Top 10 Câu chuyện cảm động về đôi giày hay nhất

Thanh Liêm 7564 0 Báo lỗi

Những đôi giày đã trở nên quá quen thuộc và không thể thiếu đối với mọi người. Chính bởi sự gắn bó ấy mà những câu chuyện cảm động liên quan đến giày đều mang ... xem thêm...

  1. Vì bài học về thiên nhiên nên thầy giáo đã quyết định tổ chức một buổi dã ngoại ở nông thôn dành cho học sinh của mình. Mấy đứa trẻ thành phố rất thích thú khi được nhìn ngắm tận mắt cảnh đồng quê yên bình. Khi thầy trò chuẩn bị ra về thì bất chợt có một cậu học sinh nhìn thấy một đôi giày cũ rách để gần bờ ruộng, chắc hẳn của một bác nông dân nghèo đang sắp sửa trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc trên đồng ruộng.


    Cậu học sinh reo lên: “Này mấy cậu hay là bọn mình giấu đôi giày này rồi trốn đi, thử xem bác nông dân hoảng hốt thế nào. Chắc hẳn sẽ có chuyện vui để cười đấy, các cậu đồng ý không?”


    Không kịp để mấy đứa trẻ khác gật đầu đồng ý, thầy giáo bước tới cau mặt phê bình: “Thầy không nghĩ đó là một chuyện vui đâu, ngược lại thì rất tệ đấy. Hôm nay chúng ta đã có một buổi dã ngoại thành công ở đây, các em hãy biến nó thành một kỉ niệm đáng nhớ nhé. Tại sao chúng ta không để vài đồng tiền xu vào hai chiếc giày rồi trốn đi xem bác nông dân phản ứng thế nào nhỉ?”


    Bọn trẻ nhìn nhau, không lưỡng lự, mỗi đứa trẻ bỏ một đồng xu vào từng chiếc giày cũ rồi nhanh chân tìm chỗ trốn, đợi người nông dân lên bờ ruộng. Người nông dân mệt mỏi bước từ ruộng lên rồi từ từ xỏ chân vào từng chiếc giày. Ông rất ngạc nhiên khi thấy những đồng tiền xu trong chiếc giày bên trái. Ông lấy chúng ra và đưa mắt nhìn xung quanh xem có ai đánh rơi những đồng tiền này không. Sau mấy lượt tìm kiếm mà chẳng thấy ai, không gian lặng yên như tờ, ông cẩn thận cất những đồng xu vào túi.


    Sau đó, ông xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Và ông lại cảm thấy có vật gì cứng cứng cản mũi chân của mình. Ông liền cúi xuống kiểm tra và lần này ông cũng nhìn thấy những đồng tiền xu. Cầm những đồng xu trên tay, ông bật khóc lúc nào không hay.


    Người nông dân gầy gò cảm động chắp tay trước ngực và ngửa khuôn mặt xương xẩu lên trời và nói: “Tạ ơn Chúa! Cho phép con gửi lời cám ơn tới người ẩn danh đã giúp đỡ con lần này. Có mất cả đời chắc con cũng không trả hết được món nợ này. Nhờ có sự hào phóng của con người nhân hậu này mà hôm nay lũ trẻ nhà con không phải nhịn đói nữa. Con sẽ cầm số tiền này để mua thuốc chữa bệnh cho vợ và mua bánh mì cho lũ trẻ.”


    Người nông dân trở về nhà mà nước mắt vẫn chực trào trên khuôn mặt khắc khổ đen xạm ấy. Mấy cậu học sinh nghịch ngợm sau khi chứng kiến toàn bộ câu chuyện của người nông dân đáng thương, dường như tất cả đều xúc động không nói nên lời.


    Thầy giáo nhẹ nhàng hỏi: “Bây giờ thì các em cảm thấy thế nào? Giấu giày để thỏa mãn niềm vui của mình hay bỏ tiền vào giày của ông ấy vui hơn?” Cậu học sinh ban đầu đầu têu trò đùa xúc động nói: “Em xin lỗi thầy vì đã không suy nghĩ kĩ càng ạ. Bài học này em sẽ nhớ mãi không quên. Giờ em đã hiểu niềm hạnh phúc của việc cho đi lớn hơn rất nhiều so với nhận lại. Niềm vui của việc cho đi là không có giới hạn. Em cảm ơn thầy rất nhiều!”


    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

  2. Có một cậu bé vì nhà nghèo mà chẳng thể có được một đôi giày tử tế cho riêng mình. Hàng ngày, khi đi học hay đi chơi, cậu bé đều đi một đôi giày duy nhất đó. Nó là đôi giày cũ kỹ, ngả màu, phần mũi giày còn bị rách ở cả hai chiếc, khiến mỗi lần đi là đầu ngón chân của cậu lại bị lộ ra ngoài. Nó thậm chí còn không được gọi là một đôi giày đúng nghĩa.


    Khỏi phải nói, cậu bé luôn tự ti và chán ghét đôi giày của mình. Cậu không dám lại gần và chơi cũng những đứa trẻ khác vì sợ chúng chê cười. Lúc nào cậu cũng chỉ lủi thủi một mình với cái mặc cảm của bản thân. Đã không ít lần, cậu tự nhìn xuống đôi giày của mình và nói: “Tao ghét mày”


    Có một lần, khi đang ngồi nhìn những đứa trẻ khác chơi đùa và ước ao được như chúng, tình cờ cậu nhìn thấy một cậu bé khác trạc tuổi mình bên cạnh. Nhìn qua một hồi, mắt cậu dừng lại ở đôi giày của cậu bé kia: “Chao ôi! nó thật đẹp”- cậu khẽ thốt lên rồi lại nhìn xuống chân mình và ngán ngẩm. Cậu chạy đến ngồi dưới một gốc cây và bắt đầu than vãn về sự kém may mắn của mình. Cậu ước gì mình là cậu bé kia, để sở hữu đôi giày đẹp đẽ ấy. Cậu nhắm mắt lại và bắt đầu mơ mộng: “Tôi muốn trở thành cậu bé kia”. Và cậu đã vô cũng bất ngờ khi vừa mở mắt ra, mình đã ngồi ngay ngắn trên ghế, trên người mặc toàn quần áo đẹp và đôi giày mơ ước thì đã được đi vào chân từ lúc nào. Cậu vui sướng và hạnh phúc biết bao khi cuối cùng, ước mơ của mình đã trở thành hiện thực.


    Nhưng rồi một bà già xuất hiện, đẩy theo một cái xe lăn tiến đến gần cậu bé, tươi cười bảo cậu hãy lên xe để bà đưa về nhà. Đến khi định đứng dậy, cậu mới ngỡ ngàng nhận ra đôi chân của mình đã không còn cử động được nữa. Thế là từ nay, cậu phải gắn bó với chiếc xe lăn ấy. Nhìn sang phía gốc cây đằng xa, cậu đã thấy cậu bé đeo đôi giày đẹp đẽ lúc nãy đang chạy nhảy một cách sung sướng, hạnh phúc, trên người là bộ quần áo và đôi giày cũ kỹ của cậu.


    Câu chuyện đôi giày tưởng chừng chỉ nói đến sự đòi hỏi chỉ có ở trẻ nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa nhắc nhở tất cả chúng ta: Không có gì là hoàn hảo! Đừng vội đánh giá điều gì qua vẻ bề ngoài. Đôi khi, điều chúng ta chán ghét nhất lại là mơ ước của rất nhiều người khác và ngược lại. Thay cho việc ngồi than vãn và mơ những thứ của người khác, hãy học cách chấp nhận, yêu thương và cố gắng hoàn thiện chính bản thân mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  3. Có một Thầy Truyền Ðạo đem đôi giày cũ đi sửa, khi thì vá lại chỗ sờn, khi thì đóng lại chiếc đế bị mòn. Riêng việc đóng đế lại nhiều đến năm, sáu lần nên người thợ đóng giày không còn kiên nhẫn nữa mà góp ý rằng:
    – Thầy ơi, đôi giầy quá cũ rồi… thầy có thể mua đôi khác được mà?
    Thầy Truyền Ðạo mỉm cười thật tươi và nói:
    – Thật ra mua đôi mới cũng được, nhưng tôi rất muốn mang đôi này.
    – Tại sao vậy?
    Ðể giải thích thắc mắc của người thợ giày, thầy Truyền Ðạo chậm rãi kể:

    Cách đây mười năm, Ba tôi là một Mục sư hưu trí đến thăm tôi trong những ngày đầu tập sự hầu việc Chúa. Ba tôi nghèo nhưng giàu lòng thương con. Do sự cần kiệm tiền hưu trí của một Mục sư, ba đã mua cho tôi một đôi giày da mới. Cảm động quá, nhưng tôi không dám nhận đôi giày:
    – Ba ơi! Con phải mua cho ba mới đúng chứ, ai lại …
    Ba tôi ngắt lời.
    – Ba đâu có cho con, ba chỉ đổi đôi giày cũ của con thôi!

    Nói rồi ba tôi vừa cười vừa lấy đôi giày cũ bỏ vào túi xách và thế vào chổ trống trên kệ đôi giày mới cho tôi. Không nén nỗi xúc động trước tình thương ấy, tôi muốn nói với ba điều gì đó thật nhiều, nhưng cổ tôi nghẹn ngào không thốt nên lời. Như hiểu được nỗi lòng tôi, ba ôn tồn dạy dỗ:
    – Con cần mang đôi giày này để đi hầu việc Chúa mỗi tuần cho trang trọng. Còn ba, Trí sự rồi mang giày cũ đi nhóm cũng tốt thôi. Nhận đi cho ba vui…

    Hôm nay, ba tôi đã mất, nhưng đôi giày này vẫn còn trong đời tôi trên mỗi bước đường hầu việc Chúa. Trong đời và trong tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  4. Thú thật tôi chẳng thể nhớ được chính xác mình đã trở thành một kẻ-nghiện-giày từ lúc nào. Chỉ nhớ rằng một ngày đẹp trời, tôi phát hiện ra rằng khi ra đường, tôi thích nhìn xung quanh xem ai mặc đẹp mặc xấu và tôi sẽ nhìn giày của họ đầu tiên. Nếu đôi giày đẹp, mắt tôi sẽ chuyển tiếp nhìn lên trên, vì tôi biết rằng quần áo, phụ kiện của cô gái ấy cũng sẽ đẹp, vì cô ấy có gu thẩm mỹ tốt.


    Định nghĩa như thế nào là một đôi giày đẹp thật ra cũng thay đổi theo thời gian. Khi làm ở công việc đầu tiên, tôi bắt đầu có tiền riêng để tự mua sắm quần áo, giày dép nhưng thật ra cái gu của riêng mình lúc đó chưa thật sự định hình. Lúc ấy, tôi thường nhìn theo dì, sếp, đồng nghiệp mang gì và sẽ chọn cho mình những đôi tương tự.

    Câu chuyện về những chiếc giày.


