều loại bình nóng lạnh đã qua sử dụng hoặc sử dụng lâu năm bị xuống cấp có thể gây nguy hiểm cho gia đình bạn.


    Nhiều gia đình có thói quen bật bình nước nóng cả ngày để tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên đây là một thói quen vừa gây nguy hiểm cho người sử dụng vừa giảm tuổi thọ của bình, làm tăng nguy cơ rò rỉ điện và tăng mức tiêu thụ điện.


    Để đảm bảo nước nóng vào mùa đông cũng như đảm bảo sự an toàn trong sử dụng, các gia đình nên chú ý chọn loại bình có dung tích lớn, chỉ cần bật một vài lần là đủ nước sử dụng cả ngày. Ngoài ra, trước khi tắm nên bật bình nước nóng và đợi từ 15-20 phút sau đó tắt đi mới được phép sử dụng

    Không bật bình nước nóng cả ngày
    Không bật bình nước nóng cả ngày
    Không bật bình nước nóng cả ngày
    Không bật bình nước nóng cả ngày
  7. Mặc dù nhiều gia đình có trang bị thiết bị cảnh báo chống giật, tuy nhiên các kỹ thuật viên có kinh nghiệm cho rằng phương pháp này chưa an toàn tuyệt đối. Để nâng cao an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh, các gia đình nên ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng. Không vừa tắm vừa bật nóng lạnh, dễ xảy ra tai nạn trong quá trình sử dụng.


    Trong thực tế đã có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra do bị rò rỉ điện khi vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh. Dù bạn có chắc chắn đã trang bị thiết bị chống giật hay bình nóng lạnh mới mua thì cũng nên học thói quen ngắt các nguồn điện trước khi sử dụng.

    Ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng
    Ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng
    Ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng
    Ngắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng
  8. Ngoài việc chú ý đến cách sử dụng bình nóng lạnh thì việc kiểm tra và vệ sinh bình định kỳ cũng là một phương pháp đảm bảo việc sử dụng an toàn và tiết kiệm.


    Trong gia đình nên có một chiếc bút thử điện, bạn có thể kiểm tra bình nóng lạnh bằng cách dùng bút thử điện chấm vào ống nước, thành bình... để xem có bị rò rỉ điện hay không. Nếu phát hiện đèn trên bút sáng, cần gọi thợ điện đến kiểm tra, sữa chữa hoặc thay mới càng sớm càng tốt.


    Ngoài ra, đối với các thiết bị điện lạnh, cần lưu ý bảo dưỡng định kỳ vì nước có thể làm ăn mòn các thiết bị bên trong bình nóng lạnh. Việc vệ sinh và kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm những rò rỉ điện, tránh gây tử vong khi sử dụng. Cần chú ý đến cọc tiếp đất, hạn chế mua bình nước nóng cũ, hoặc không rõ xuất xứ.

    Bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh bình nóng lạnh
    Bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh bình nóng lạnh
    Bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh bình nóng lạnh
    Bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh bình nóng lạnh



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy