Chậm kinh
Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bị bong ra, chảy máu kèm theo các mảnh vụn của niêm mạc. Hiện tượng này có tính chu kỳ, gọi là chu kì kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lập lại của kinh nguyệt tính từ tháng này đến tháng kế tiếp. Thời gian để tính một chu kì là từ ngày bắt đầu ra máu của tháng này đến ngày bắt đầu ra máu của tháng kia. Để tính được chính xác chu kỳ kinh nguyệt chúng ta phải quan sát trong nhiều tháng liên tiếp. Thời gian để kéo dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là không giống nhau, có người phụ nữ kéo dài từ 28 đến 30 ngày cũng có người có chu kỳ lên tới 40 hoặc 45 ngày. Độ dài của chu kỳ tùy thuộc vào cơ địa của từng người chứ không phụ thuộc vào thể trạng quy định. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh đều, bạn sẽ biết mình mang thai khi chậm kinh khoảng 1 tuần và với 1 que thử thai 2 vạch, sẽ cho bạn kết quả chắc chắn tới 99%.
Tại sao chậm kinh, hay không thấy xuất hiện kinh nguyệt khi mang thai? Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu mang thai sớm trước khi người phụ nữ siêu âm. Bởi khi trứng rụng gặp được tinh trùng và thụ thai thành công thì phôi sẽ làm tổ trong tử cung, phát triển thành thai nhi. Lớp niêm mạc tử cung cho phôi làm tổ này sẽ được duy trì suốt thời gian thai kỳ. Vì vậy sẽ không có hiện tượng bong tróc kèm chảy máu, do đó phụ nữ mang thai sẽ không có kinh nguyệt nữa.
Có một số trường hợp khi mới bắt đầu mang thai vẫn ra một ít máu. Nhưng thực tế lượng máu so với chu kì kinh cực kì không đáng kể. Máu này người phụ nữ không cần quá lo lắng bởi có thể là máu báo, sự làm tổ của phôi.