Top 9 Địa điểm du lịch tâm linh tại Quảng Ninh

Kim Linh 5293 2 Báo lỗi

Không giống với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh vừa có ý nghĩa thư giãn lại vừa mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chùa Yên Tử

    Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Yên Tử hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử. Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, Trúc Lâm Yên Tử còn là chốn tâm linh thanh tịnh nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Thiền viện còn gọi là chùa Lân, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Vào năm 1293 ngài đã cho sửa sang lại tổng thể chùa Lân thêm trang trọng và uy nghiêm. Nơi đây vị Phật hoàng thường tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.


    Hiện nay, quần thể khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, lễ phật, tìm về cõi linh thiêng thư thái. Trúc Lâm Yên Tử là một quần thể danh thắng rộng lớn với nhiều địa điểm tham quan. Trước khi lên Yên Tử bạn sẽ đi qua đền Trình, tạm dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một gian điện rộng lớn, nơi mà các sư thầy tu hanh, học kinh pháp nhà Phật. Nơi đây được ví như trường học của người tu hành, các vị sư được dạy đọc kinh, triết lý phật giáo, thuyết của thiền… Còn rất nhiều địa điểm khác để bạn khám phá như: Chùa Hoa Yên, tháp Huệ Quang, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng. Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất Yên Tử, toàn bộ các bộ phận ngôi chùa này đều được đúc bằng đồng thau. Đi lên Trúc Lâm Yên Tử chinh phục được chùa Đồng bằng cách đi bộ là cả một kỳ tích. Nơi đây rất linh thiêng, mọi người thường đến để cầu tài lộc, sức khỏe, sự an lạc thịnh vượng.


    Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

    Chùa Yên Tử với vẻ đẹp linh thiêng
    Chùa Yên Tử với vẻ đẹp linh thiêng
    Khung cảnh chùa đẹp vô cùng
    Khung cảnh chùa đẹp vô cùng

  2. Top 2

    Chùa Ba Vàng

    Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách. Chùa Ba Vàng được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ triều vua Lê Dụ Tông 1706. Trải qua hàng trăm năm ngôi chùa đã được tu sửa tôn tạo lại nhiều lần. Ngày nay, ngôi chùa đã được khoác lên mình một vẻ đẹp tráng lệ nguy nga, ẩn chứa nhiều điều chờ con người khám phá. Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.


    Trước khi bước chân vào trong chùa bạn sẽ bị bất ngờ với hệ thống tượng pháp được thiết kế vô cùng độc đáo và lạ mắt với chiều cao đều trên 2m. Trong số những bức tượng đó bạn sẽ bị ấn tượng nhất với Phật A Di Đà được làm bằng gỗ lớn nhất miền Bắc. Một điểm tham quan nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn. Giếng nước gắn với một câu chuyện mà người xưa kể lại rằng, nếu ai uống được nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan con người sẽ luôn khỏe mạnh. Vì thế rất nhiều du khách đến đây chỉ mong có cơ hội được uống một ngụm nước thiêng. Khu du lịch chùa Ba Vàng còn nổi tiếng với hòn non bộ nhân tạo được xây dựng một cách rất tự nhiên. Tới đây bạn sẽ được hưởng không khí bình yên thanh tịnh, nơi làm cho tâm hồn bạn được rũ sạch bụi trần.


    Địa chỉ: Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.

    Toàn cảnh vị trí tọa lạc của chùa Ba Vàng
    Toàn cảnh vị trí tọa lạc của chùa Ba Vàng
    Chùa Ba Vàng
    Chùa Ba Vàng
  3. Top 3

    Chùa Cái Bầu

    Chùa Cái Bầu hay còn gọi là thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm được xem là công trình văn hóa tâm linh với kiến trúc và cảnh quan đẹp thu hút du khách viếng thăm. Chùa được khởi công vào năm 2007, trên nền ngôi Phúc Linh Tự - đền thờ các tướng nhà Trần trong cuộc chiến xâm lược quân Nguyên - Mông và khánh thành vào năm 2009. Chùa tọa lạc gần khu du lịch Bãi Dài - Vân Đồn, nơi có bãi biển dài vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ quý giá. Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan.


    Phần chính điện rộng nhất, có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng miêu tả lại quan cảnh gốc cây Bồ Đề nơi mà Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi. Hai bên Thiền viện được đặt gác chuông. Và gác trống cùng những bức điêu khắc về quá trình hành hương của đức phật. Phía trái Thiền viện là tượng đồng Phật Di Lặc, nặng 4,8 tấn. Từ độ cao gần 100 m trên sân Thiền viện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm vịnh Bái Tử Long với núi đá trập trùng. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây mang lại cho du khách cảm giác bình yên, thanh thản như trút được mọi ưu tư, mệt mỏi của cuộc sống trần gian.


    Địa chỉ: Vân Đồn, Quảng Ninh.

    Chùa Cái Bầu - Vân Đồn, Quảng Ninh
    Chùa Cái Bầu - Vân Đồn, Quảng Ninh
    Chùa Cái Bầu hay còn gọi là thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm
    Chùa Cái Bầu hay còn gọi là thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm
  4. Top 4

    Đền Cửa Ông

    Đền Cửa Ông nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, toạ lạc trên quả đồi không cao lắm, ngay bờ vịnh Bái Tử Long. Nơi đây tạo nên sự giao hoà giữa núi non, rừng, biển, một cảnh đẹp tuyệt vời của vùng Đông Bắc tổ quốc. Đến nay, đã hơn 700 năm hiển thánh của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - một vị tướng tài ba nhà Trần có công lao to lớn trấn ải vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hàng năm vào dịp đầu xuân Đền mở hội: Lễ xin mở hội tại Đền Thượng; Lễ Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông; đại lễ tưởng niệm và cuối cùng là rước Đức Ông hồi cung an vị; cùng nhiều trò chơi dân gian... Địa hình Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xa xưa, con đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc và ngược lại. Cửa Ông như là cái yết hầu nối miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh.


    Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc. Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các điển tích Long, Ly, Quy, Phượng… Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…


    Địa chỉ: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

    Đền cửa Ông là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước ta
    Đền cửa Ông là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước ta
    Đền Cửa Ông
    Đền Cửa Ông
  5. Top 5

    Chùa Lôi Âm

    Chùa Lôi Âm tọa lạc trên con đường thuộc phường Đại Yên thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở trên dãy núi Lôi Âm có độ cao 503m và như một cao nguyên rộng lớn. Ở đằng sau chùa có có con suối giải oan và có giếng tiên quanh năm trong xanh. Hơn thế nữa gần chùa còn có chùa Hang có diện tích 8,5m2 chìa ra giống như ngôi nhà một mái, nhìn giống như một con kỳ đà khổng lồ. Chùa Lôi Âm được hình thành vào thế kỉ XV thời vua Lê Thánh Tông. Đến thời kháng chiến chống thực dân Pháp ngôi chùa trở thành căn cứ địa của trung đoàn 98 và dành được chiến thắng. Đến năm 1997 chùa được bộ văn hóa chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngôi chùa thu hút được lượng khách đông nhất trong chuỗi đền thờ Đông Nam Á. Một trong những nét độc đáo riêng của chùa Lôi Âm là du khách đến lễ chùa mỗi người thường mang theo gạch đỏ để làm công đức cho nhà chùa. Thế nhưng gạch thì nhà chùa đã chuẩn bị sẵn rồi buộc thành từng đôi cho những ai có tâm. Bởi vì ngôi chùa cổ có từ rất lâu rồi và dần xuống cấp theo thời gian.


    Gần đây ngôi chùa đã được sửa sang và thêm nhiều hạng mục công trình. Do ngôi chùa ở trên núi cao nên việc vận chuyển nguyên vật liệu xa quả là rất tốn công sức. Do thế dù ít nhiều thì Phật tử cũng phải xách ít nhất một đôi gạch lên chùa để thể hiện tấm lòng của mình. Ngôi chùa nhỏ ẩn mình trên núi lớn, giữa ngàn núi mây, không vướng bận gì. Cái hay là khi ta đứng trước chùa không bị choáng trước khung cảnh núi mây hùng vĩ, không phải vì ngôi chùa ngang dọc mà vì nó vẫn giữ được sắc thái uy nghiêm. Bên phải chùa có một con đường nhỏ dẫn đến Ban Mẫu. Đi thêm một đoạn là thấy hang Cậu. Vào mỗi buổi trưa ánh nắng chói xuống mặt hồ lấp lánh đẹp tựa như một bức tranh. Chùa Lôi Âm là một địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng thú vị. Nếu như bạn đang có dự định đi du lịch Quảng Ninh thì không nên bỏ lỡ đến chùa Lôi Âm đến đây bạn không chỉ dâng hương, cầu phúc, cầu bình an mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí nhưng lại nên thơ đầy trữ tình.


    Địa chỉ: Đại Yên, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

    Cận cảnh ngôi chùa cổ Lôi Âm linh thiêng
    Cận cảnh ngôi chùa cổ Lôi Âm linh thiêng
    Chùa Lôi Âm
    Chùa Lôi Âm
  6. Top 6

    Chùa Long Tiên

    Chùa Long Tiên được coi là ngôi chùa lớn nhất, là di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở Thành phố Hạ Long, chùa theo hệ phái Bắc Tông. Chùa được xây dựng vào năm 1941, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn. Chùa có an vị Phật và các vị tướng đời Trần có công với nước. Chùa Long Tiên: Chùa có kiến trúc độc đáo kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu. Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu”, cửa “Vô” và cửa “Đại”. Trên đỉnh Tam Quan là tượng phật A-di-đà, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ lớn “Long Tiên Tự”, hai bên có hai câu đối.


    Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha - thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ - Vân Phương Thánh Mẫu. Cứ vào đầu xuân, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục hành hương tới Yên Tử, hội đền Cửa Ông…Lễ hội chùa vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm, có rước kiệu qua đền Ðức Ông (đền thờ Ðức Ông Trần Quốc Nghiễn là con cả Trần Hưng Ðạo) ở phía Tây chân núi Bài Thơ đến đền thờ An Dương Vương rồi quay lại chùa. Chùa Long Tiên đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Với vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi, Chùa là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua cho du khách và phật tử gần xa.

    Địa chỉ: Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

    Chùa Long Tiên với vẻ đẹp cổ kính
    Chùa Long Tiên với vẻ đẹp cổ kính
    Chùa Long Tiên
    Chùa Long Tiên
  7. Theo sử sách, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được xây dựng tại đây vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đền trải qua nhiều lần trùng tu, theo văn bia trùng tu tại Đền, thì vào năm Quý Sửu (1913) các chủ thuyền thường hay qua lại đây phục dựng lại đền để tưởng nhớ công lao của ông. Đền có tên chữ là Phúc Linh từ (Đền Phúc Linh) nay thuộc phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Đây là một ngôi đền nhỏ, có vị trí đẹp, trên nền đất cao, mặt hướng ra Vịnh Hạ Long, có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm ba gian bái đường và một gian hậu cung. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí... Ngày nay, đền nằm trong Cụm di tích núi Bài Thơ - chùa Long Tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia năm 1992.

    Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    được phục dựng lại từ năm 2008. Hàng năm, cứ đến độ cuối tháng 3 âm lịch, nhân dân trong vùng lại nô nức về đây dự hội và đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người dân nơi đây. Phần lễ bao gồm lễ mục dục, lễ bạch văn khai hội, lễ tế thánh tại đền Đức Ông, sau đó rước kiệu long ngai bài vị Đức Ông từ đền qua đường 25 - 4, đến đường Lê Thánh Tông, dừng lại ở chùa Long Tiên, rồi lại rước kiệu về đền, lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên biển. Phần hội tổ chức hát chầu văn, ca trù, múa lân, rồng, trò chơi đẩy gậy, kéo co, cờ người…Đây không chỉ là một di tích đẹp, mà còn là một ngôi đền rất nổi tiếng linh thiêng. Nếu có dịp ghé Quảng Ninh, bạn nhất định không thể bỏ qua đền thờ linh thiêng, cổ kính này nhé.

    Địa chỉ: Trần Quốc Nghiễn, Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

    Vẻ đẹp bình yên của đền
    Vẻ đẹp bình yên của đền
    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
  8. Top 8

    Chùa Hồ Thiên

    Quảng Ninh có khá nhiều chùa chiền đã nhiều tuổi, linh thiêng thu hút rất đông những người một đạo đến tham quan. Trong các ngôi chùa này không thể không kể đến Chùa cổ Hồ Thiên. Nằm trong khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, cách Hà Nội hơn 90km và cách Hạ Long khoảng 80km, Chùa cổ Hồ Thiên là một trong những ngôi chùa đẹp nổi tiếng trong lịch sử, dù qua thời gian, Chùa đã bị hư hại mai một khá nhiều nay chỉ còn phế tích. Tọa lạc trên núi Phật Sơn - một ngọn núi thiêng của dãy Yên Tử, chùa Cổ Hồ Thiên được xây dựng theo thế “ Long chầu, Hổ phục”. Theo phong thủy, đây là vị trí rất đắc địa quần tụ khí thiêng của đất trời. Ngoài giá trị nghệ thuật về kiến trúc tuy đã không còn nguyên vẹn, chùa cổ Hồ Thiên còn có giá trị về mặt lịch sử, văn học. Điển hình là tấm bia đá 300 năm còn sót lại được xem là tấm bia đá đẹp nhất trong các di tích ở Quảng Ninh. Bài văn được khắc trên bia này vẫn còn rõ nét với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh. Theo sử cũ thì đây là nơi truyền kinh giảng đạo của các đời nhà Trần. Đến thời Hậu Lê, chùa Hồ Thiên gần như đổ nát và được triều đình trùng tu lại nguyên trạng.

    Để đến thăm Chùa Hồ Thiên, du khách phải băng qua cánh rừng trúc xanh ngút ngàn và đường đi không dễ dàng. Thế nhưng đến nơi, du khách sẽ cảm nhận sự linh thiêng bao trùm. Được chiêm ngưỡng những di vật còn sót lại của vùng đất thiêng và cùng hồi tưởng lại một nghệ thuật kiến trúc chỉ còn được miêu tả trong sử sách, có lẽ bất cứ ai cũng không khỏi bồi hồi về những gì giá trị mà nơi đây từng có. Điểm du lịch Quảng Ninh ngày nay thu hút rất đông đảo du khách thập phương đến thưởng ngoạn hành hương. Kết hợp với Khu di tích Đông Chiều, Chùa cổ Hồ Thiên cũng ngày càng được du khách và những người mộ đạo tìm đến. Không chỉ mang lại cho du khách những khoảnh khắc thư thái cho tâm hồn, Chùa Hồ Thiên còn để lại nơi khách tham quan những ấn tượng sâu sắc về sự tồn tại của chùa, gắn với nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển Phật giáo ở Quảng Ninh nói riêng và đất nước nói chung.


    Địa chỉ: Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.

    Chùa cổ Hồ Thiên
    Chùa cổ Hồ Thiên
    Tháp Bảy tầng được phục dựng tại chùa Hồ Thiên
    Tháp Bảy tầng được phục dựng tại chùa Hồ Thiên
  9. Top 9

    Chùa Ngọa Vân

    Chùa Ngọa Vân - một ngôi chùa được ví như nằm trên mây trời đất Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến là nơi phát tích Thiền Phái Trúc Lâm. Thật là đáng tiếc nếu như du khách yêu thích du lịch tâm linh lại bỏ qua địa điểm này. Chùa Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Dễ nhận thấy được chùa am Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn và linh thiêng của Thiền Phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử. Dãy Yên Tử được tương truyền lại đó chính là Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo và cũng chính vì lí do này cho nên người ta nói được rằng chùa Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm. Chùa được tọa lạc ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài (Nay là núi Vây Rồng). Nằm ở độ cao trung bình 588m - 644m so với mặt nước biển, ngôi chùa như uy nghiêm đã tựa lưng vào núi Bảo Đài. Chùa được mệnh danh cũng chính là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân. Có thể nhận thấy được đây cũng chính là nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên.


    Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân mỗi năm cũng đã thu hút hàng triệu lượt khách hành hương đến Yên Tử - Chùa Đồng. Tuy nhiên, ta cũng cần phải biết được rằng, cứ vào mỗi năm cũng chỉ có khoảng vài ngàn lượt người hành hương về Am Ngọa Vân và ở phía tây dãy Yên Tử do di tích này giao thông lúc này đây đi lại rất khó khăn. Chùa Ngọa Vân còn được biết đến là một ngôi chùa cổ đã được xây dựng, mở rộng dưới thời Lê Trung Hưng, trải qua nhiều năm thì ngôi chùa cũng đã được trùng tu tôn tạo dưới thời nhà Nguyễn. Thời gian đúng là kẻ thù không ngoại trừ một ai cả cho nên trải qua thời gian thì thánh địa Phật Giáo Trúc Lâm đã bị phá hủy. Hiện nay chỉ còn lại di tích được trùng tu và kiến tạo lên nhưng không thể phủ nhận được chùa Ngọa Vân thực sự là một điểm đáng đến vì sự linh thiêng của nó không bị thời gian xóa nhòa được. Hiện nay, am Ngọa Vân cũng đã được tu sửa và con đường hành hương lên Ngọa Vân không còn gian nan như trước đây nữa. Du khách có thể đi lại thuận tiện hơn vì đã có các loại xe đưa du khách đến tận cửa Phủ không còn khó nhọc như trước. Ngược lại thì du khách cũng có thể chọn lựa việc leo đường bộ trên các dải đá, chỉ cần 2000 bậc là lên đến nơi. Từ trên cáp treo, du khách cũng có thể vãn cảnh, chiêm ngưỡng quang cảnh chùa Ngọa Vân được tôn tạo đẹp đẽ, hùng vĩ.


    Địa chỉ: Xã An Sinh và Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh.

    Vẻ đẹp kì vĩ của chùa Ngọa Vân
    Vẻ đẹp kì vĩ của chùa Ngọa Vân
    Chùa Ngọa Vân
    Chùa Ngọa Vân




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy