Top 13 Địa điểm nhiệt độ nóng nhất thế giới

Tố Mơ QS 704 0 Báo lỗi

Một vài nơi trên Trái Đất nắng nóng và khô hạn quanh năm. Không những con người mà động vật và thực vật khó có thể sinh sống nổi. Đặc biệt với các vùng đất ở ... xem thêm...

  1. Thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia đã và đang giữ kỷ lục là nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới. Bắt đầu từ những năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm ở Thị trấn Dallol là 34,5 độ C và hầu như nhiệt độ các mùa đều không thay đổi trong năm. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày phải nói là "luôn luôn" lớn hơn 38 độ C ở trong tất cả các tháng.

    Dallol ngày nay được xem là một thị trấn ma nhưng nơi đây từng là nơi khai thác mỏ lớn nhất vào những năm 1960. Điểm hấp dẫn của thị trấn này chủ yếu là các quặng nhiệt dịch. Bên cạnh đó, Dallol nằm trong vùng có núi lửa hoạt động và chịu sức nóng dường như đến từ mọi phía, kể cả Mặt Trời thiêu đốt ở phía trên và chất khoáng nóng phun lên từ dưới mặt đất.

    Thị trấn Dallol - nơi nắng nóng nhất thế giới
    Thị trấn Dallol - nơi nắng nóng nhất thế giới

  2. Tirat Zvi là vùng đất định cư ở dưới thung lũng Beit She'an, Israel, cách thành phố Beit She'an, Israel 10km về phía nam, ngay phía tây sông Jordan và biên giới Israel-Jordan. Nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Valley of Springs.


    Nơi đây ánh nắng mặt trời liên tục thiêu đốt trong tất cả những tháng mùa hè. Vào tháng 6 năm 1942, Tirat Zvi đạt đến mức nhiệt độ cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á là 53,8 độ C và để tránh nóng, người dân nơi đây thường xuyên ngâm mình trong hồ bơi và trồng cây quanh nhà tạo bóng râm.

    Tirat Zvi
    Tirat Zvi
  3. Thành phố Timbuktu nằm tại giao lộ của các tuyến đường thương mại trong thời cổ đại xuyên qua sa vùng mạc Sahara. Các hiện tượng sa mạc hóa đang là mối lo ngại chính ở đây khi những cồn cát lớn dần bao phủ khắp thành phố này. Nhiệt độ ở đây rất cao, có lúc mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử lên đến 54,4 độ C.


    Theo một số nguồn tin, ở thành phố Timbuktu từ trong nhà nhìn ra, những đụn cát như “chấp chới” bởi người ta bị ảo ảnh do quá nóng. Muốn chụp ảnh Timbuku thì phải đợi khi một đám mây hiếm hoi bay qua, vô cùng cực khổ.

    Thành phố Timbuktu
    Thành phố Timbuktu
  4. Top 4

    Kebili

    Kebili là một ốc đảo nằm ở miền trung Tunisia, đây là nơi người dân thường lui tới để tránh nóng vì có những cây cọ tạo bóng râm và nguồn nước. Nhưng Kebili cũng là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất tại châu Phi tính đến thời điểm bấy giờ. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở đây lên đến khoảng 55 độ C.


    Người dân ở đây chỉ có nước ngồi yên trong nhà đóng kín cửa lại để tránh nắng, nóng và cát.

    Nắng nóng lên tới 55 độ ở Kebili
    Nắng nóng lên tới 55 độ ở Kebili
  5. Rub' al Khali là sa mạc được cát bao phủ liên tục quanh năm lớn nhất thế giới, chiếm vào khoảng 1/3 diện tích của bán đảo Arab.


    Đây là khu vực bao gồm lãnh thổ của các quốc gia như: Oman, Arab Saudi, Yemen, các tiểu vương quốc Arab thống nhất viết tắt là UAE. Khí hậu nơi đây rất nóng và khô, nhiệt độ vào thời điểm cao nhất từng ghi nhận ở 56,1 độ C.

    Sa mac Rub' al Khali
    Sa mac Rub' al Khali
  6. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1922, tại một trạm thời tiết ở El Azizia thuộc Libya ghi lại nhiệt độ cao nhất từng đo trực tiếp trên Trái Đất là 58 độ C. Và kỷ lục này được giữ ở đây trong 90 năm cho đến khi tổ chức khí tượng thế giới công bố số liệu này không hợp lệ vào năm 2012.


    Dù kỷ lục về nhiệt độ của El Azizia đã bị gỡ bỏ nhưng ở khu vực này có khả năng thiết lập kỷ lục mới do nhiệt độ thường xuyên cao hơn 48,9 độ C trong các tháng mùa hè vừa qua.

    Nắng nóng cao thường xuyên ở El Azizia
    Nắng nóng cao thường xuyên ở El Azizia
  7. Thung lũng Chết nằm trên sa mạc Mojave của California thuộc nước Mỹ, đây là khu vực nóng và khô hạn nhất Bắc Mỹ.


    Vào năm 2012, khi tổ chức khí tượng thế giới công nhận thung lũng này là nơi giữ kỷ lục nhiệt độ đo trực tiếp cao nhất bằng 56,7 độ C. Nơi đây nổi tiếng với những tảng đá chuyển động bí ẩn và để lại những dấu vết dài trên mặt đất.

    Thung lũng Chết được chụp từ trên cao
    Thung lũng Chết được chụp từ trên cao
  8. Dãy núi Flaming nằm trong khu vực của núi Tian Shan thuộc Tân Cương, Trung Quốc. Dù không có trạm thời tiết để đo nhiệt độ trực tiếp, tuy nhiên một vệ tinh của cơ quan hàng không vũ trụ nước Mỹ viết tắt là NASA đã đo nhiệt độ bề mặt ở đây khoảng 66,7 độ C vào năm 2008.
    Cái nóng khủng khiếp của Núi Flaming
    Cái nóng khủng khiếp của Núi Flaming
  9. Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất thế giới thống kê đến bây giờ. Vào năm 2003, nơi đây xảy ra đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino.


    Đặc biệt ở vùng Queensland, năm 2003, nơi đây xảy ra đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Vệ tinh của NASA đo được nhiệt độ mặt đất có lúc lên tới 69,2 độ C. Đây có thể là mức nhiệt cao thứ nhì trên thế giới.

    Nắng nóng khủng khiếp ở Australia
    Nắng nóng khủng khiếp ở Australia
  10. Dasht-e Lut ở Iran hay còn gọi là sa mạc Lut, đây là nơi nóng nhất trên Trái Đất tính đến thời điểm hiện tại. Khu vực này không những rất khô cằn mà còn hoang vắng.


    Vệ tinh không gian của NASA từng đo được nhiệt độ ở khu vực này rất cao và lên đến 70,7 độ C vào năm 2005. Nhiệt độ nóng quá khủng khiếp.

    Nhiệt độ lên tới 70 độ C ở Dasht-e Lut
    Nhiệt độ lên tới 70 độ C ở Dasht-e Lut
  11. Sa mạc Kalahari trải dài dọc theo lãnh thổ của 3 quốc gia miền Nam Châu Phi: Botswana, Namibia và Nam Phi là một sa mạc lớn, chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Một số đụn cát Kalahari kéo dài về phía tây đến sa mạc Namib, tạo ra dải cát liên tục lớn nhất trên trái đất. Nhiệt độ ban ngày tại sa mạc vào mùa hè có thể lên đến 45 độ C. Còn vào những đêm mùa đông, nhiệt độ có thể hạ xuống -15 độ C.

    Tuy là nơi khô cằn nhất nhưng sự sống ở đây cũng khá phong phú. Sa mạc Kalahari chính là vùng đất chăn thả tuyệt vời sau mỗi mùa mưa, đồng thời đây cũng là nơi sinh sống của rất nhiều động vật hoang dã.

    Sa mạc Kalahari khô cằn nhất thế giới
    Sa mạc Kalahari khô cằn nhất thế giới
  12. Có địa hình đặc trưng kết hợp giữa thảo nguyên và sa mạc, bao gồm 500.000 km2 của khu vực Trung Đông. Các nhà khoa học đã gọi sa mạc Syria là "vùng đất chết". Nơi đây còn có ngọn núi lửa lớn nhất vùng Trung Đông - núi lửa Es Safa gần Damascus.


    Trong khu vực sa mạc có các lỗ thoát dung nham hoạt động cách đây 12.000 năm đang có dấu hiệu hoạt động trở lại. Điều đó càng khiến cho sa mạc Syria trở thành mảnh đất chết chóc không dành cho con người sinh sống.


    Đây là một sa mạc cằn cỗi, nhiệt độ thường cao đỉnh điểm vào tháng 7 nhiệt độ trung bình ở mức trên 45 độ C. Không chỉ vậy nơi đây còn có bão cát chủ yếu vào tháng 2 và 5 làm cho khí hậu đã nóng nắng nay còn khắc nghiệt hơn.

    Sa mạc Syria - vùng đất chết
    Sa mạc Syria - vùng đất chết
  13. Sahara là hoang mạc lớn thứ 3 trên trái đất (sau châu Nam Cực và vùng Bắc Cực), với diện tích hơn 9 triệu km2 và có tuổi đời 2,5 triệu năm. Sahara còn sở hữu những cồn cát lớn nhất thế giới. Một số có thể cao gần 183m. Khí hậu ở sa mạc này cũng đã trải qua nhiều biến đổi to lớn giữa độ ẩm và khô trong vài trăm nghìn năm qua. Nhiệt độ trung bình ở Sahara là 29 độ C, nhưng cũng có thể đạt tới 49 độ C trong những tháng nóng nhất năm. Đặc biệt, nhiệt độ kỷ lục tại đây được báo cáo là 57,7 độ C.

    Sa mạc Sahara mới trở nên khô cằn, héo hon từ 1.600 năm trước công nguyên, khi nhiệt độ trái đất tăng trong khi lượng mưa giảm mạnh. Biến đổi khí hậu khiến Sahara trở thành sa mạc cát như ngày nay. Nó kéo theo sự biến mất của gần như toàn bộ hệ sinh thái ở khu vực rộng lớn này.

    Sa mạc Sahara khô cằn héo hon
    Sa mạc Sahara khô cằn héo hon




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy