Top 10 Dấu hiệu mang thai rõ ràng và chính xác nhất bạn nên biết

Hằng Hoàng 352 0 Báo lỗi

Mang thai là một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên có không ít các trường hợp mới mang thai lần đầu không nhận biết được sự thay đổi ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chậm trễ kinh nguyệt

    Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh chính xác và rõ nét nhất sức khỏe sinh sản và thai kì của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện theo chu kì từ 22 - 30 ngày/lần tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu gần đây bạn quan hệ tình dục nhưng mãi vẫn chưa thấy kinh nguyệt ghé thăm thì hãy mua que thử thai về để kiểm tra nhé. Rất có thể việc chậm kinh chính là dấu hiệu báo bạn đang có tin vui đó.


    Chậm kinh có lẽ là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp bà bầu nhận biết sớm thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai. Do đó, để đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang có thai, hãy chờ đợi thêm một số dấu hiệu khác nữa nhé!

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – chậm trễ kinh nguyệt
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – chậm trễ kinh nguyệt
    Chậm trễ kinh nguyệt là dấu hiệu của việc có thai
    Chậm trễ kinh nguyệt là dấu hiệu của việc có thai

  2. Top 2

    Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại

    Sự thay đổi của chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ cũng là dấu hiệu mang thai rõ ràng mà các chị em cần lưu tâm và để ý. Khi có thai, các chất nhầy ở cổ tử cung sẽ cô đặc lại và tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung để ngăn cản không cho sự tác động của bất kì các chất hay yếu tố nào ở bên ngoài thông qua âm đạo để đi vào bên trong buồng tử cung. Nếu thấy chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc và dính hơn mức bình thường hãy mua que thử thai hoặc đi siêu âm để biết chắc chắn nhé.


    Trong thời kỳ đầu mang thai, sau rụng trứng, chất nhầy tiết ra vẫn đặc, trong và đàn hồi. Ngược lại, nếu không mang thai, chất nhầy sẽ khô và loãng hơn sau rụng trứng, khi estrogen giảm. Theo đó, chất nhầy vẫn tiếp tục tiết ra sau thụ thai vì các hormone gồm estrogen và progesterone tiếp tục tăng sau rụng trứng. Chất nhầy tiếp tục tiết ra nhiều sẽ kéo dài trong 8 tuần đầu thai kỳ. Sau đó, chất nhầy sẽ hình thành nút nhầy để bảo vệ phôi thai và cổ tử cung. Chất nhầy cổ tử cung thay đổi không phải là phương thức đáng tin cậy để xác định bạn có thai hay không, nhưng nó có thể là được sử dụng như một dấu hiệu để thử thai.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại
    Sự thay đổi của chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ cũng là dấu hiệu mang thai rõ ràng
    Sự thay đổi của chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ cũng là dấu hiệu mang thai rõ ràng
  3. Top 3

    Ngực có sự thay đổi

    Sự thay đổi kích thước và trạng thái ở vòng một là một trong các dấu hiệu mang thai rõ ràng và dễ thấy nhất. Nếu cảm thấy vòng 1 có các hiện tượng như đau, căng và hơi cứng, núm đậm màu hơn và các tĩnh mạch lộ rõ thì rất có thể bạn đã mang thai. Nhưng các biểu hiện nay cũng có khả năng là dấu hiệu thông báo trước mỗi kì kinh nguyệt do đó rất dễ bị nhầm lẫn nên các mẹ phải đặc biệt lưu ý.


    Ngực của bạn sẽ thay đổi trong suốt quá trình mang thai để chuẩn bị cho em bé bú. Những thay đổi này được gây ra bởi sự gia tăng hormone. Từ khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, ngực đã có thể sản xuất sữa. Vì thế bạn có thể có một chút sữa non rỉ ra từ núm vú bắt đầu từ thời gian này. Nếu điều này làm bạn cảm thấy khó chịu thì bạn có thể sử dụng một miếng đệm ngực (một miếng vải dùng một lần hoặc có thể giặt được) đặt bên trong áo ngực của bạn. Hoặc bạn có thể mặc áo lót ngực mỏng khi ngủ nếu nó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – vòng 1 thay đổi
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – vòng 1 thay đổi
    Ngực có sự thay đổi khi mang thai
    Ngực có sự thay đổi khi mang thai
  4. Top 4

    Mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả

    Phụ nữ khi mang thai lượng progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường khiến cho họ luôn trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ. Ngoài ra khi mang thai, nhịp tim cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho sự hoạt động của buồng trứng. Chính vì vậy, ở những tuần đầu tiên của thai kỳ nữ giới sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi do chưa thích nghi được với trạng thái cơ thể phải làm việc liên tục, gấp rưỡi khi bình thường để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.


