Top 10 Địa điểm giống ở "ngoài hành tinh" nhất trên trái đất
Một trong những ước mơ lớn của toàn nhân loại là thám hiểm vũ trụ bao la, tìm ra những hành tinh mới với cảnh vật lạ lùng mà chúng ta chưa bao giờ được thấy ... xem thêm...trên Trái đất. Tuy nhiên với công nghệ hiện tại, mong muốn ấy vẫn còn rất xa vời và chỉ nằm trong các cuốn phim viễn tưởng hay tiểu thuyết khoa học. Nhưng đừng vội buồn, nếu bạn là người ưa khám phá thì vẫn có thể trải nghiệm cảm giác thám hiểm hành tinh khác bằng cách tham quan các địa danh giống ở ngoài hành tinh nhất trên trái đất của chúng ta. Nếu bạn còn đang phân vân, hãy cùng Toplist khám phá những địa điểm đó qua bài viết dưới đây nhé!
-
Hồ Chấm Bi - Spotted Lake (Canada)
Vào mùa hè, hồ nước Spotted Lake ở Canada luôn mang lại vẻ bí ẩn vô cùng thu hút và hấp dẫn người dân xung quanh cũng như các du khách. Những vòng tròn lỗ chỗ hình thành trên mặt hồ đem lại cảm giác như thể bề mặt của một hành tinh khác. Vậy điều bí ẩn gì đã xảy ra ở đây? Spotted Lake (hồ Chấm Bi) còn có tên gọi khác là Kliluk theo tiếng địa phương, nằm ở giữa thung lũng Okanagan và Similkameen thuộc sa mạc British Columbia, Canada. Vào những thời điểm khác trong năm, Spotted Lake giống như mọi hồ nước bình thường mà chúng ta vẫn nhìn thấy. Tuy nhiên, khi nước bắt đầu bốc hơi hết vào mùa hè, hàng loạt những vòng tròn sẽ bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ.
Và bạn sẽ thấy thích thú vì những vòng tròn này có rất nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh lá cây, xanh nước biển… Tất cả tạo nên một cảnh tượng kì thú. Nguyên nhân tạo ra những vòng tròn này là do sự tập trung của rất nhiều các loại quặng, bao gồm Canxi, Natri Sunfat, Magie Sunfat… trong nước hồ. Tất cả những loại quặng này cùng với phù sa, cát đều chảy xuống từ các khu vực lân cận. Và màu sắc của các vòng tròn sẽ phụ thuộc vào sự tập trung các loại quặng ở từng vùng trong hồ nước này. Với đặc trưng về tự nhiên, Canada sở hữu hàng vạn hồ đầm, nhưng không phải hồ nào cũng có thể bốc hơi nước như Kliluk hay tập trung được nhiều loại quặng kim loại như thế. Sở dĩ, hồ nước này có thể xảy ra hiện tượng bốc hơi nước là vì khí hậu rất lạnh của nơi đây.
-
Bờ biển Giant’s Causeway (Bắc Ai-len)
Nếu như người dân Madagascar tự hào với những dãy núi đá chông độc đáo thì Giant’s Causeway (tạm dịch là Con đường của người khổng lồ) cũng được coi là báu vật thiên nhiên và là miếng nam châm thu hút du khách thế giới của người Ai Len. Giant’s Causeway là khu vực ngự trị của khoảng 40.000 cột đá bazan đan xen với nhau, kết quả của những vụ núi lửa phun trào thời cổ đại, cách đây từ 50-60 triệu năm. Phần trên của những cột trụ này tạo thành những bậc thang dẫn từ chân vách đá và biến mất dưới biển. Phần lớn các cột có hình 6 cạnh, mặc dù cũng có cái 4,5,7 hoặc đến 8 cạnh. Cột cao nhất vào khoảng 12 m. Niềm tự hào của người dân Ai Len này nằm ở Quận Antrim, thuộc bờ biển phía Đông Bắc của Bắc Ai Len. Vào thời kỳ đầu của kỷ thứ ba, Antrim là nơi có hoạt động núi lửa rất dữ dội. Khi dung nham nguội đi nhanh chóng, hiện tượng co rút diễn ra, tạo nên những rãnh nứt theo chiều thẳng đứng. Kích cỡ của các cột trước tiên được quyết định bởi tốc độ nguội của dung nham phun trào, từ đó thiết kế nên những khối hình học thật đẹp mắt.
Đằng sau các di sản luôn có những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn và đầy huyền bí, Giant’s Causeway không phải là một ngoại lệ. Chuyện kể rằng, từ cách đây rất lâu, Causeway được một người Ai Len khổng lồ có tên là Finn McCool xây dựng như là một con đường đi tới Scotland giao đầu với đối thủ của mình là Bernandonner. Nhưng Finn đã lăn ra ngủ trước khi tới Scotland và Bernandonner đã băng qua Ai Len để tìm ông. Vợ của Finn thấy Bernandonner cao lớn hơn chồng mình quá nhiều nên đã nhanh trí lấy chăn quấn quanh người ông, cải trang thành một đứa trẻ rồi nói với Bernandonner đó là con trai mình. Sau khi nhìn thấy đứa trẻ khổng lồ, người đàn ông Scotland giật bắn cả mình vì nghĩ cha của đứa bé này chắc hẳn phải to lớn, hùng dũng lắm nên vội vã quay gót về Scotland. Trên đường về, Bernandonner tìm cách làm hỏng con đường để người khổng lồ của Ai Len không thể tìm thấy mình. Đó là lý do Giant’s Causeway có những hình thù độc đáo và lạ mắt như hôm nay.
-
Hồ Hillier (Úc)
Hồ Hillier trên một bản đồ thường chỉ là hình bầu dục với màu xanh quen thuộc. Tuy nhiên, nếu mở một bản đồ vệ tinh, bạn sẽ thấy hồ nước có màu hồng nhạt. Nhiều năm trước nơi đây là điểm kết thúc cho cuộc đua đường trường Dakar Rally nổi tiếng và cũng là nơi cung cấp muối thường xuyên cho người dân địa phương. Để tránh nồng độ muối ăn da, những người này phải bôi bơ shea (bơ hạt mỡ) để bảo vệ khi tiếp xúc. Vậy hồ Hillier có nguồn gốc từ đâu? Ngoài khơi bờ biển phía nam Tây Australia là một chuỗi hòn đảo có tên Recherche. Middle là hòn đảo lớn nhất, vùng đất tự nhiên không có người ở được bao phủ bởi những cánh rừng bạch đàn dày đặc. Quần đảo này lần đầu xuất hiện trên bản đồ nhờ nhà thám hiểm người Anh tên Matthew Flinders. Tháng 1/1802, thuyền trưởng Flinders cập bờ và leo đến đỉnh cao nhất của hòn đảo, nơi sau này mang tên của ông (Flinders Peak).
Khám phá hòn đảo, Nhà thám hiểm Flinders ngạc nhiên khi thấy “một hồ nhỏ màu hồng” ở phía đông bắc, ông ghi lại trong nhật ký hành trình của mình. Nhà thám hiểm đã đặt tên cho hồ là William Hillier, tên của một thuyền viên qua đời vì bệnh lỵ khi tàu vừa cập bến đảo Middle. Sau khi kiểm tra, các thuyền viên phát hiện ra nước hồ có độ mặn cao tương đương với Biển Chết, và họ có thể thu hoạch muối từ bờ hồ. Màu hồng của hồ Hillier được tạo thành từ Duinella salina, một loài tảo màu đỏ phát triển mạnh trong nước mặn. Nước hồ đậm màu đến mức nếu ai đó múc một cốc nước thì nước trong cốc vẫn có màu hồng. Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng ở Đảo Middle, bao quanh là đại dương mênh mông và là đảo lớn nhất trong số những hòn đảo tạo thành Quần Đảo Recherche ngoài khơi Esperance. Hồ dài khoảng 600 mét, bao quanh là bờ cát và khu rừng rậm Paperbark và bạch đàn rậm rạp. Về vị tri thì hồ bị chia tách với vùng biển phía Nam bởi một dải đất hẹp gồm những đụn cát có cây che phủ.
-
Mạch nước phun Fly Geyser (Mỹ)
Mạch nước phun Fly là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ với nét đẹp huyền bí và kỳ lạ. Tọa lạc tại vùng “Sa mạc Đen” thuộc tiểu bang Nevada, mạch nước phun Fly là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Mỹ với nét đẹp huyền bí và kì lạ. Đến đây, du khách ngỡ như đang dạo chơi trên bề mặt sao Hỏa vậy. Sa mạc Đen (dài 110 km, rộng 32 km) là một phần của hồ nước mặn Laontan đã bị khô cạn. Hồ nước này đã tồn tại cách đây 7000 năm trước Công nguyên (trong suốt những năm cuối cùng của kỷ nguyên Băng Hà). Bên trong khu vực này có rất nhiều vách đá đen, núi lửa và mạch nước phun sáng lấp lánh. Nổi bật nhất trong số chúng là những mạch nước phun Fly với màu sắc đẹp lạ được tạo ra bởi các khoáng chất, tảo biển và cyanobacteriae (vi khuẩn có màu xanh lá cây và xanh da trời).
Mạch nước phun Fly không phải là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Năm 1916, chủ một trang trại tư nhân đã khoan một cái giếng với hy vọng sa mạc sẽ biến thành đồng cỏ màu mỡ, ông vô tình khoan trúng một túi địa nhiệt nước. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1964, nước nóng mới bắt đầu phun ra trên bề mặt giếng. Từ đó, chủ sở hữu khu đất có mạch nước phun này đã nhiều lần nhận được lời đề nghị bán nó để tất cả mọi người có thể vào tham quan, nhưng ông từ chối. Mạch nước phun đã được bảo vệ bằng hàng rào và cổng. Khách du lịch đến tham quan phải có sự cho phép mới được vào xem. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc màu rực rỡ, ánh sáng và góc nhìn đẹp, mạch nước phun Fly đã khơi dậy nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia trên thế giới đến sáng tác ảnh. Chắc chắn du khách sẽ không thể nào quên những hình ảnh đẹp lạ giống như trên sao Hỏa khi đến với mạch nước phun Fly, Nevada. Hàng năm, địa chỉ du lịch này đã thu hút hàng nghìn du khách đến xem và tìm hiểu.
-
Đảo Socotra (Yemen)
Nếu một lúc nào đó chìm vào một giấc ngủ dài và tỉnh dậy ở hòn đảo Socotra thì chắc chắn, bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc đến một nơi nào đó ngoài Trái đất. Socotra (hay còn gọi là Soqotra) là một trong số 4 quần đảo lớn của Ấn Độ Dương. Quần đảo Socotra gồm các đảo Socotra, Abd al Kuri, Samhah và Darsa, với tổng diện tích khoảng 3.800km2, thuộc cộng hòa Yemen (Tây Nam Á). Đảo Socotra nằm cách châu Phi 240km về phía Đông và cách bán đảo Ả Rập 380km về phía Nam. Gọi là đảo (hình thành do núi lửa phun trào) nhưng thực tế, Socotra có nguồn gốc lục địa nên các nhà địa chất học không tìm thấy dấu vết núi lửa tại đây.
Cái tên Socotra là một từ thuộc ngôn ngữ Sanskrit, ngôn ngữ cổ của người Ấn Độ, có nghĩa “hòn đảo hạnh phúc”. Nếu bạn còn đang nghi ngờ về cái tên này thì Socotra có những bãi biển đẹp, biệt lập với thế giới bên ngoài và có hệ sinh thái mang bản sắc riêng vô cùng tuyệt vời. Hệ động thực vật ở Socotra vô cùng phong phú với hơn 700 loài và đặc biệt là hơn 1/3 số đó không hề được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất. Theo các nhà khoa học nghiên cứu Socotra, rất nhiều loài thực vật ở đây đã có hơn 20 triệu năm tuổi. Đầu tiên là giống cây máu rồng (Dragon’s Blood Tree). Đây là nguyên liệu cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm được dự đoán là sử dụng trong các nghi lễ ma quái thời trung cổ. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nhìn từ trên cao xuống, ta sẽ thấy chúng giống những cây nấm khổng lồ.
-
Mano del Desierto (Chile)
Các Mano del Desierto là một tác phẩm điêu khắc có quy mô lớn của một bàn tay nằm ở sa mạc Atacama ở Chile, khoảng 60 km về phía nam và phía đông của thành phố Antofagasta, trên quốc lộ Panamerican. Điểm tham khảo gần nhất là "Ciudad Empresarial La Negra" (Thành phố kinh doanh La Negra). Nó nằm giữa các điểm đánh dấu 1309 và 1310 km trên đường cao tốc. Bàn tay khổng lồ nằm giữa sa mạc này là một tác phẩm không tưởng do nhà điêu khắc Chile Mario Irarrazabal sáng tạo nên. Bức tượng cao 11m hoàn thành vào năm 1992. Nếu chúng ta lạc vào giữa sa mạc ở Chile và đột nhiên nhìn thấy một bàn tay khổng lồ trồi lên khỏi cát, chắc chắn chúng ta sẽ không còn tin vào mắt mình nữa. Và nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ mình đã lạc ra ngoài hành tinh.
Công trình có nền bằng sắt và bê tông được tài trợ bởi Corporación Pro Antofagasta, một tổ chức thúc đẩy địa phương, tác phẩm điêu khắc được khánh thành vào ngày 28 tháng 3 năm 1992. Kể từ đó, nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch đi theo Đường số 5, tạo thành một phần của Đường cao tốc Pan-American . Nó là một nạn nhân dễ dàng của graffiti và do đó, đôi khi được làm sạch. Để đến tác phẩm điêu khắc từ Antofagasta, hãy đi theo Đường 28 đi về phía Đông cho đến khi con đường này nối với Đường 5 tại La Negra. Đi theo Đường số 5 đi về phía Nam thêm 48 km, tại đây một con đường đất rẽ phải (Tây) về phía tác phẩm điêu khắc. Tác phẩm điêu khắc cách đường chính 450m. Biển chỉ dẫn rõ ràng được đặt trên đường, mặc dù tác phẩm điêu khắc đã có thể được nhìn thấy từ một khoảng cách khá xa.
-
Biển đỏ (Trung Quốc)
Bãi biển đỏ tuyệt đẹp này nằm ở Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, thuộc đông bắc Trung Quốc. Nơi đây cũng được coi là vùng đất ngập nước lớn nhất và tốt nhất bảo vệ những bãi đầm lầy hiếm có, quý giá của thế giới. Những đợt thủy triều lên và xuống của biển đã hình thành lên những lớp phù sa, đồng thời tạo điều kiện cho sự bồi tụ của muối biển và kiềm. Màu đỏ đặc trưng biển này chính là bắt nguồn từ một loại cỏ mọc trên bãi đất hỗn hợp kiềm và muối ấy. Vùng đất ngập nước này cũng đã thu hút số lượng lớn các loài chim hoang dã quý hiếm, bao gồm sếu đỏ và mòng biển. 100 km vuông của đầm lầy lau sậy trên biển đều chuyển một màu đỏ trong suốt tháng 9. Bởi vậy tháng 9 là thời điểm tốt nhất cho du khách khi muốn tận mắt thưởng ngoạn thắng cảnh tuyệt đẹp này.
Cứ mỗi độ thu sang, khu vực vùng đầm lầy ở phía đông bắc Trung Quốc lại biến thành một bãi biển đỏ thẫm sống động và đầy màu sắc được mang tên Biển Đỏ Panjin. Biển Đỏ nằm ở đồng bằng châu thổ sông Liaohe, cách thành phố Bàn Cẩm - tỉnh Liêu Ninh 30 km về phía Tây Nam, lộng lẫy với đầm lầy cỏ biển quý hiếm. Hàng năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách du lịch đến khám phá bãi biển tuyệt đẹp này. Sở dĩ người ta gọi là biển Đỏ vì khu vực rộng lớn này được bao phủ bởi một loài cỏ dại đỏ, chúng chỉ phát triển trong vùng đất ngập nước có tính mặn và kiềm. Cỏ dại bắt đầu mọc và phát triển nhanh từ tháng 4 hoặc tháng 5 và vẫn giữ sắc xanh trong suốt mùa hè như bao loài cỏ bình thường khác. Nhưng khi bước vào mùa thu thì loài cỏ dại này mới biến đổi thành sắc đỏ đặc trưng, khiến cho cả một vùng biển đỏ rực, giống như được khoác lên mình tấm thảm đỏ dài vô tận, tạo ra một quang cảnh đẹp lạ lùng và hiếm thấy.
-
Đảo Yttygran (Nga)
Nước Nga rộng lớn với rất nhiều những bí ẩn chưa được khám phá. Và hòn đảo Yttygran nằm ở vùng biển Beiring vẫn mang trong đó những bí ẩn chưa thể giải thích. Khu vực phía bắc hòn đảo từ lâu đã được xem như một địa điểm rùng rợn vì sự xuất hiện không rõ nguyên nhân của nhiều bộ xương và hộp sọ cá voi. Đây được cho là nơi ở của các bộ tộc xưa, và các loại xương cá voi được dùng như một nghi lễ cúng tế cũng như vui chơi thể thao. Tuy nhiên bằng một lí do nào đó những người “gây ra” một thung lũng toàn xương cá voi này đã biến mất và lí do thực sự của sự xuất hiện của xương cá voi vẫn còn là phỏng đoán. Yttygran Đảo là một hòn đảo ở biển Bering biển 24 km về phía tây bắc của Cape Chaplino, gần bờ biển Chukotka. Ngày nay hòn đảo này rất nổi tiếng với những người du lịch sinh thái. Cá voi Beluga sống phổ biến ở vùng biển xung quanh Yttigran và các đảo Arakamchechen lân cận.
Nằm trên bờ biển phía bắc của đảo Yttygran, hẻm xương cá voi bao gồm một số lượng lớn hộp sọ cá voi, xương cá voi và đá, cùng với một số lượng đáng kể các hố lưu trữ thịt. Người ta cho rằng Hẻm Xương Cá Voi đã được sử dụng làm đền thờ trung tâm bởi một số ngôi làng khác nhau nằm rải rác dọc theo bờ biển phía đông Chukotkan. Người ta cho rằng địa điểm này được sử dụng cho các nghi lễ nhập môn và cho các cuộc thi thể thao, mặc dù người Yupik địa phương giải thích đơn giản hơn rằng hòn đảo chỉ đơn giản là một trung tâm tập thể cho những người chạy trốn, giết thịt và lưu trữ thịt cá voi, một ý tưởng được hỗ trợ bởi từ nguyên của tên Yupik cho Yttygran: Sikliuk, từ tiếng Siklyugak, có nghĩa là "hố thịt" trong Yupik. Địa điểm này rất hoành tráng theo các tiêu chuẩn của Chukotkan khi so sánh với các khu định cư ban đầu khác như Uelen, Ekven, Sireniki và Kivak và bao gồm một số dòng hộp sọ và xương hàm của cá voi dọc theo bờ biển, một số hố lớn phía sau và một số các hố thịt bao quanh khu bảo tồn trung tâm và con đường đá khoảng 1/3 dọc khu vực đi từ nam lên bắc.
-
Cánh đồng Chum (Lào)
Trải dài hàng ngàn mét men theo triền đồi dọc cao nguyên Mương Phuôn và về cuối phía Bắc của dãy núi Trường Sơn, Cánh đồng Chum là một khu vực văn hóa lịch sử khá nổi tiếng của du lịch Lào, nơi đây rộng khoảng 25ha, nơi hiện diện 1.969 cái chum lớn, nhỏ được phân bố tại 52 địa điểm chính. Ở nói đó, những chiếc chum đá vẫn lặng lẽ nhẫn nại chôn chân trên cánh đồng. Bí ẩn và hiện hữu cùng tồn tại nơi đây. Thuở nào xa xưa, cánh đồng đã chứng kiến sự ra đời và tồn tại của những chiếc chum đá? Đá ngàn đời vẫn lặng lẽ ôm giấu sự thật và chẳng thể cất lời. Thấy cuộc đời chỉ là một thoáng ngắn ngủi, chỉ có đất trời là mãi mãi trường tồn…Nhìn từ xa, cánh đồng Chum như một bàn cờ với quân cờ là những cái chum lổn ngổn trông rất kỳ lạ, chỉ khi đến gần mới thấy chúng rải rác từng nhóm, cái đứng, cái nghiêng, cái chìm xuống một nửa, lẫn lộn vào nhau chứ không thấy dấu ấn của một trò chơi xếp đặt.
Những cái chum được tìm thấy ở đây có đủ kích cỡ, từ nhỏ to đến cao thấp và hình dạng cũng khác nhau: Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái hình trụ, cái cao thon và không cái nào giống cái nào. Phần lớn cao chừng 1 đến 2m, nặng trung bình từ 600kg đến 1 tấn (cái lớn nhất cao 3,25m, cái nặng nhất tới 14 tấn). Tất cả đều được làm từ chất liệu đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica. Bên trên mỗi chiếc chum còn có những khắc chạm theo hình dáng người hay động vật cùng một số biểu tượng khác. Người ta còn tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc chum này, có lẽ là nắp đậy chum nhưng vì lý do nào đó, chúng đã bị loại bỏ hay dùng vào những mục đích khác. Hiện tại chỉ còn một cái chum duy nhất là có nắp.
-
Thung lũng Goblin (Mỹ)
Công viên tiểu bang Thung lũng Goblin ở phía đông nam Utah nước Mỹ nổi tiếng với hàng ngàn ngọn đá tháp với hình thù kỳ lạ đến mức quái đản đến mức người ta dành tặng nơi đây nhiều cái tên thu hút sự chú ý như “thung lũng yêu tinh” hay “vùng đất sao Hỏa". Tùy vào trí tưởng tượng của bạn phong phú đến mức nào, thung lũng Goblin sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm du lịch hoàn toàn khác nhau. Bộ sưu tập đá kỳ lạ tại thung lũng Goblin được bao phủ bởi một màu đá đỏ huyền bí cùng hình thù xếp chồng lên nhau lạ kỳ không giống với bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Đặc biệt, “vùng đất sao Hỏa” trên trái đất còn là điểm đến lý tưởng cho những người đam mê đi bộ đường dài, lạc vào thế giới của những điều ngoạn mục. Nếu không ngại mạo hiểm, bạn hãy dành thời gian khám phá hang động Goblin Lair sa thạch tự nhiên, còn ưa thích trải nghiệm đạp xe thì thung lũng cũng có con đường đạp xe tại núi Wild Horse.
Cảnh tượng của thung lũng Goblin ấn tượng từ khi sáng trời tới lúc về đêm bởi phong cảnh như vượt ngoài phạm vi địa cầu. Với những mảng màu đối lập của sắc xanh của trời, màu đỏ đặc trưng của đất, du khách đến đây sẽ hoàn toàn đắm chìm vào vẻ đẹp lạ kỳ chỉ có tại xứ sở cờ hoa. Dù chỉ đặt chân tới thung lũng một lần nhưng chắc chắn bất kỳ ai đều chẳng thể nào quên nổi khoảnh khắc tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên. Thung lũng Goblin mở cửa chào đón du khách quanh năm nhưng thời điểm hoàn hảo nhất để bạn lên kế hoạch ghé thăm “vùng đất sao Hoả” chính vào những ngày mùa xuân hoặc mùa thu khi tiết trời mát mẻ với cảnh sắc đẹp tuyệt. Tuy nhiên du khách đến thung lũng Goblin cần lưu ý hãy ghé thăm nơi đây vào ngày thường để tránh cảnh đông đúc chen lấn, không tận hưởng được vẻ đẹp, lưu giữ những khoảnh khắc khó quên trong chuyến đi.