Top 10 công dụng của tỏi đối với sức khỏe của bạn
Tỏi không chỉ được nhắc đến là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Có người nói ăn tỏi tốt, tỏi giúp sát ... xem thêm...khuẩn, tỏi trị khó tiêu,.. Thực tế, công dụng của tỏi là gì? Dưới đây, Toplist sẽ giới thiệu cho các bạn một số công dụng của tỏi.
-
Phòng ngừa, chữa cảm cúm
Hàng ngày, bạn ăn tỏi có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Tỏi rất giàu Sulfur, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen duy trì ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tỏi có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên dùng tỏi trong các bữa ăn sẽ giảm được nguy cơ mắc cảm cúm hơn bình thường.
Ngoài ra, để chữa cảm cúm bằng tỏi bạn có thể làm theo hai cách phổ biến sau:
- Dùng tỏi ngâm dấm trong vòng 30 - 40 ngày ăn bình thường trong các bữa ăn hàng ngày.
- Ép tỏi lấy nước, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần/ngày.
-
Chữa đầy bụng, khó tiêu
Tỏi là một trong những nguyên liệu gia vị mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe của bạn. Chất allicin có trong tỏi được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống chọi lại vi khuẩn.
Ngoài ra hàm lượng các chất như glucogen, chất fitonxit, aliin, vitamin, và khoáng chất, chống oxy hóa cao góp phần giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ khôi phục hệ tiêu hóa tốt cho cơ thể của bạn. Những người thường xuyên bị chướng hơi, đầy bụng chắc hẳn đã biết cách ăn tỏi nướng hoặc tỏi sống để chữa khỏi đầy bụng.
Ngoài ra, để chữa và phòng các chứng đầy bụng, khó tiêu, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3 lần/ngày.
-
Chữa ho, viêm họng
Trị ho bằng tỏi xuất hiện kể từ khi chưa có sự du nhập của y học phương Tây, được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng... Không chỉ là loại gia vị thông thường, tỏi còn có tác dụng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm; chữa bệnh ho, viêm họng hiệu quả.
- Theo đó, trong tỏi có vị cay nồng, tính ấm giúp đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giúp thân nhiệt tăng nên được sử dụng để chữa bệnh ho, viêm phế quản,… Cụ thể như sau:
- Hoạt chất Allicin: Tương tự như một kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm ho đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Diallyl Sulfide: được biết đến với tác dụng tương đương như một loại kháng sinh. Diallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.
- Ajoene: Có đặc tính chống oxy hóa cao tạo thành hàng rào bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây ho, bảo vệ cơ thể tốt hơn
- Ngoài ra cũng phải kể đến các thành phần như vitamin A, B, C,D và các hoạt chất như idrad carbon, polisaccarit, fito xterin… có trong tỏi cũng mang đến tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm, thanh mát họng, giảm ho an toàn.
Để chữa bệnh ho mãn tính do viêm họng kéo dài bạn có thể làm theo cách sau:
- Dùng tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Kiên trì làm theo cách này sẽ giúp bạn chữa được bệnh ho mãn tính.
Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
-
Chữa thấp khớp, đau nhức xương
Theo tổ chức y tế WHO, tỏi đã được sử dụng làm thuốc điều trị từ hàng nghìn năm trước, dùng làm kháng sinh, phòng ngừa ung thư, chống tăng huyết áp, lipit máu. Các nghiên cứu cho thấy trong tỏi có chứa hoạt chất Phitoncid có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng phù trong thấp khớp, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn giúp khớp khỏe mạnh hơn. Khi kết hợp tỏi với rượu còn có tác dụng giúp máu được lưu thông, tăng cường nuôi dưỡng ở các cơ, giúp xương khớp dẻo dai.
Trong y học cổ truyền và dân gian, tỏi thường được dùng để chữa trị trong các trường hợp như: đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa... Ngoài ra tỏi còn được dùng trong các trường hợp chứng thấp khớp. Mỗi ngày dùng chừng 10 gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Để chữa thấp khớp, đau nhức xương với tỏi bạn có thể làm theo cách sau:
- Tỏi để nguyên không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc lâu hơn. Chắt lấy nước sau khi ngâm đủ thời gian và dùng nước này bôi lên những chỗ đau nhức rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Chữa, phòng tiểu đường
Với hơn 400 thành phần hóa học, lợi ích sức khỏe của tỏi dường như vô tận. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh tật. Tỏi giúp hạ đường huyết và có thể được sử dụng (dưới sự giám sát của bác sĩ) trên những người mắc bệnh tiểu đường bên cạnh chế độ thường xuyên của insulin và chế độ ăn uống đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số hợp chất trong tỏi như allicin, allyl propyl disulfide và S-allyl cysteine sulfoxide hoạt động bằng cách tăng lượng insulin trong máu bằng cách ngăn chặn sự bất hoạt insulin của gan, cung cấp thêm insulin cho cơ thể.
Mùi hăng của tỏi được cho là bởi "allicin", một hợp chất trong tỏi mang lại cho nó đặc tính chống vi khuẩn, cùng với s-allyl cysteine sulfoxide allyl propyl disulfide. Các hợp chất này cùng nhau thúc đẩy việc sản xuất insulin trong máu bằng cách ngăn chặn gan từ việc thải glucose không được kiểm soát vào máu.
Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để biết mức độ hiệu quả của tỏi, bệnh nhân tiểu đường có thể được hưởng lợi bằng cách bổ sung một lượng tỏi vừa phải: bổ sung tỏi sống và nấu chín hoặc chiết xuất tỏi lâu năm không những có thể giúp điều chỉnh đường huyết, mà còn có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tác dụng của một số biến chứng của bệnh tiểu đường như: huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ, xơ cứng động mạch, bệnh thận và suy thận (cần lọc máu hoặc ghép thận), tổn thương hệ thần kinh, cắt cụt chi và mù lòa.Cách sử dụng tỏi chữa bệnh tiểu đường như thế nào?
- Sử dụng tỏi như một loại gia vị thường ngày.
- Bột hoặc tỏi tươi
- Sử dụng tỏi để làm rượu
-
Tỏi có vai trò như một loại Viagra
Viagra là loại thuốc cường dương được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc chứa Sildenafil citrate (hoạt chất ức chế PDE-5) có khả năng giãn thể hang và thúc đẩy tuần hoàn máu đến dương vật. Viagra thường được dùng để điều trị rối loạn cương dương hoặc cũng có thể sử dụng nếu nam giới muốn cải thiện khả năng cương, tăng khoái cảm và thăng hoa hơn khi “ân ái”.
Các bác sĩ phụ khoa cho biết rằng những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” cần bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.
Tỏi có thể giúp kích thích tuần hoàn và lưu lượng máu đến các cơ quan tình dục ở cả nam giới và phụ nữ, làm cho nó là một trong những thực phẩm tốt nhất để thúc đẩy đời sống tình dục. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng kiểm soát mùi trong hơi thở khi ăn tỏi vì mùi tỏi thường nặng và có thể phá hủy tâm trạng vui vẻ của bạn đời. Bạn có thể vẫn sử dụng tỏi mà loại trừ được mùi tỏi bằng cách uống dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng chứa tỏi.
-
Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
Tỏi không chỉ đơn giản là gia vị thông thường được sử dụng trong các bữa ăn mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Không chỉ thế, tỏi còn có tác dụng như một chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi những công dụng này mà tỏi còn được xem là một “công cụ” hữu hiệu để các bạn gái phòng ngừa sự "tấn công" của mụn trứng cá. Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn dẫn đến ngộ độc thực phẩm, Campylobacter – mới được các nhà khoa học phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ của vi khuẩn Campylobacter, tác nhân chính khiến loài vi khuẩn này không dễ dàng bị phá hủy. Chất diallyl sulphide không chỉ mạnh hơn rất nhiều so với các dòng kháng sinh quen thuộc, cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn tác dụng nhanh chóng hơn, giúp giảm đi thời gian chữa trị một cách đáng kể.
-
Có tác dụng giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt
Muỗi đốt thường để lại vết sưng nhỏ trên da, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Tuy nghiên, ít ai biết rằng khi hút máu, muỗi đã truyền vào cơ thể chúng ta một loại chất giúp ngăn ngừa đông máu. Nhưng sau những vết đốt ấy là vết sưng tấy, đau ngứa và thậm chí một số loại muỗi còn mang bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến con người. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần dùng một chút tỏi bôi trực tiếp lên vùng da bị muỗi đốt sau 30 phút vết sưng, ngứa sẽ biến mất.
Tỏi có vị hơi nồng. Khi bôi vài giọt nước lên vết muỗi đốt, ngay lập tức vết sưng sẽ giảm ngứa nhanh chóng. Đồng thời, tỏi cũng là một sự lựa chọn thông minh vì mùi vị của nó đồng thời cũng là chất chống muỗi tự nhiên.
Tỏi có tác dụng giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt theo cách sau:
- Để giảm sưng tấy, ngứa ngáy từ các nốt muỗi đốt, bạn có thể dùng tỏi đập dập rồi sát lên vùng da bị tổn thương, ngứa ngáy. Bạn sẽ sớm thấy dễ chịu và các nốt sưng tấy sẽ giảm nhanh một cách đáng ngạc nhiên.
-
Tỏi cỏ thể ngăn ngừa rụng tóc
Rụng tóc là một vấn đề nghiêm trọng những ngày này. Ô nhiễm, nước không tinh khiết, thói quen ăn uống xấu, căng thẳng, vv tất cả làm tăng rụng tóc nhanh chóng. Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng gel tỏi, cùng với betamethasone valates có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc.
Tỏi được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn và nó còn có tác dụng điều trị một số bệnh về đường hô hấp. Nhưng có lẽ ít ai biết được rằng việc kích thích mọc tóc bằng tỏi lại hiệu quả đến thế.
Lượng vitamin dồi dào trong tỏi là ưu thế giúp tỏi có mặt trong các bài thuốc dân gian, trong đó có trị hói đầu bằng tỏi được sử dụng rộng rãi. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, nhờ vậy nên dùng nước ép tỏi để gội đầu có thể giảm rụng tóc và cải thiện mái tóc thưa, mái đầu hói. Nước ép tỏi cũng cung cấp một vài dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ kích thích mọc tóc.
Tỏi có thể ngăn ngừa rụng tóc theo cách sau:
- Để chuẩn bị cho một lần gội đầu bằng nước ép tỏi, bạn cần 1 củ tỏi vừa, bóc bỏ vỏ và ép lấy nước. Dùng nước ép tỏi massage da đầu khoảng 5 phút, rồi xả lại với nước cho thật sạch. Đây là cách thức phù hợp với người có mái tóc mỏng, dễ gãy rụng.
- Tiêu thụ 1 tép tỏi sống với sinh tố rau bina. Ngoài ra, thêm nhiều tỏi vào cá nấu chín để ngăn ngừa rụng tóc.
-
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…
Tìm hiểu tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ tỏi trị bệnh gì. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỏi đóng góp vai trò quan trọng trong việc ức chế quá trình nitrat bị biến đổi thành nitrite. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm ngăn cản sự hình thành nitrosamine (hợp chất gây ung thư cho cơ thể).
Bên cạnh đó, các hợp chất S-allystein, Ajoene, Diallyl Disulphide có trong củ tỏi sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u ung thư. Đặc biệt là kiểm soát sự phát triển của các bệnh ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Vì thế với những bệnh đang điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị, hóa trị,… có thể kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm ngăn ngừa ung thư này nhé!Các công trình nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng tỏi có thể tiêu diệt được đa số các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Để sử dụng tỏi phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước và trộn lẫn thành một hỗn hợp. Dùng hỗn hợp nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.
- Dùng 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch, đun cho đến khi sôi thì cho thêm 5g tỏi đập dập, đun tiếp trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.