    Tuy nhiên, chị em phải đặc biệt lưu ý vì mệt mỏi và buồn ngủ cũng có thể xảy ra do thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức. Thay đổi nội tiết tố cộng thêm thai nhi lớn dần khiến mẹ dễ mệt mỏi. Cảm giác nặng nề và trì trệ khiến mẹ dễ có những cảm xúc tiê cực. Vì vậy chị em nhớ cố gắng duy trì tâm lý tích cực và tìm nguyên nhân cùng các biện pháp khắc phục trạng thái của mình nhé.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả
    Phụ nữ khi mang thai lượng progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường khiến cho họ luôn trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ
    Phụ nữ khi mang thai lượng progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường khiến cho họ luôn trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ
  5. Top 5

    Đi tiểu thường xuyên

    Khi mang thai tử cung sẽ phải nới rộng để phù hợp với sự phát triển của thai nhi chính vì thế chúng tạo một áp lực chèn ép lớn lên bàng quang gây ra cảm giác buồn tiểu và phải ghé thăm WC liên tục. Ngoài ra sự tăng lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi lên gấp rưỡi so với bình thường làm cơ thể sản sinh thêm nhiều chất lỏng dư thừa hơn, thận phải làm việc vất vả hơn và việc đi tiểu nhiều lần là điều khó tránh khỏi. Do vậy hãy chú ý tới biểu hiện này để sớm phát hiện mình có mang bầu hay không nhé.


    Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Khi đến tam cá nguyệt thứ hai, kích thước tử cung không ngừng tăng lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi, nhưng do được xương chậu nâng đỡ giúp giảm áp lực lên bàng quang nên ở nhiều người nhu cầu đi tiểu khi mang thai có xu hướng giảm. Tam cá nguyệt thứ ba, trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu xoay đầu để chuẩn bị sinh gây áp lực lên bàng quang làm tăng tần suất đi tiểu cho mẹ bầu.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất -  đi tiểu thường xuyên
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - đi tiểu thường xuyên
    Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu mang thai
    Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu mang thai
  6. Top 6

    Thay đổi tâm trạng

    Sự biến đổi của lượng hormone trong cơ thể khi mang thai sẽ khiến tâm trạng của các mẹ thấy thất thường, hay còn gọi là chứng khó ở. Biểu hiện đặc trưng nhất đó là việc khó kiểm soát trạng thái, tinh thần dễ bị kích thích, trạng thái buồn vui khó nắm bắt và khó tập trung. Ngoài ra mang thai cũng làm cho trí nhớ của các mẹ bị giảm sút, một số người mất ngủ triền miên, số khác lại ngủ li bì.


    Việc thay đổi tâm trạng khi mang thai, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến trầm cảm. Một số dấu hiệu phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai: Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột, lo lắng nhiều và liên tục về sức khỏe, sự an nguy của con mình, rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn... Thai phụ còn có biểu hiện bị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi quá mức, triền miên không dứt.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - thay đổi tâm trạng
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất - thay đổi tâm trạng
    Thay đổi tâm trạng là dấu hiệu của mang thai
    Thay đổi tâm trạng là dấu hiệu của mang thai
  7. Top 7

    Mẫn cảm đặc biệt với mùi và thay đổi thói quen ăn uống

    Khi mang thai, cả xúc giác và vị giác của nữ giới trở nên vô cùng nhạy cảm nên chị em thường nhạy cảm trước bất kỳ một mùi vị lạ nào. Có không ít thai phụ nói rằng ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã trở nên nhạy mùi hơn nhiều. Hiện tượng này được các chuyên gia lý giải là do sự tăng cao của estrogen trong cơ thể khi mang thai. Khi mang thai thì sở thích ăn uống thường ngày của các mẹ cũng đột nhiên thay đổi một cách bất ngờ. Các mẹ bỗng dưng trở nên sợ và ngán ngẩm các món ăn mà trước đây mình vốn rất thích và không còn hứng thú gì với chúng nữa.


    Khi nhắc đến dấu hiệu mang thai, chúng ta không thể không nhắc tới sự thay đổi trong thói quen ăn uống của các chị em phụ nữ. Trước khi mang thai, có thể bạn không thích ăn một số món ăn ngọt hoặc rất chua. Tuy nhiên sau khi mang thai, người phụ nữ lại cảm thấy rất thèm và muốn ăn những món ăn này cả ngày. Đây là một dấu hiệu mà hầu hết phụ nữ khi mang thai đều trải qua, chị em có thể dựa vào sự thay đổi này của cơ thể để phát hiện mình đang mang thai và đi khám, kiểm tra sức khỏe thai nhi.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – mẫn cảm đặc biệt với mùi
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – mẫn cảm đặc biệt với mùi
    Mẫn cảm đặc biệt với mùi và thay đổi thói quen ăn uống
    Mẫn cảm đặc biệt với mùi và thay đổi thói quen ăn uống
  8. Top 8

    Buồn nôn hoặc nôn

    Buồn nôn và nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai. Triệu chứng thường gặp nhất và nặng nhất trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù các triệu chứng ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng như, buồn nôn, nôn, hoặc cả hai đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng (gọi là chứng ốm nghén nặng). Buồn nôn hay (ốm nghén) thường xảy ra ở các mẹ mang thai từ 4 đến 8 tuần tuổi. Khi này các mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn liên tục, ăn món gì cũng chỉ muốn nôn ra ngoài. Một số trường hợp bị buồn nôn vào sáng sớm khi thức dậy, số khác lại thèm các món ăn mà trước giờ chưa từng đụng tới.


    Sinh lý bệnh của buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa được biết, mặc dù các yếu tố về chuyển hóa, nội tiết, tiêu hoá và tâm lý có thể đóng vai trò trong đó. Estrogen có thể đóng góp vì nồng độ estrogen cao ở bệnh nhân có chứng ốm nghén nặng. Buồn nôn hoặc nôn do mang thai có thể được giảm bớt bằng cách ăn hoặc uống thường xuyên (5 hoặc 6 bữa nhỏ/ngày), nhưng chỉ ăn chế độ ăn nhẹ (như bánh quy, nước ngọt, chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, nước sốt táo, bánh mỳ khô). Ăn trước khi dậy có thể giúp ích.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – buồn nôn
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – buồn nôn
    Buồn nôn và nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai.
    Buồn nôn và nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai.
  9. Top 9

    Táo bón

    Khi mang thai, các hormone trong cơ thể gia tăng làm các cơ ở đường ruột bị chùng xuống khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả, ngoài ra sự phát triển của bào thai hàng ngày làm gia tăng áp lực lên thành ruột và cản trở chức năng bình thường của ruột khiến các mẹ dễ bị táo bón. Kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, tăng tiết nước bọt do acid bị trào ngược vào phần dưới của thực quản. Có thể nói táo bón là hiện tượng rất phổ biến đối với chị em đang mang thai. Chính vì vậy, rất nhiều người nhầm tưởng rằng táo bón là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, điều này không đúng.

    Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt các hormone nội tiết sẽ tăng hoặc giảm để bảo vệ thai nhi. Chính điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm sự co bóp của ruột, khiến quá trình vận chuyển trong ruột chậm lại, khối chất thải cũng trở nên cứng hơn. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, táo bón có thể do các nguyên nhân khác gây ra nên không thể kết luận đó là dấu hiệu của việc mang thai. Vì thế, để biết chắc chắn mình có mang thai hay không thì chị em nên tiến hành kiểm tra bằng các biện pháp như dùng que thử, đi đến các cơ sở thăm khám để siêu âm, xét nghiệm.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – táo bón
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – táo bón
    Táo bón là một trong những dấu hiệu của mang thai
    Táo bón là một trong những dấu hiệu của mang thai
  10. Top 10

    Đau lưng

    Đau lưng là triệu chứng bệnh dễ gặp ở bất kỳ ai đặc biệt là chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Khi thai càng lớn, cơn đau lưng thường có xu hướng tăng lên. Ở giai đoạn đầu mang thai cũng rất thường gặp tình trạng đau lưng. Trong khi mang thai, cơ thể sản phụ sinh ra một hormone gọi là relaxin. Hormone này có tác dụng giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh sau này, tại các dây chằng, cơ ở vùng xương chậu giãn ra và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Việc các dây chằng và cơ bị căng giãn gây ra tình trạng đau lưng thường kèm theo đau vùng chậu hông.


    Tình trạng lo lắng, căng thẳng trong quá trình mang bầu cũng sẽ khiến cơn đau lưng thêm nghiêm trọng hơn, do khi căng thẳng làm cho các cơ trong cơ thể không có thời gian thư giãn phục hồi gây đau lưng tăng lên. Đau lưng khi mang thai gặp ở phần lớn các thai phụ, cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và đau tăng dần theo thai kỳ. Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đó cũng chính là những nguyên nhân hay gặp gây tình trạng đau lưng. Có nhiều sản phụ chỉ đau nhẹ không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, nhưng cũng không ít sản phụ đau nhiều, dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.

    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – đau lưng
    Dấu hiệu mang thai rõ nhất – đau lưng
    Tình trạng đau lưng cũng là dấu hiệu báo các mẹ đang mang thai.
    Tình trạng đau lưng cũng là dấu hiệu báo các mẹ đang mang thai.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy