Top 10 Dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình mang thai từ sớm

Giản Đơn 321 0 Báo lỗi

Mang thai luôn là niềm mong ngóng, chờ đợi hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên với những bà mẹ trẻ lần đầu mang thai thường họ rất lo lắng do thiếu kinh ... xem thêm...

  1. Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bị bong ra, chảy máu kèm theo các mảnh vụn của niêm mạc. Hiện tượng này có tính chu kỳ, gọi là chu kì kinh nguyệt.


    Chu kỳ kinh nguyệt là sự lập lại của kinh nguyệt tính từ tháng này đến tháng kế tiếp. Thời gian để tính một chu kì là từ ngày bắt đầu ra máu của tháng này đến ngày bắt đầu ra máu của tháng kia. Để tính được chính xác chu kỳ kinh nguyệt chúng ta phải quan sát trong nhiều tháng liên tiếp. Thời gian để kéo dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là không giống nhau, có người phụ nữ kéo dài từ 28 đến 30 ngày cũng có người có chu kỳ lên tới 40 hoặc 45 ngày. Độ dài của chu kỳ tùy thuộc vào cơ địa của từng người chứ không phụ thuộc vào thể trạng quy định. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh đều, bạn sẽ biết mình mang thai khi chậm kinh khoảng 1 tuần và với 1 que thử thai 2 vạch, sẽ cho bạn kết quả chắc chắn tới 99%.


    Tại sao chậm kinh, hay không thấy xuất hiện kinh nguyệt khi mang thai? Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu mang thai sớm trước khi người phụ nữ siêu âm. Bởi khi trứng rụng gặp được tinh trùng và thụ thai thành công thì phôi sẽ làm tổ trong tử cung, phát triển thành thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung cho phôi làm tổ này sẽ được duy trì suốt thời gian thai kỳ. Vì vậy sẽ không có hiện tượng bong tróc kèm chảy máu, do đó phụ nữ mang thai sẽ không có kinh nguyệt nữa.


    Có một số trường hợp khi mới bắt đầu mang thai vẫn ra một ít máu. Nhưng thực tế lượng máu so với chu kì kinh cực kì không đáng kể. Máu này người phụ nữ không cần quá lo lắng bởi có thể là máu báo, sự làm tổ của phôi.


    Chậm kinh
    Chậm kinh
    Chậm kinh
    Chậm kinh

  2. Trong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu có bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đâu và các dấu hiệu đi kèm. Khi đối diện với tình trạng đau bụng lâm râm thường xuất hiện khi bắt đầu mang thai những tháng đầu, cụ thể là đau vùng bụng dưới, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe.


    Những cơn đau nhâm nhẩm là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén.


    Tuy nhiên việc đau bụng lâm râm cũng là dấu hiệu của vòng kinh kế tiếp nên những bà mẹ mong con cũng đừng quá hy vọng nhé. Hãy theo dõi thêm 1 khoảng thời gian nữa và tiếp tục đọc các dấu hiệu tiếp theo trước khi đi khám.

    Đau nhâm nhẩm vùng bụng dưới
    Đau nhâm nhẩm vùng bụng dưới
    Đau nhâm nhẩm vùng bụng dưới
    Đau nhâm nhẩm vùng bụng dưới
  3. Một dấu hiệu tiếp theo đó là khi mới bắt đầu mang thai bạn sẽ cảm thấy căng ngực. Tuy nhiên dấu hiệu này dễ khiến chúng ta nhầm lẫn với dấu hiệu báo kỳ kinh sắp đến. Tuy nhiên sự căng tức ngực của thai kỳ sẽ đi kèm với sự biến đổi màu càng ngày càng thâm sậm và to dần quầng vú cùng bầu ngực.


    Hiện tượng này thuận theo tự nhiên bởi cơ thể của người mẹ thay đổi rất nhiều trong quá trình mang thai. Đặc biệt là số đo vòng một tăng lên nhiều hơn, vùng ngực trở nên căng tức và đau nhức. Đây là một hiện tượng sinh lí bình thường và là sự kích thích của tuyến yên tác động lên vùng ngực để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

    Cảm giác căng tức ngực ở các mẹ bầu thường xuất hiện sau 1 – 2 tuần mang thai nên đây cũng là một dấu hiệu sớm khiến bà mẹ cảm nhận được có em bé trong bụng. Hiện tượng này còn kéo dài đến suốt cuối thai kỳ. Sự đau tức ngực khi mang thai là do cơ thể mẹ sản sinh nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen gây nên sự tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy. Sự thay đổi này là bình thường và không gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé.

    Căng tức ngực, đổi màu thâm sậm
    Căng tức ngực, đổi màu thâm sậm
    Căng tức ngực, đổi màu thâm sậm
    Căng tức ngực, đổi màu thâm sậm
  4. Nếu trước đấy bạn luôn tự hào với 2 quả thận rất tốt, nhưng từ khi có dấu hiệu mang thai người mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn buồn tiểu hơn, dù số lượng nước tiểu không nhiều và đặc biệt xuất hiện tiểu đêm.


    Nếu như trước kia, mẹ có thể ngủ nguyên đêm không bị gián đoạn vì việc tiểu tiện dẫu có lỡ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Mà hiện nay lại liên tục trong vài ba đêm bạn phải thức dạy để đi giải quyết đôi ba lần thì rất có khả năng bạn đã có bầu. Nguyên nhân khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần khi mới mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang làm bạn luôn có cảm giác buồn tiểu.

    Nguyên.nhân là do khi đến tam cá nguyệt thứ hai, kích thước tử cung không ngừng tăng lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi, nhưng do được xương chậu nâng đỡ giúp giảm áp lực lên bàng quang nên ở nhiều người nhu cầu đi tiểu khi mang thai lúc này mới có xu hướng giảm.

    Đi tiểu nhiều lần trong ngày
    Đi tiểu nhiều lần trong ngày
    Đi tiểu nhiều lần trong ngày
    Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  5. Dù bạn vừa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối... cách bữa ăn khoảng 2 đến 4 giờ bạn đã lại có cảm giác đói, muốn ăn thì khả năng mang bầu của bạn cũng rất cao đấy. Bởi khi người mẹ mang thai, thai nhi lớn lên, kèm theo đó là sự thay đổi hoocmon,…mà bạn có cảm giác thèm ăn.


    Mẹ bầu nào cũng không thể tránh khỏi tình trạng bụng đói liên tục trong thời gian mang thai. Đó là hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Giống như một sợi dây vô hình giữa mẹ và con. Khi thai làm tổ, lúc đó, hằng ngày một sinh linh đang lớn dần trong bụng, hoàn toàn chất dinh dưỡng phụ thuộc vào người mẹ. Lúc đó, cảm giác đói ngày một rõ rệt.


    Ngoài việc cảm thấy đói ra thì đôi khi một số phụ nữ có cảm giác thèm ăn chua hoặc ăn ngọt hoặc một món gì đấy kéo dài vài ngày đến độ bạn phải tìm ăn bằng được, ăn xong vẫn thấy thèm thì phần trăm bạn có em bé trong bụng cũng khá cao đấy.

    Cảm giác đói, và thèm ăn một món gì đó
    Cảm giác đói, và thèm ăn một món gì đó
    Cảm giác đói, và thèm ăn một món gì đó
    Cảm giác đói, và thèm ăn một món gì đó
  6. Nhiều mẹ bầu có xu hướng đói, thèm ăn uống để cung cấp dưỡng chất cho con phát triển. Với đa số mẹ bầu, việc ăn nhiều hơn bình thường trở thành một nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đồng hành cùng quá trình lớn lên của thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại không trải qua cảm giác thèm ăn mà ngược lại, họ cảm thấy chẳng còn món nào ngon miệng nữa. Hiện tượng chán ăn khi mang thai thường xảy ra trong giai đoạn đầu, và đây cũng có thể xem là dấu hiệu mang thai sớm.


    Khi mới bắt đầu mang thai nhiều người còn thấy khó chịu trước một số mùi nhất định. Họ cảm thấy nôn nao với những mùi như cá, quế, hồi, cà ri, hay bất cứ một hương vị nào có thể kích thích cơn buồn nôn. Họ dị ứng, nhảy cảm với các loại mùi mà rõ ràng trước đây thấy thơm, hấp dẫn.

    Chán ăn
    Chán ăn
    Chán ăn
    Chán ăn
  7. Khi bạn quá mong con, cảm giác ợ hơi, buồn nôn cũng hay xuất hiện. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có bầu. Ợ hơi khi mang thai là một trong những triệu chứng hay gặp ở nhiều chị em gây khó chịu trong mấy tháng đầu hay suốt quá trình mang thai hơn.


    Ợ hơi ở người mới mang thai là tình trạng bình thường khi khí ở trong dạ dày đẩy lên qua cơ thắt giữa thực quản và dạ dày thoát ra ngoài bằng đường miệng. Ợ hơi xuất hiện ở mấy tháng đầu thai kỳ hay suốt quá trình mang thai. Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi. Ở 1 số chị em sẽ rất nhạy cảm với mùi nên sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Ợ hơi do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là sinh lý bình thường và cũng là dấu hiệu cho các mẹ có bầu.

    Buồn nôn
    Buồn nôn
    Ợ hơi
    Ợ hơi
  8. Có một số mẹ bầu sẽ nghén ngủ, khi bạn ngủ nhiều, ngủ mê mệt và hay bị các tác động nhỏ bên ngoài làm cho giật mình, hồi hộp, tim đập nhanh khả năng mang thai cũng rất cao. Người ta thường gọi những bà bầu ngủ nhiều là “nghén ngủ”. Tình trạng này thường chỉ tồn tại khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, song nó khiến mẹ bầu rất buồn ngủ đến mức không thể cưỡng lại được và có thể ngủ nguyên cả một ngày dài. Cơn buồn có thể ập tới bất cứ lúc nào, bất kể mẹ đang làm gì chăng nữa: trong lúc nấu ăn hoặc đang giặt giũ…Thế nhưng hầu như cảm giác buồn ngủ rũ rượi chỉ ảnh hưởng vào ban ngày còn đêm đến họ lại thường trằn trọc và khó ngủ hơn. Hơi lạ phải không? Với dấu hiệu yêu giấc ngủ như vậy có khi nào bạn có tin vui đó.

    Thực ra phụ nữ có thai buồn ngủ cũng là do nồng độ hormone nội tiết trong thai kỳ. Mức hormone progesterone tăng cao có thể giải thích phần nào cơn buồn ngủ ban ngày quá mức. Khi hàm lượng progesterone tăng lên sẽ tác động trực tiếp tới các thụ thể benzodiazepine thúc đẩy não bộ sản xuất một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên là Gamma aminobutyric acid để xoa dịu căng thẳng và an thần, từ đó mẹ sẽ dễ buồn ngủ hơn.

    Ngủ nhiều, hay giật mình, hồi hộp
    Ngủ nhiều, hay giật mình, hồi hộp
    Ngủ nhiều, hay giật mình, hồi hộp
    Ngủ nhiều, hay giật mình, hồi hộp
  9. Bình thường bạn hay cảm thấy lạnh và giờ thì thấy người bốc hỏa ngay cả khi trời đang mát cũng cho thấy sự biến đổi trong cơ thể bạn khi mang thai. Đây cũng có thể được coi là dấu hiệu mang bầu sớm mà mẹ bầu nhạy cảm có thể dễ dàng cảm nhận.


    Để kiểm tra thân nhiệt cơ thể, mẹ bầu nên cặp nhiệt độ vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Tốt nhất mẹ bầu nên đo cùng một thời điểm trong các lần đo. Nhiệt độ trung bình của cơ thể được xác định ở mức 37 độ C. Nếu mẹ thấy thân nhiệt của mình tăng sau khi có kinh nguyệt khoảng 2 tuần thì đây là dấu hiệu cho thấy có thể mẹ đã mang thai. Tuy vậy, mang thai khiến thân nhiệt mẹ bầu gia tăng chỉ là triệu chứng trong tháng đầu. Nếu thân nhiệt tăng trong các tam cá nguyệt khác thì mẹ bầu có thể có vấn đề về sức khỏe cần phải có sự giúp đỡ của bác sĩ.

    Thân nhiệt tăng
    Thân nhiệt tăng
    Mẹ bầu nóng hơn bình thường
    Mẹ bầu nóng hơn bình thường
  10. Mặc dù việc bị đau lưng trong ba tháng đầu không phổ biến lắm, nhưng cũng có một số khả năng bị đau lưng dưới khi mang thai. Lí do có lẽ do thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những lý do chính. Trong thời kỳ đầu mang thai có sự gia tăng nồng độ progesterone của cơ thể – một loại hormone kích thích tử cung. Điều này giúp nới lỏng các dây chằng gắn xương chậu vào cột sống. Chính sự “lỏng lẻo” này của khớp hông kết hợp cùng sự giãn dây chằng đã khiến mẹ bầu cảm thấy đau lưng khi đứng hoặc ngồi lâu.


    Tuy nhiên dấu hiệu phổ biến dễ phát hiện bầu bí hơn cả đó chính là cơ thể mệt mỏi, đôi khi thở dốc, và thi thoảng chuột rút, bồn chồn chân tay. Nếu tự dưng xuất hiện các dấu hiệu này thì bạn dễ nhầm sang bệnh cảm cúm. Tuy nhiên nếu tình trạng này chỉ kéo dài không nặng lên và lúc có lúc không thì bạn rất có thể đã mang thai đó.

    Đau lưng, mệt mỏi, chuột rút, khó thở
    Đau lưng, mệt mỏi, chuột rút, khó thở
    Đau lưng, mệt mỏi, chuột rút, khó thở
    Đau lưng, mệt mỏi, chuột rút, khó thở



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy