Top 10 địa điểm ban hành lệnh cấm với phụ nữ
Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính là một thuật ngữ xuất hiện giữa thế kỷ 20, là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém khả năng ... xem thêm...và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như được dùng để ám chỉ sự thống trị của nam so với nữ. Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính, mà trung tâm là phong trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ dành riêng cho nữ. Tuy nhiên hiện nay trên Thế giới vẫn còn những nơi phân biệt đối xử giới tính trọng nam khinh nữ, cấm sự xuất hiện của nữ giới ở một vài địa điểm. Hãy cùng Toplist điểm danh những địa điểm này bạn nhé!
-
Được người Hy Lạp gọi là núi thiêng, ngọn Athos bao quanh bởi núi non và bán đảo ở vùng Macedonia, tọa lạc ở phía Bắc Hy Lạp. Nơi đây có 1 đạo luật hết sức kỳ lạ, ai nghe qua cũng cảm thấy hết sức khó tin đó là: Cấm tiệt phụ nữ. Vào năm 1045, Hoàng đế trị vì Hy Lạp lúc đó là Constantino Monomachos đã trao quyền tự trị cho Athos, sau đó biến nơi đây thành “quốc gia tu viện” chỉ dành riêng cho dòng tu nam và tín đồ theo đạo Thiên chúa chính thống.
Nhằm giúp các giáo sĩ và tín đồ tĩnh tâm tu hành, thì vào năm 1060, Hoàng đế lại tiếp tục ban hành một đạo luật gọi là Abaton, quy định cấm phụ nữ thậm chí là cả động vật giống cái vì họ cho rằng vẻ quyến rũ của phái nữ là “tội đồ” khiến tu sĩ bị xao nhãng, làm cản đường họ tới với Chúa.
-
Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Mumbai, dùng để vinh danh thánh Pir Haji Ali Bukhari hồi thế kỷ 15. Địa điểm này cũng được đặt một phần của vị thánh, mỗi ngày thu hút từ 15.000 đến 20.000 lượt người thăm viếng, thuộc đủ tầng lớp, tôn giáo và sắc tộc.
Thế nhưng, đến tháng 7.2012, một nhóm du khách nữ giới phát hiện ra rằng khu vực thiêng liêng nhất của đền thờ, tức chính điện, là nơi không còn chào đón phụ nữ. Những người giữ đền cho rằng thật là không phù hợp luật Sharia nếu cho phụ nữ thăm mộ phần và họ đã có sự điều chỉnh thích hợp để bảo đảm mọi thứ đều hợp pháp.
Đến tháng 11.2012, tin tức về sự thay đổi trên đã lan rộng, tạo nên một làn sóng giận dữ của nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Theo những người phản đối thì đây là hành động phân biệt đối xử một cách thô bạo đối với phái yếu, hủy hoại đi tiếng tăm của Hồi giáo tại Ấn Độ. Thế nhưng, chính quyền New Delhi từ chối can thiệp một vấn đề thuần túy tôn giáo trên và kết quả là đến ngày nay lệnh cấm trên vẫn có hiệu lực tại đền Dargah.
-
Núi Omine của Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2004, thế nhưng vì lệnh cấm tồn tại nhiều thế kỷ qua, phụ nữ vẫn chưa bao giờ đặt chân được đến nơi này. Trong hơn 1.300 năm, chỉ có đàn ông mới được bước trên con đường dẫn đến ngôi chùa nằm trên đỉnh cách mặt nước khoảng 1.720 m. Luật lệ được ban hành bởi các nhà sư cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa.
Ngày nay, lệnh cấm quái gỡ này vẫn còn tồn tại và bất chấp chính phủ Nhật Bản vào năm 1872 đã ra sắc lệnh phá bỏ mọi rào cản chống nữ giới tại nhiều ngọn núi trên toàn quốc, kể cả núi Phú Sĩ. Thế nhưng, đỉnh Omine vẫn phớt lờ mọi thứ và nhất quyết kháng cự đến tận cùng mọi sự cám dỗ từ phái đẹp. Quá bức xúc, những nhóm bảo vệ quyền lợi nữ giới đã ra sức vận động chính quyền và LHQ để có thể ngăn đỉnh Omine được đưa vào danh sách di sản thế giới, thế nhưng kết quả cuối cùng thì ai cũng đã biết.
-
Đền thờ thần Ayyappa, Sabrimala, thuộc Ấn Độ cấm tất cả phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt từ 10 đến 50 tuổi, tham gia cầu nguyện tại ngôi đền theo đạo Hindu này.
Trong thực tế, sau khi để cho một phụ nữ 35 tuổi bước vào đền, một vị linh mục đã phải thực hiện nghi lễ thanh tịnh. Cũng đã có một số kiến nghị xem xét để huỷ bỏ lệnh cấm được trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ, thế nhưng cho đến nay thì nó vẫn chưa được thông qua.
-
Đền Ranakpur Jain, Ấn Độ là một ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Nó nằm ở sườn đồi thung lũng Arvallis, làng Ranakpur, quận Pali, tỉnh Rajasthan miền Tây Ấn Độ. Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 15, bởi một thương nhân giàu có mộ đạo Kỳ Na tên Dharma Shah dưới sự bảo trợ của đức vua Rajput, Rana Kumbha, phải mất gần 50 năm và tốn gần 10 triệu Rupee thì ngôi đền mới được hoàn thành.
Lệnh cấm phụ nữ ở đây được “nới lỏng” hơn một chút so với những nơi vừa rồi, đó là việc họ chỉ cấm phụ nữ khi tới kì "đèn đỏ". Bởi vì lý do là ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và thờ phụng các vị thần của Kỳ Na giáo, vậy nên những phụ nữ đang có kinh nguyệt tuyệt đối không được bước chân vào.
-
Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ cũng là một nơi cấm phụ nữ. Và lý do được đưa ra là theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ người phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ.
Kartikeya là vị thần của chiến tranh và chiến thắng, con trai cả của Shiva và Parvati. Ông thường được mô tả là một chàng trai trẻ trung tuấn tú, có 1 hoặc 6 mặt, tay cầm cung tên hoặc ngọn giáo thần Vel, cưỡi trên lưng một con công thần.
-
Grand Ayatollah Fazel Lankarani đã từng nói: " Nếu phụ nữ nhìn vào cơ thể của một người đàn ông mà không có lý do hợp lý là việc làm bất lịch sự." Tại Iran, điều này được mọi người công nhận và kết quả là phụ nữ không được phép đi xem các trận đấu thể thao kể từ năm 1979, ngay cả việc ăn mừng chiến thắng cũng bị cấm.
Mặc dù tổng thống nước này đã hủy bỏ các quy tắc vô lý đó vào năm 2006, thế nhưng những người Hồi giáo vẫn duy trì chúng. Gần đây, phụ nữ đã được cho phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Tuy nhiên, riêng môn bóng đá, đấu vật thì vẫn bị cấm.
-
Theo luật Hồi giáo Sharia vô cùng nghiêm khắc được áp dụng ở Vương quốc Ảrập Saudi Arabia, người phụ nữ khi đi ra khỏi nhà thì phải có một người giám hộ nam (male guardian) trong gia đình đi kèm. Người giám hộ nam này có thể là chồng hay cha của họ. Quả thật, cuộc sống của người phụ nữ tại Ảrập Saudi Arabia nghẹt thở vô cùng.
Vậy nên, đây được xem là một nơi mà du khách nữ đi du lịch một mình sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Việc nhập cảnh tới quốc gia này còn được họ ví như là khó hơn đặt vé trên sao Hỏa. Họ không thể tới đây, đi lại hay làm bất cứ một điều gì nếu không có người giám hộ là đàn ông đi cùng.
Phụ nữ có quyền rất hạn chế tại Ả Rập Saudi. Thực tế, phụ nữ không được phép lái xe và không được tự do ra khỏi nhà mà không có thành viên nam cùng gia đình đi cùng họ. Các địa điểm bầu cử tại quốc gia này cũng không bao giờ có bóng dáng phụ nữ vì họ không được phép bầu cử.
-
Tour de France được xem là giải đua xe đạp hàng năm lớn nhất thế giới với hàng triệu khán giả dõi theo. Tổ chức tại Pháp và các nước lân cận, giải đua đã làm khán giả say mê từ năm 1903 đến nay, trừ những năm chiến tranh giải bị tạm ngưng (không tiến hành từ năm 1915 đến 1918 và từ năm 1940 đến 1946).
Môn đua xe đạp luôn là môn thể thao đầy thách thức và khốc liệt với những chặng đua kéo dài cả trăm cây số, leo núi, thả dốc kéo theo cả những vụ tai nạn nguy hiểm cùng các chấn thương hay thậm chí dẫn đến tử vong nhưng giải đua xe đạp lớn nhất thế giới Tour de France vẫn sẽ là giải đua xe đạp hấp dẫn nhất hàng năm không chỉ của người dân địa phương, các khách du lịch và giới ham mê tốc độ. Tuy nhiên phụ nữ không được phép tham gia sự kiện thể thao này mặc dù có đam mê tốc độ mà không có bất cứ lí do giải thích nào. Cuộc đua duy nhất dành cho phụ nữ được tổ chức vào năm 2009.
-
Từ những năm 1980, CLB Burning Tree Golf Club ở bang Maryland đã bị kiện vì tẩy chay phụ nữ. Trong năm 2003, các tổ chức nhân quyền của phụ nữ cũng gây áp lực lên Augusta Nationl Golf Club, CLB nổi tiếng với giải Masters, đòi mở cửa cho phái yếu.
Tuy nhiên, chẳng phải vụ kiện nào cũng được giải quyết rạch ròi bởi sự nhập nhằng giữa hai chữ “công cộng” và “tư nhân” trong phân chia CLB golf. Luật pháp quy định rằng các CLB “công cộng” nếu kỳ thị giới tính sẽ bị phạt theo luật định. Thường thì họ phải bồi thường cho nguyên đơn và bị tước ưu đãi thuế đất từ cơ quan quản lý. Với các CLB golf “tư nhân”, họ được phép giới hạn thành viên. Cũng như một hội công giáo có thể chỉ chấp nhận những thành viên công giáo, CLB golf tư nhân dành cho nam không nhất thiết phải có các thành viên là nữ.
Sân golf Burning Tree Club, Mỹ này được xây dựng như là một địa điểm giải trí cho các chính trị gia ở Mỹ. Tất cả các đời tổng thống và thẩm phán tòa tối cao đều có thẻ thành viên danh dự tại đây, nhưng phụ nữ không được phép vào khu vực này bất chấp địa vị của họ. Người phụ nữ đầu tiên vào sân golf này năm 1981 là Sandra Day O’Cornor khi bà trở thành nữ thẩm phán tòa án tối cao đầu tiên.