    Đến công việc thứ hai, sau một thời gian được mở mắt qua sách báo, những chuyến công tác nước ngoài, chính kiến, quan điểm được hình thành một cách chín chắn hơn. Gu thời trang cũng rõ ràng hơn, tôi biết rõ tôi thích gì, mặc gì đẹp và hợp nhất và chẳng thích chạy theo xu hướng nào. Và mức lương tháng cũng đã cao hơn, lúc ấy tình yêu với giày chính thức bùng nổ. Thời ấy, tôi chạy theo số lượng và chiều cao. Gót càng cao càng thích. Đau chân ư? Chẳng sao cả, phải hy sinh tất cả vì giày đẹp, còn lại thì đã có băng dính cá nhân, miếng lót giày để “cấp cứu”. Và thế rồi tôi bước chân vào cái thế giới gọi là “giày hiệu”. Có thể là rất phù phiếm khi nói rằng thật sự giá tiền của đôi giày làm nên điều khác biệt rất lớn. Đó là ở phom dáng, ở chất liệu da, ở kiểu dáng, cảm giác bàn chân được nâng cao nhẹ như không, và dĩ nhiên ở cả những ý nghĩa ẩn chứa đằng sau cái tên thương hiệu.


    Những đôi giày hiệu làm nên sự khác biệt.


    Giờ đây, khi đang ở công việc thứ 3 trong đời, đã là mẹ của một nhóc con 2 tuổi chạy tung tăng, tình yêu với những đôi giày của tôi vẫn không chút hao mòn, nhưng những lựa chọn của tôi bây giờ lại rất khác. Tiêu chí đầu tiên luôn là chất lượng và cảm giác khi xỏ chân vào đôi giày. Bây giờ tôi thành thật, và thương đôi chân (và cả cột sống) của chính mình nhiều hơn. Nhất định sẽ không mua nếu có chút cảm giác đau đớn, mặc cho vẻ đẹp bên ngoài đầy mời gọi của đôi giày. Số lượng giày trong tủ cũng được biên tập thật nhiều, và tôi thấy mình cứ mang đi mang lại những đôi kinh điển nhất và không bao giờ lỗi mốt: stilettos 7 phân Sergio Rossi màu đen để kết hợp với bất kỳ thứ gì trên đời; pumps màu da bò mềm, cao và chắc của Bally để mặc jeans; giày bệt Vara của Salvatore Ferragamo thành người bạn thân vì vừa lịch sự, nữ tính, không cao, mang với jeans hay váy đều hợp; Giày ballet của Repetto tuyệt vời cho những ngày cuối tuần; Và chắc chắn không thể thiếu pumps kinh điển cao ngất ngưởng của YSL cho những bữa tiệc tối, và một đôi sandal dây sexy của Jimmy Choo.


    Yêu giày.

    Tình yêu với giày không bao giờ thay đổi.


    Tôi nghĩ, tình yêu với những đôi giày theo thời gian sẽ thăng trầm theo những trải nghiệm của chính mình trong cuộc sống, và nhìn đôi giày, bạn cũng có thể đoán được phần nào tính cách của người mang. Đôi giày cũng giống như người bạn thân, rong ruổi cùng bạn khắp nơi, thỉnh thoảng sẽ khiến cho bạn bị đau vì cớ không đâu, nhưng là người hiểu bạn nhất, và khiến bạn thêm tự tin và phấn chấn khi có người bạn ấy ở bên.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  5. Ngày còn bé, có lần chị phụ trách đợi thấy anh họ chị đi đồi giày ba ta màu xanh nước biển. Lúc đó chị thấy đôi giày đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ chân có hai hàng khung dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Chỉ tưởng tượng nếu mang nó vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, chị sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng, trước cái nhìn thèm thuồng của lũ bạn.


    Nhưng ước mơ vốn chỉ là ước mơ, bởi gia đình chị nghèo lắm, lấy đâu ra tiền mà mua đôi giày ba ta màu xanh. Khi lớn lên, chị làm công tác đội ở một phường. Trong phường chị phụ trách có một cậu bé tên Lái suốt ngày chỉ biết đi lang thang, không học hành gì cả. Nhiệm vụ của chị là phải vận động Lái đi học. Để làm quen với Lái, chị cũng phải lang thang theo Lái khắp đường phố. Rồi một hôm, chị bắt gặp Lái đang ngẩn ngơ, đôi mắt chăm chăm nhìn vào một cửa hiệu trong đó đang treo một dôi giày ba ta màu xanh. Nhìn ánh mắt cậu bé, chị chợt nhớ đến ngày nhỏ chị cũng từng ước muốn có một đôi giày ba ta màu xanh. Thế là chị quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu cậu đến lớp.


    Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, cậu cột hai chiếc giày lại với nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng trong một tâm trạng vui sướng. Ước mơ của con người thật là đơn giản và bé nhỏ phải không các bạn? Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân hậu của chị phụ trách đội, một người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác”.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  6. Ngày ấy, cậu không có nổi một bộ áo quần lành lặn để đến trường. Tất cả chỉ là đồ thải đi của họ hàng từ thành phố gửi về.


    Nó cũ kĩ, nhăn nhúm như ruột mèo. Vậy nên, khốn khổ thân câu, luôn phải chịu sự chế giễu từ bạn bè. Cái tuổi non nớt, hàng ngày câu chỉ biết than thân, trách phận. Cậu đỗ hết tội lỗi vì cái nghèo cho bố mẹ dù họ đã bằng mọi cách kiếm tiền để lèo lái cả gia đình đến ngày hôm nay. Bốn đứa con đang tuổi ăn học. chúng hơn nhau chỉ vài tuổi. Cậu là con thứ 2, vậy mà chưa bao giờ cậu đưa đôi tay mình ra để đỡ lấy tí chút nhọc nhằn giúp bố mẹ. cậu cho mình cái quyền đó, vì nghĩ rằng: "Họ đẻ ra cậu được thì phải có trách nhiệm nuôi cậu”.


    Một thời gian sau, mọi việc chẳng có gì thay đổi nếu như bố cậu không mang về một đôi giày. Tuy cũ nhưng còn nguyên vẹn. Kiểu giày cậu thích mà họ thì không thể mua một đôi giày trưng bày trong cửa hàng. Bố cậu đã tưởng tượng ra nét mặt cậu vui vẻ khi đón lấy món quà đó từ cha. Nhưng ngược lại, cậu cầm lấy rồi ném thẳng nó xuống góc giường. Quay lưng bỏ đi.


    Cũng ngay chiều hôm đó, do một chút bẩn cẩn, bố cậu bị té trên cao xuống khi đang lợp mái nhà thuê cho hàng xóm . Mọi người tất tả đưa ông đến viện, nhưng do tuổi cao, nhọc nhằn bấy lâu nên cha cậu không thể vượt qua. Giây phút đó, cậu đang ở trên trường, còn mãi trách móc cái nghèo, thì ở trạm xá cha cậu trút hơi thở cuối cùng. Chỉ kịp nhắn lại: "đôi giày…”


    Quá tiếc thương vì trụ cột gia đình ra đi đột ngột, mẹ cậu cũng ngã quỵ. Chị và hai đứa em phải bỏ ngang việc học giữa chừng để kiếm sống và dành lại tiền cho cậu cơ hội tiếp tục đến trường. Bởi họ tin tưởng cậu là người sáng dạ, sẽ thành đạt. Nhưng đáng tiếc thay, cậu vẫn thế, vẫn ì ạch trong học lực, vẫn thường chán nản như xưa.


    Rồi tất bật cuốn mọi thứ đi, đôi giày vẫn năm trong góc. Không ai còn nhớ đển lời cha cậu thì thầm chiều hôm đó.

    Một buổi sáng nghỉ học, cậu mang quả bóng ra chơi, bất cẩn cậu làm rơi vào góc giường. bên cạnh đôi giày cũ, nay lại càng cũ vì thời gian. Chần chừ một hồi, cậu xỏ vào chân. Như vướng phải cái gì đó, cậu đút tay vào bên trong. Một tờ giấy được gấp tư, cùng một sợi dây bé tí.


    Là nét chữ của cha cậu, cậu bồi hồi mở ra:


    “Con trai của bố!
    Bố xin lỗi vì đã bắt con lớn lên trong gia đình này, bố không thể mang đến cho con cuộc sống như con mong muốn, ước ao. Là lỗi của bố, bố không trách con vì bố biết, con đáng lẽ có thể được tất cả mọi thứ con cần nếu như bố không vì quá thương đứa bé bị một gia đình giàu có bỏ rơi, họ sợ sẽ bị kỉ luật khi sinh con là đứa thứ ba trong gia đình, tương lai họ sẽ mất. Nên bố đã mang con về khi bố đẩy xe nước mía đi qua đó, một người đàn bà đã năn nỉ bố giúp họ bỏ con đi hoặc cho ai cũng được, miễn đừng để con lảng vảng đến. Rồi không một lời trăn trối họ quay lưng sau khi dúi vào tay bố một bọc tiền.

    Bố về đưa số tiền đó cho mẹ để mua sữa nuôi con. Nhưng vì gia đình ta khốn khó quá nên sau khi hai em con ra đời thì sô tiền đó cũng hết. Vậy là, con trai của cha đã phải lớn lên trong thiếu thốn.

    Cha, mẹ và các chị em chưa bao giờ xem con là đứa con rơi. Mọi người yêu thương và xem con như một phần không thể thiếu trong gia đình.

    Khi nhìn vào mắt con, bố hiểu được con nghĩ gì. Nhưng hãy thông cảm cho bố mẹ. Chúng ta đã cố gắng hết sức rồi.

    Sau nhiều đêm đắn đo. Chúng ta quyết định sẽ nói địa chỉ bố mẹ đẻ của con để con tìm đến họ, có thể bây giờ họ cũng đang hối hận và nhớ đến con, hãy cầm lấy sợi dây mà ngày xưa họ đeo ở chân cho con ấy, mang đôi giày này nữa, chắc là của ai trong gia đình, bố đã nhặt được khi đi qua nhà đó. Con hãy sống cuộc sống dành cho mình, còn bố mẹ và chị em của con sẽ vui vẻ chấp nhận. Nhưng hãy nhớ, nếu họ hất hủi, từ chối con thì cứ quay về đây, mọi người luôn dang rộng vòng tay chào đón con, con nhé.

    Cả nhà yêu con…
    Địa chỉ: số 5, đường…”

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  7. Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học trò.


    Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.


    Cậu sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy trò mình cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta khi không tìm thấy đôi giày thế nào nhé!”.


    Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc, mua vui cho bản thân. Em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.


    Cậu sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền.


    Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày.


    Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.


    Cậu sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”. Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: Cho đi còn hạnh phúc hơn nhận về".

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  8. "Trong một lần lao động cha tôi đã gặp tai nạn rồi ông trở thành người tàn tật đi lại nhờ vao đôi nạng. Cha tôi bắt đầu tập đi không cần nạng vào lúc tôi, đứa con gái đầu lòng, nói với ông rằng tôi muốn kết hôn. mỗi bước chân của ông trông thật nguy hiểm...


    Tôi thực sự không muốn chồng chưa cưới của mình nhìn thấy đôi nạng của cha khi anh đến ra mắt gia đình. Sau buổi gặp mặt đầu tiên với con rể tương lai, cha tôi càng chăm tập đi hơn. Cứ mỗi lần cố gắng là mồ hôi lại ướt đẫm trên khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn của ông. Cho dù tôi có khuyên can như thế nào đi chăng nữa, cha tôi chỉ đáp: "Nếu muốn khoác tay con đi trong lễ cưới thì ít nhất cha phải tự mình đi được đã." Nhưng Tôi thật xấu xa, tôi thầm mong ai đó trong số các chú, các bác tôi sẽ thay cha làm việc này trong ngày cưới.Tôi không muốn gia đình chồng thấy cha tôi tập tễnh lê bước với cái chân giả. Với đôi giày nam bata trắng không biết kiếm được ở đâu, cha tôi tập đi ngày càng chăm.


    Lễ cưới của tôi đến ngày một gần. Hiểu lòng cha nhưng tôi bắt đầu dần thấy sợ cái ngày đó. Nhỡ cha vấp ngã thì sao? Khách khứa sẽ bàn tán gì sau lưng ông? Một ngày, rồi hai ngày... trôi qua cùng với tiếng thở dài của tôi. Cuối cùng thì ngày cưới đã đến.


    Trong bộ váy cưới, tôi vô cùng hạnh phúc đón nhận những lời chúc tụng của mọi người. Lúc cha tôi tập tễnh bước vào phòng cô dâu, tôi đứng tim khi nhìn thấy đôi giày của ông. đó không phải một đôi giày da nam , cũng không phải một đôi giày hơp với bộ lễ phục rất đẹp, đó lại là một đôi giày bata trắng. Ai đã xui ông đi đôi giày này không biết?


    Mặt tôi đỏ bừng. Nghĩ đến đôi giày của cha, tôi cứ cúi gằm mặt, chẳng dám nở một nụ cười trong suốt cả lễ cưới. Mấy năm sau. Mãi đến khi lao vào bệnh viện thăm cha khi nghe tin ông ốm nặng, tôi mới biết câu chuyện đằng sau đôi giày ông đã đi hôm đưa tôi vào lễ đường. "Hãy nhớ phải đối xử tốt với chồng con. Thực ra, cha đã không đủ tự tin để sánh bước cùng con trong ngày cưới. Nhưng chồng con đã tới thăm cha hàng ngày, động viên cha và còn mua cả đôi giày bata để cha đi cho khỏi ngã."


    Tôi nghẹn lời, không nói được một câu. Đôi giày nam mà cha đã đi giờ đã cũ và sờn rách. Cha tôi đã qua đời, không bao giờ còn có dịp được đi chúng một lần nữa.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  9. Ở ga xe lửa, có một cậu bé gầy gò với một chiếc dép đã bị bung quai, cậu bé dừng lại đi vào trong một góc nhỏ, thử sửa lại chiếc dép rách nát kia. Biểu cảm khuôn mặt từ bình thường đến tức giận, giận bản thân không sửa được, cũng giận chiếc dép không tự mình "cố gắng".


    Trong lúc đang tức giận, suy nghĩ không biết phải làm sao, bỗng nhiên có một đôi giày da màu đen đi ngang qua cậu. Chủ nhân của đôi giày màu đen đó là một cậu bé, vừa đi vừa nghiêng người dùng giấy lau đôi giày. Cậu bé ngồi xuống ghế vẫn tiếp tục lau lau đôi giày, trông có vẻ rất trân trọng đôi giày ấy.


    Nhưng cậu bé ấy không biết rằng, ở một góc xa kia cũng có một cậu bé đang dán mắt vào đôi giày đẹp đẽ kia của cậu, đôi mắt ngập tràn sự ngưỡng mộ. Không lâu sau, đoàn tàu tới, chen chúc trong dòng người đông đúc, nhưng không may cậu bé lại bị tuột mất một chiếc giày lại. Cậu bé với chiếc dép rách trông thấy chiếc giày bị rơi đã chạy lại, cậu cầm chiếc giày lên, đảo mắt nhìn xung quanh, dường như đang xem xem có ai để ý không. Cứ ngỡ cậu bé sẽ lấy chiếc giày đó nhưng không, câu đã chạy đuổi theo đoàn tàu đang khởi động dần với hi vọng trả lại được chiếc giày cho cậu bé đánh rơi giày nhưng cậu bé đã không thể đuổi kịp đoàn tàu.


    Và một chuyện không ai ngờ, cậu bé đánh rơi giày đã ném nốt chiếc giày còn lại lại cho cậu bé với chiếc dép rách... Cả hai nhìn nhau, mỉm cười và vẫy tay "tạm biệt"...


    Trong giây phút đó, cả hai đều rất hạnh phúc....

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  10. Karim và Obeid trạc tuổi nhau, sinh sống tại một vùng ở Gaza sát với biên giới Israel. Tuy luôn cùng nhau chơi đùa, cắp sách đến trường từ khi còn nhỏ nhưng hai người chỉ thực sự trở thành bạn thân khi cùng là nạn nhân của những vụ ném bom.


    Vào một ngày đầu năm 2011, Israel đã ném bom vào hai hộ gia đình thuộc vùng Gaza, Palestine. Obeid đã nhanh chóng xuất hiện tại hiện trường để hỗ trợ di chuyển những người bị thương. Đúng lúc đó, một quả bom đột nhiên rơi xuống khiến mắt, cánh tay và cả phần lưng của anh đều bị thương nặng. Nhưng điều khiến anh đau lòng nhất là việc anh sẽ vĩnh viễn bị mất đi bên chân trái. Vào thời điểm đó, anh vẫn chưa tròn 20 tuổi.


    Obeid nhớ lại vụ việc năm đó, cho biết Karim là người đầu tiên chạy đến hỏi thăm anh. Karim ở đã ở cạnh anh rất lâu, không ngừng động viên, an ủi, khiến một người đang không còn thiết đến sự sống như Obeid cảm thấy ấm lòng và được tiếp thêm hi vọng.


    Tuy nhiên, cuộc đời thật khó lường trước được điều gì. 5 năm sau kể từ ngày vụ ném bom xảy ra, bi kịch tương tự lại xảy đến với Karim. Anh đã may mắn thoát chết trong vụ ném bom đẫm máu lần thứ hai của Israel. Trớ trêu thay, anh cũng vĩnh viễn bị mất đi bên chân phải của mình.


    Karim kể lại: "Obeid giúp tôi xoa dịu những vết thương lòng, chăm sóc tôi như tôi đã từng giúp anh ấy vào 5 năm trước". Anh vẫn nhớ năm đó, để khiến mình vui lòng, Obeid lạc quan nói: "Nhìn này, giờ thì chúng ta trở nên giống nhau rồi".

    Cùng trải qua những khó khăn giống nhau khiến họ càng trở nên thân thiết hơn. Karim chia sẻ: "Chúng tôi quen rồi, gần như việc gì cũng làm cùng nhau. Chúng tôi cùng đi mua quần áo, cùng nhau sắm giày".


    Nhắc đến việc cùng nhau lái mô tô, Karim cho biết: "Lần đầu tiên Obeid rủ tôi lái mô tô cùng anh ấy, thực sự tôi không dám vì sợ ngã. Nhưng anh ấy lại động viên tôi: "Chúng ta hãy cùng nhau thử xem sao". Lạy Chúa, cuối cùng bọn tôi cũng đã thành công!"


    Karim kể lại: "Obeid giúp tôi xoa dịu những vết thương lòng, chăm sóc tôi như tôi đã từng giúp anh ấy vào 5 năm trước". Anh vẫn nhớ năm đó, để khiến mình vui lòng, Obeid lạc quan nói: "Nhìn này, giờ thì chúng ta trở nên giống nhau rồi".

    Cùng trải qua những khó khăn giống nhau khiến họ càng trở nên thân thiết hơn. Karim chia sẻ: "Chúng tôi quen rồi, gần như việc gì cũng làm cùng nhau. Chúng tôi cùng đi mua quần áo, cùng nhau sắm giày".


    Nhắc đến việc cùng nhau lái mô tô, Karim cho biết: "Lần đầu tiên Obeid rủ tôi lái mô tô cùng anh ấy, thực sự tôi không dám vì sợ ngã. Nhưng anh ấy lại động viên tôi: "Chúng ta hãy cùng nhau thử xem sao". Lạy Chúa, cuối cùng bọn tôi cũng đã thành công!"

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy